Nội dung chính
  • 1. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn là gì?
  • 2. Căn nguyên gây bệnh
  • 3. Triệu chứng của viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
  • 4. Điều trị viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
  • 5. Phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn là gì?
  • 2. Căn nguyên gây bệnh
  • 3. Triệu chứng của viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
  • 4. Điều trị viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
  • 5. Phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn – bệnh dễ mắc nhưng khó chữa dứt điểm

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Nam Học,Thận Tiết niệu,Chuyên khoa Nội tổng hợp
Viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn không khó để chẩn đoán, tuy nhiên, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn và đôi khi phải cần đến các can thiệp ngoại khoa để điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng.
Nội dung chính
  • 1. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn là gì?
  • 2. Căn nguyên gây bệnh
  • 3. Triệu chứng của viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
  • 4. Điều trị viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
  • 5. Phòng bệnh

Cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, khi bị tác nhân vi khuẩn, virus tấn công, phản ứng viêm cũng có thể xảy ra tại tinh hoàn và gây nên các triệu chứng sưng đau vùng bìu (có thể nóng và tấy đỏ) của người bệnh. Đây là một bệnh lý thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 18 – 50 và có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bệnh nhân.

1. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn là gì?

Mào tinh hoàn là phần tiếp nối giữa tinh hoàn và ống dẫn tinh. Thuật ngữ viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn được dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm do các căn nguyên khác nhau (vi khuẩn, virus, bệnh tự miễn dịch…) gây ra tại hai vùng này, gây nên các triệu chứng sưng đau, khó chịu cho người bệnh. Bệnh được gọi là cấp tính nếu tình trạng sưng nề và đau kéo dài trong vài ngày, khi triệu chứng dai dẳng và kéo dài trên 6 tuần, bệnh được gọi là mạn tính.

Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn là gì?

2. Căn nguyên gây bệnh

Có nhiều tác nhân gây nên viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn, trong đó phổ biến nhất là tác nhân vi khuẩn. Do có sự liên quan chặt chẽ đến đường tiết niệu nên viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn có thể là một hệ quả của việc nhiễm khuẩn ngược dòng từ niệu đạo ở những người giữ vệ sinh không sạch sẽ hoặc sau một can thiệp thủ thuật vào đường tiểu (đặt ống thông tiểu, soi quàng quang, nội soi tán sỏi ngược dòng…). Một số nam giới có những hình thức thủ dâm “dị biệt” như đút que bông, tóc… vào niệu đạo cũng có thể gây viêm niệu đạo và dẫn đến viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn về sau.

Viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn cũng có thể xuất hiện nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu và đi đến vùng này gây bệnh (trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng máu). Ngoài ra, một tỉ lệ không nhỏ viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn có thể xảy ra do virus (quai bị) hay lao, đặc biệt ở những nước khí hậu nhiệt đới như nước ta.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

3. Triệu chứng của viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn

Đối với viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn cấp tính, bệnh thường biểu hiện một cách rầm rộ và nhanh chóng với các triệu chứng sau:

  • Sưng đau vùng bìu và tinh hoàn kèm biểu hiện nóng, đỏ 
  • Có thể sốt cao 39 – 40 độ C
  • Vùng bìu thường sưng to nhanh và có thể phù nề khắp một vùng quanh cơ quan sinh dục
  • Các động tác nắn bóp vào vùng tinh hoàn và mào tinh đều mang lại cảm giác rất đau đớn cho người bệnh.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như áp xe bìu, viêm mủ hoại tử lan tấy tầng sinh môn, thiếu máu tinh hoàn... Về lâu dài, bệnh có thể làm teo tinh hoàn bị viêm, đôi khi dẫn đến tình trạng vô sinh thứ phát sau này.

Triệu chứng của viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn

Chẩn đoán viêm tinh hoàn được thực hiện tại bệnh viện thông qua các xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm tinh hoàn. Lưu ý không tự chẩn đoán và điều trị tại nhà vì trong một số trường hợp bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn nhưng tự mua thuốc điều trị như viêm tinh hoàn, dẫn đến phải cắt bỏ tinh hoàn sau này.

4. Điều trị viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn

Khi được chẩn đoán xác định viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn, tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một liệu trình kháng sinh ngoại trú hoặc phải nhập viện để điều trị nội trú. Nếu các biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc không có đáp ứng, bệnh diễn biến xấu và xuất hiện các biến chứng, các phương pháp can thiệp ngoại khoa (chọc hút tháo mủ, thậm chí cắt tinh hoàn) có thể được đặt ra. 

Có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân bệnh thuyên giảm nhưng không khỏi hoàn toàn và tiến triển thành viêm tinh hoàn mạn tính về sau này, dẫn đến teo tinh hoàn, vô sinh

Điều trị viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn

Điều trị sớm, kịp thời, đúng thuốc, đủ liều lượng và thời gian là biện pháp tốt nhất để hạn chế các biến chứng nặng xảy ra nếu bị viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn

5. Phòng bệnh

Để giảm thiểu nguy cơ viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn, bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hằng ngày sạch sẽ
  • Không nên nhịn tiểu kéo dài
  • Hạn chế sờ nắn tinh hoàn hoặc mặc quần lót quá chật
  • Không thực hiện các hành vi kích thích tình dục gây tổn thương niêm mạc niệu đạo

Viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn là bệnh lý hay gặp, tuy nhiên nếu để muộn sẽ rất khó điều trị triệt để và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, hãy đến khám tại các cơ sở y tế khi có các triệu chứng nghi ngờ bị bệnh như đau tinh hoàn, sưng đau vùng bìu,… để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
2/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bỏ túi những bí kíp tránh thai ngày Tết bạn nên biết

Tết Nguyên Đán đang đến gần đây cũng là thời điểm đoàn viên của mọi gia đình. Tránh thai an toàn trong thời điểm này cũng là một chủ đề được nhiều bạn trẻ và...

Icon thời gian
28/02/2022
1473 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

Tại sao lại đau bụng kinh: triệu chứng, phân loại và điều...

Đau bụng kinh là cảm giác đau đớn ảnh hưởng đến nhiều người trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đau có thể âm ỉ, khó chịu đến dữ dội, cực độ. Khoảng 10% phụ nữ...

Icon thời gian
20/01/2022
1849 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

Có thể mang thai khi quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt...

Mặc dù mang thai trong kỳ kinh nguyệt cực kỳ khó xảy ra, nhưng câu trả lời đơn giản là có. Tinh trùng tồn tại trong hệ thống sinh sản của phụ nữ trong tối đa 5 ...

Icon thời gian
20/01/2022
5190 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Trì hoãn ngày đèn đỏ vào dịp tết: nên hay không và cách trì ...

Rụng dâu luôn là nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ, không chỉ mang lại sự đau đớn, khó chịu mà nhiều khi còn phiền toái đặc biệt trong dịp lễ tết. Bởi vậy nhiều bạn ...

Icon thời gian
20/01/2022
3426 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG