Nội dung chính
  • 1. Xuất tinh máu là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây xuất tinh máu?
  • 3. Những dấu hiệu nào là đáng lo ngại nếu xuất hiện kèm với xuất tinh máu?
  • 4. Điều trị xuất tinh máu như thế nào?
  • 5. Cần làm gì khi bị xuất tinh ra máu?  
Nội dung chính
  • 1. Xuất tinh máu là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây xuất tinh máu?
  • 3. Những dấu hiệu nào là đáng lo ngại nếu xuất hiện kèm với xuất tinh máu?
  • 4. Điều trị xuất tinh máu như thế nào?
  • 5. Cần làm gì khi bị xuất tinh ra máu?  
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xuất tinh ra máu – bệnh hiếm gặp nhưng đừng chủ quan

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Nam học,Chuyên khoa Nội tổng hợp,Thận Tiết niệu
Nằm trong các bệnh lý rối loạn xuất tinh, xuất tinh máu có tần suất gặp ít hơn các bệnh lý khác như xuất tinh sớm, xuất tinh muộn… nhưng thường khiến người bệnh có tâm lý sợ hãi do thấy màu sắc tinh dịch trở nên bất thường. Xuất tinh máu có tỉ lệ lành tính cao song cũng có thể là dấu hiệu dự báo một số bệnh lý ác tính tiềm ẩn. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất cần biết về bệnh lý đặc biệt này.
Nội dung chính
  • 1. Xuất tinh máu là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây xuất tinh máu?
  • 3. Những dấu hiệu nào là đáng lo ngại nếu xuất hiện kèm với xuất tinh máu?
  • 4. Điều trị xuất tinh máu như thế nào?
  • 5. Cần làm gì khi bị xuất tinh ra máu?  

1. Xuất tinh máu là gì?

Tình trạng xuất hiện máu trong tinh dịch khi xuất tinh được gọi là xuất tinh ra máu. Lượng máu ra nhiều hay ít có thể khiến tinh dịch chuyển từ màu trắng ngà bình thường sang màu hồng sữa hoặc đỏ quạch như tiết. Điều quan trọng là cần phân biệt xuất tinh máu với 2 trường hợp khác, bao gồm:

  • Đái máu: là tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu, vì vậy bạn thấy mình đi tiểu màu đỏ hoặc hồng (không liên quan đến sự xuất tinh)

Xuất tinh máu là gì?

  • Máu từ bạn tình sau giao hợp: Quan hệ tình dục với lực quá mạnh gây tổn thương niêm mạc âm đạo của người nữ giới, dẫn đến việc xuất hiện máu lẫn trong tinh dịch.

Khi loại trừ hai trường hợp trên, đồng thời máu chỉ luôn xuất hiện kèm với tinh dịch (kể cả khi thủ dâm) thì có nghĩa bạn đang có vấn đề thực sự và cần đến gặp các bác sĩ nam học để thăm khám và chẩn đoán bệnh.

2. Nguyên nhân gây xuất tinh máu?

Có nhiều nguyên nhân gây xuất tinh máu. Tinh dịch gồm tinh trùng từ mào tinh hoàn và tinh dịch từ túi tinh, tuyến tiền liệt, và tuyến hành niệu đạo. Do vậy, tổn thương ở bất cứ đâu dọc theo các đường này đều có thể gây xuất tinh máu.

Triệu chứng này đa phần do nguyên nhân lành tính, cũng có thể tự khỏi nhưng rất hay tái phát. Tuy nhiên, xuất tinh máu đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo sự hiện diện của một bệnh lý ác tính (như ung thư tiền liệt tuyến chẳng hạn).

Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất gây xuất tinh ra máu ở nam giới:

  • Viêm và nhiễm khuẩn: các viêm nhiễm vùng sinh dục (đặc biệt là các tuyến sinh dục như tuyến hành niệu đạo, tuyến tiền liệt, túi tinh…) là nguyên nhân hàng đầu gây xuất tinh máu. Trong đó, viêm túi tinh thường gặp nhất, chiếm tới 40% trường hợp.
  • Lao túi tinh: là một nguyên nhân hay gặp khác gây xuất tinh ra máu, nhất là ở các nước có tỉ lệ mắc lao cao như nước ta.
  • Sán máng: là một loại sán ký sinh gây ra bệnh nghiêm trọng ở châu Phi, một phần của Trung Đông, và Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), có thể xâm nhập vào đường tiết niệu, gây ra tiểu máu và xuất tinh máu.
  • Sau làm phẫu thuật và thủ thuật đường tiết niệu như: sinh thiết tiền liệt tuyến qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, xạ trị trong ung thư tiền liệt tuyến, thắt ống dẫn tinh, cắt tinh hoàn…

Nguyên nhân gây xuất tinh máu?

  • Tắc túi tinh hoặc nang túi tinh
  • Giãn tĩnh mạch niệu đạo: xuất tinh hoặc đi tiểu ra máu khi dương vật ở tình trạng cương cứng.
  • Các bệnh lý ung thư: ung thư tiền liệt tuyến (hay gặp nhất), ung thư tinh hoàn, u lympho…
  • Các bệnh toàn thân gây rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu như: Hemophillia, xuất huyết giảm tiểu cầu…

Đặt khám qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi hoặc hotline 19003367 để hẹn lịch khám với bác sĩ chuyên khoa nam học uy tín hàng đầu đến từ bệnh viện tuyến trung ương!

3. Những dấu hiệu nào là đáng lo ngại nếu xuất hiện kèm với xuất tinh máu?

Với ít nhất trên 10 nguyên nhân có thể gây xuất tinh máu, việc chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế có thể thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, tinh dịch đồ và các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh và can thiệp như chụp cộng hưởng từ, nội soi bàng quang… Tuy nhiên, một số dấu hiệu dưới đây có thể là gợi ý một trường hợp xuất tinh máu không “lành tính” đơn thuần:

Những dấu hiệu nào là đáng lo ngại nếu xuất hiện kèm với xuất tinh máu?

  • Triệu chứng kéo dài > 1 tháng
  • Tự sờ thấy khối bất thường vùng bộ phận sinh dục
  • Có tiền sử du lịch đến vùng dịch tễ sán máng
  • Có các triệu chứng toàn thân như: sụt cân, đổ mồ hôi trộm, sốt kéo dài

4. Điều trị xuất tinh máu như thế nào?

Xuất tinh ra máu là triệu chứng, việc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh trong 2-4 tuần (theo hướng viêm túi tinh) trước khi cần can thiệp bằng các kỹ thuật chuyên sâu hơn.

Điều trị xuất tinh máu như thế nào?

Trường hợp các bệnh lý khác được xác định gây xuất tinh máu (như ung thư tiền liệt tuyến, lao túi tinh, sán máng…), điều trị đặc hiệu được tiến hành và đôi khi cần đến can thiệp phẫu thuật ngoại khoa để giải quyết triệt để triệu chứng xuất tinh ra máu.

5. Cần làm gì khi bị xuất tinh ra máu?  

Không mất bình tĩnh và sợ hãi là điều bạn nên làm nếu thấy mình xuất tinh ra máu vì như đã phân tích ở trên, đa phần xuất tinh máu là lành tính. Dưới đây là những việc nên làm nếu nghi ngờ bị xuất tinh ra máu:

  • Tự kiểm tra xem chính xác mình có bị xuất tinh ra máu hay không bằng cách chủ động theo dõi màu sắc nước tiểu của bản thân, tự thủ dâm vào ngày hôm sau và quan sát màu sắc tinh dịch.
  • Tự kiểm tra xem cơ quan sinh dục của mình có khối hay biểu hiện gì bất thường không?
  • Chụp lại ảnh tinh dịch lẫn máu của bản thân nếu nghi ngờ để bác sĩ khi thăm khám có thể đánh giá trực quan hơn.

Cần làm gì khi bị xuất tinh ra máu?  

  • Uống nhiều nước và tạm thời kiêng quan hệ tình dục nếu chưa sắp xếp được thời gian đi khám bệnh ngay.
  • Đến các cơ sở chuyên khoa nam học để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tóm lại, xuất tinh ra máu là một triệu chứng không phải thường gặp ở nam giới, đa phần lành tính xong có thể là triệu chứng của một số bệnh lý ác tính. Tuyệt đối không tự điều trị tình trạng này tại nhà mà cần có sự thăm khám và chẩn đoán để điều trị theo nguyên nhân gây bệnh mới giải quyết triệu chứng triệt để được.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/05/2021 - Cập nhật 27/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bỏ túi những bí kíp tránh thai ngày Tết bạn nên biết

Bỏ túi những bí kíp tránh thai ngày Tết bạn nên biết

Tết Nguyên Đán đang đến gần đây cũng là thời điểm đoàn viên của mọi gia đình. Tránh thai an toàn trong thời điểm này cũng là một chủ đề được nhiều bạn trẻ và...

28/02/2022

1235 Lượt xem

3 Phút đọc

Tại sao lại đau bụng kinh: triệu chứng, phân loại và điều...

Tại sao lại đau bụng kinh: triệu chứng, phân loại và điều...

Đau bụng kinh là cảm giác đau đớn ảnh hưởng đến nhiều người trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đau có thể âm ỉ, khó chịu đến dữ dội, cực độ. Khoảng 10% phụ nữ...

20/01/2022

1600 Lượt xem

3 Phút đọc

Có thể mang thai khi quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt...

Có thể mang thai khi quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt...

Mặc dù mang thai trong kỳ kinh nguyệt cực kỳ khó xảy ra, nhưng câu trả lời đơn giản là có. Tinh trùng tồn tại trong hệ thống sinh sản của phụ nữ trong tối đa 5 ...

20/01/2022

4908 Lượt xem

4 Phút đọc

Trì hoãn ngày đèn đỏ vào dịp tết: nên hay không và cách trì ...

Trì hoãn ngày đèn đỏ vào dịp tết: nên hay không và cách trì ...

Rụng dâu luôn là nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ, không chỉ mang lại sự đau đớn, khó chịu mà nhiều khi còn phiền toái đặc biệt trong dịp lễ tết. Bởi vậy nhiều bạn ...

20/01/2022

3122 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG