Nổi ban đỏ là tình trạng tương đối phổ biến, gặp ở khoảng 20% dân số. Ban đỏ có thể là do ngứa, dị ứng thông thường, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh hệ thống trong cơ thể. Trong bài viết hôm nay, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ tổng hợp nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng nổi ban đỏ này.
1. Dấu hiệu nổi ban đỏ trên da
Tình trạng nổi ban đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đôi khi là nổi toàn thân. Khi gặp tình trạng này, sức khỏe thường không bị ảnh hưởng nhưng người bệnh thường mất đi sự tự tin vốn có.
Tình trạng nổi mẩn đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể
Dấu hiệu nổi ban đỏ trên da:
-
Nổi ban đỏ hoặc hồng trên da, da còn có thể xuất hiện mụn nước
-
Các nốt ban đỏ có thể từ một vùng da rồi lan ra rộng các bộ phận khác
-
Bạn có thể bị ngứa, đau hoặc không
-
Xuất hiện mụn nhỏ nổi lên trên nốt ban đỏ, dày sừng và tróc vảy
-
Phát ban đỏ có thể sốt hoặc không kèm sốt
2. Nguyên nhân nổi ban đỏ trên da
Nổi ban đỏ trên da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân lại gây ra những triệu chứng khác nhau trên da. Một số nguyên nhân phổ biến mà IVIE - Bác sĩ ơi tổng hợp được dưới đây:
Do căng thẳng, mệt mỏi
Căng thẳng, mệt mỏi có lẽ là tình trạng mà ai cũng đã từng trải qua. Khi cơ thể của bạn căng thẳng, mệt mỏi hoặc xúc động cũng có thể khiến da nổi ban đỏ. Điều này được giải thích là khi stress, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, khiến cơ thể dễ bị rối loạn, đặc biệt là những biểu hiện ở da. Thông thường nổi ban đỏ do stress chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, triệu chứng tương đối nhẹ và có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Căng thẳng, mệt mỏi có thể là nguyên nhân nổi ban đỏ trên da
Do thuốc
Một số loại thuốc opioid (oxycodone, morphine), thuốc kháng viêm steroid (aspirin, ibuprofen), một số thuốc kháng sinh,… Khi uống cũng có thể gây ra các phản ứng quá mẫn, từ đó làm xuất hiện ban đỏ. Thông thường, nổi ban đỏ do thuốc sẽ xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi người bệnh sử dụng thuốc. Nhưng cũng có một số ít trường hợp phản ứng chậm thậm chí 1-2 ngày sau uống nên nhiều người bệnh chủ quan không biết rằng mình đã bị phản ứng với thuốc.
Do môi trường bên ngoài
Yếu tố môi trường như ánh mặt trời, thời tiết nóng, lạnh thất thường, côn trùng đốt,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra các nốt ban đỏ trên da.
Yếu tố môi trường cũng có thể là nguyên nhân gây ra các nốt ban đỏ trên da
Quần áo quá chật
Một nguyên nhân mà ít người để ý đến đó là bạn đang mặc quần áo quá chật, không thoáng khí. Việc mặc quần áo quá chật, bó sát hay đi giày dép chật, bí thì rất có thể gây nên tình trạng nổi chấm đỏ trên da.
Cơ thể tăng nhiệt
Khi bạn hoạt động mạnh với cường độ cao như tập thể dục, hay sau khi tắm nước nóng, cơ thể sẽ tăng nhiệt và đôi khi biểu hiện bằng các chấm đỏ trên da. Trong những trường hợp này, những nốt phát ban thường bắt đầu xuất hiện ở cổ, ngực rồi lan ra mặt hay lưng. Nếu hiện tượng này xuất hiện thường xuyên thì bạn nên đi khám da liễu để được theo dõi tình trạng sức khỏe.
Bệnh trong cơ thể
Ngoài các nguyên nhân bên ngoài thì nổi ban đỏ trên da còn có thể bắt nguồn từ các bệnh của cơ thể như nổi mề đay, viêm mao mạch, lupus ban đỏ hay ghẻ…. Cụ thể dấu hiệu từng bệnh sẽ được làm rõ hơn trong phần tiếp theo.
3. Nổi ban đỏ trên da có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Nổi ban đỏ trên da có thể là dấu hiệu của một số bệnh da liễu như sau:
Nổi mề đay
Nổi mề đay gây ra nổi các nốt sần mẩn đỏ và ngứa trên da. Các vết sần này có thể xuất hiện ít hoặc nhiều thành từng mảng. Nổi mề đay có thể xuất hiện do dị ứng với các dị nguyên như thức ăn, thuốc…, bị côn trùng đốt, do thay đổi nhiệt độ, thời tiết đột ngột hay do các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nổi ban đỏ trên da có thể là dấu hiệu của nổi mề đay
Viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng thường xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Triệu chứng thường gặp là nổi ban đỏ ở tay, chân, đùi, mông, ít khi xuất hiện ở thân mình, đôi khi gặp ở ống tai ngoài, mũi, bộ phận sinh dục ngoài. Ban đầu viêm mao mạch dị ứng biểu hiện bằng những tổn thương ở dạng chấm, có gờ. Đôi khi có thể xuất hiện mày đay, bầm máu, bọng nước.
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch. Khi bị bệnh, những tổn thương sẽ xuất hiện ở vùng mũi, má tạo thành những nốt ban đỏ ở mặt, cẳng tay, ngón tay, vùng trước tai, ngực vai, thân mình. Các nốt ban đỏ có thể tập trung thành từng đám màu đỏ sáng hoặc hơi phù nề, hơi cứng, đóng vảy tiết.
Nổi ban đỏ trên da có thể là dấu hiệu của bệnh Lupus ban đỏ
Ban xuất huyết
Nổi ban đỏ trên da có thể do tình trạng xuất huyết. Xuất huyết là tình trạng hồng cầu trong mạch máu thoát ra ngoài khỏi lòng mạch, tràn vào các khu vực khác trên da. Một bệnh thường thấy có thể gây ra tình trạng này đó là sốt xuất huyết. Khi xuất huyết, cơ thể bắt đầu xuất hiện những nốt chấm đỏ trên da, không ngứa. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng về tình trạng này vì chúng không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, chủ yếu chỉ gây mất thẩm mỹ và có thể tự biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị.
Nổi ban đỏ trên da có thể là dấu hiệu của bệnh ban xuất huyết
Vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng cũng có thể là nguyên nhân khiến da bị nổi ban đỏ và không ngứa. Vảy phấn hồng khi xuất hiện trên da thường là những mảng đỏ, hồng, dễ đóng vảy, bong tróc khiến da sần sùi và mất thẩm mỹ. Bệnh thường kéo dài khá lâu, khoảng 1,5-3 tháng.
Nổi ban đỏ trên da có thể là dấu hiệu của bệnh vảy phấn hồng
Bệnh lang ben
Da nổi ban đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh lang ben. Lang ben thường do nấm. Người mắc bệnh lang ben thường không có cảm giác ngứa và không gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiện tượng giãn mạch
Giãn mạch cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi ban đỏ trên da. Điểm đặc biệt để phân biệt các nốt đỏ trong giãn mạch với các bệnh khác là khi dùng ngón tay ấn vào da nốt đỏ sẽ biến mất, nhưng khi bỏ ngón tay ra bạn sẽ thấy xuất hiện trở lại và không ngứa. Giãn mạch có thể do dị ứng với môi trường ô nhiễm, muỗi đốt, thiếu vitamin hoặc do chấn thương.
Giãn mạch cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi ban đỏ trên da
Bệnh ghẻ
Bệnh là ghẻ là bệnh da liễu khá phổ biến, thường xuất hiện do vệ sinh kém. Theo các nghiên cứu, bệnh ghẻ là do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra, có thể gây ra các nốt ban đỏ xuất hiện trên da và gây ngứa. Các nốt ban đỏ này bắt đầu từ các kẽ ngón tay, cổ tay và khuỷu tay, mông.
4. Cách chữa trị nổi ban đỏ trên da
Khi gặp tình trạng nổi ban đỏ trên da, bạn cần điều trị đúng cách, tránh để lan ra các vùng lân cận hay làm tình trạng nặng thêm. Sau đây, IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý bạn cách chữa trị nổi ban đỏ trên da theo từng mức độ:
Đối với tình trạng bệnh nhẹ
Đối với các tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản tại nhà:
-
Dùng thuốc bôi ngoài da
-
Áp lạnh bằng khăn mát
-
Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước hay nước muối sinh lý
-
Ngưng dùng mỹ phẩm lên vùng da bị ban đỏ, che chắn kĩ khi cần đi ra ngoài
Áp dụng các cách đơn giản trêm tình trạng ban đỏ nhẹ có thể tự hết sau vài ngày.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da dưới hướng dẫn của bác sĩ
Đối với tình trạng bệnh nặng
Đối với các tình trạng bệnh nặng, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh và có các phương pháp điều trị đặc hiệu hơn. Ngoài ra cần tuân thủ những điều sau:
-
Sử dụng sữa rửa mặt, xà bông… lành tính, ít kích ứng, tốt nhất nên dùng những sản phẩm dành cho da nhạy cảm và dị ứng
-
Không gãi hay chà xát lên vùng da nổi ban đỏ
-
Không sử dụng mỹ phẩm, kem dưỡng da mới để tránh kích ứng.
-
Để hở để những vùng da này được khô thoáng
5. Khi nào nổi ban đỏ trên da nên đi khám bác sĩ
Có những trường hợp ban đỏ không nghiêm trọng mà bạn có thể tự điều trị tại nhà, nhưng cũng có những trường hợp bạn cần phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
-
Nổi ban đỏ đi kèm với tình trạng khó thở nghiêm trọng. Đây có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ
-
Ban đỏ xuất hiện đột ngột, ở toàn thân và lan ra nhanh chóng
-
Nổi ban đỏ đi kèm sốt
-
Có mụn nước hoặc hình thành vết loét gây đau rát.
-
Có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, ấm hoặc sưng có mủ vàng).
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số Cơ sở y tế uy tín trên địa bàn Thành phố Hà Nội bạn có thể tham khảo dưới đây:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Bệnh viện da liễu Trung ương |
15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện da liễu Hà Nội |
79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội |
Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai |
78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc |
4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội |
Bệnh viện E |
89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội |
Phòng khám Đa khoa Quốc tế MSC Clinic |
204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội |
Tổ hợp y tế MEDIPLUS |
99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
Giá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ
1900 3367
Ngoài ra, Bạn có thể đặt lịch khám da liễu online ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn danh sách bác sĩ khám da liễu online uy tín dưới đây:
-
Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
-
Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;
-
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;
-
Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác
Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online bác sĩ có thể nắm được tình trạng bệnh của bạn qua hình ảnh trên video, nắm được lối sống và tiểu sử bệnh qua các câu trả lời từ đó đưa ra nguyên nhân gây bệnh và liệu trình điều trị phù hợp.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ da liễu
Tải app
Khám online với bác sĩ da liễu trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi ngay tại nhà
6. Cách phòng ngừa nổi ban đỏ
Để tránh khỏi tình trạng da nổi ban đỏ, bạn nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa như sau:
-
Vệ sinh cá nhân thường xuyên, sạch sẽ. Thay quần áo hàng ngày và giặt quần áo, phơi khô dưới ánh sáng mặt trời, tránh quần áo ẩm mốc tích tụ nhiều vi khuẩn.
-
Tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm,… Trong những trường hợp bắt buộc bạn nên có phương pháp bảo vệ.
-
Nếu bạn có tiền sử dị ứng với thuốc, mỹ phẩm, đồ ăn,… thì nên kiểm tra cẩn thận trước khi sử dụng.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể với lượng vừa đủ.
-
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên vừa giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, lại giúp tinh thần thoải mái.
-
Khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị sớm nhất.
Phơi khô dưới ánh sáng mặt trời là cách phòng ngừa nổi ban đỏ
Nổi ban đỏ là tình trạng gặp phổ biến và thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần biết nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng này để có thể điều trị đúng cách, tránh gây ngứa ngáy hay khó chịu. Hy vọng bài viết trên đây của IVIE - Bác sĩ ơi đã giúp bạn có thêm thông tin cần thiết về tình trạng này và tìm được cách xử lý và chăm sóc da tốt nhất.