Nội dung chính
  • 1) Đại cương amidan
  • 2) Sưng amidan là gì?
  • 3) Những nguyên nhân nào dẫn đến sưng amidan?
  • 4) Nhận biết sưng amidan trong các bệnh lý
Nội dung chính
  • 1) Đại cương amidan
  • 2) Sưng amidan là gì?
  • 3) Những nguyên nhân nào dẫn đến sưng amidan?
  • 4) Nhận biết sưng amidan trong các bệnh lý
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Amidan là gì và ở đâu? Sưng amidan bắt nguồn từ nguyên nhân nào?

Amidan bị sưng là tình trạng không hiếm gặp trong cộng đồng. Nó có thể bị sưng một bên hoặc hai bên. Đây là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nhiễm khuẩn tại tổ chức này. Thế nhưng một số người vẫn không biết amidan là gì? Tại sao lại sưng amidan? Vậy hãy cùng iSofHcare tìm hiểu sưng amidan là biểu hiện của bệnh lý nào và những nguyên nhân nào dẫn đến sưng amidan qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1) Đại cương amidan
  • 2) Sưng amidan là gì?
  • 3) Những nguyên nhân nào dẫn đến sưng amidan?
  • 4) Nhận biết sưng amidan trong các bệnh lý

 

1) Đại cương amidan

Từ gốc "amidan" là để chỉ các mô bạch huyết được bao phủ bởi biểu mô hô hấp. Nhưng trên lâm sàng, khi nói đến amidan tức là đang chỉ cụ thể đến một trong những khối bạch huyết thuộc vòng Waldeyer của vùng họng – amidan khẩu cái.

Bên trong lớp dưới niêm mạc của vùng họng mũi và họng miệng có một hệ thống tổ chức bạch huyết rất phong phú. Trong đó, có những vùng mà tổ chức bạch huyết này tập trung thành khối theo một vòng tròn ở mặt trước họng gọi là vòng bạch huyết Waldeyer. Vòng Waldeyer bao gồm: Amidan vòm (hay còn gọi là VA), amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan dưới lưỡi.

Amidan khẩu cái (amidan) có ở hai bên thành họng. Nó nằm ở vị trí giữa vòm miệng – lưỡi (trụ trước) và vòm miệng – hầu (trụ sau). Bên ngoài amidan được bao bọc bởi biểu mô đường hô hấp. Nó như một "trạm gác" ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua đường mũi họng. Chính vì thế, vị trí này rất dễ bị viêm nhiễm.

Amidan là gì và ở đâu? Sưng amidan bắt nguồn từ nguyên nhân nào?

2) Sưng amidan là gì?

Sưng amidan là một biểu hiện của việc amidan đã bị viêm và nhiễm trùng. Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi khám của viêm amidan. Khi các tác nhân nhiễm khuẩn xâm nhập vào, với vai trò là một hàng rào bảo vệ, nó ngăn cản virus và vi khuẩn xâm nhập sâu hơn.

Tổ chức bạch huyết nói chung và amidan nói riêng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế tạo ra miễn dịch tế bào (lympho T) và miễn dịch dịch thể (lympho B sản xuất các globulin miễn dịch). Chính phản ứng miễn dịch của cơ thể làm cho amidan có thể sưng to lên và viêm tấy khi bị nhiễm khuẩn.

Khác với viêm VA thường gặp ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, viêm amidan gặp ở lứa tuổi lớn hơn, từ 6 – 18 tuổi, tức là lứa tuổi học phổ thông. Viêm amidan không biến chứng ở trẻ em là một quá trình có lợi cho cơ thể vì nó giúp cơ thể hình thành hệ thống miễn dịch cần thiết. Nhưng khi tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng thì chúng lại trở thành bệnh lý đáng lo ngại.

3) Những nguyên nhân nào dẫn đến sưng amidan?

Sưng amidan chính là biểu hiện của amidan bị nhiễm khuẩn. Vì thế, những nguyên nhân dẫn đến viêm amidan cũng chính là tác nhân gây ra tình trạng amidan bị sưng to. Nguyên nhân trực tiếp nhất gây nên tình trạng này chính là sự viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn.

- Virus: Những virus thường gây viêm amidan là Adenovirus, Epstein-Barr Virus, Virus Herpes Simplex, Influenza Virus,…

- Vi khuẩn: Sưng amidan thường do bội nhiễm liên cầu và tụ cầu. Trong đó, đặc biệt nguy hiểm là liên cầu beta tan máu nhóm A.

Sự viêm nhiễm này có thể do bị lạnh, các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở thành tác nhân gây bệnh. Hoặc là nó bị lây lan từ các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà,… Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi sau cũng góp phần làm sưng amidan do viêm nhiễm:

- Sự thay đổi thời tiết đột ngột lúc giao mùa khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm, đồng thời cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

- Thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng khiến trong khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn, càng dễ dàng tấn công hơn.

- Người bệnh sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm. Những tác nhân có hại dày đặc trong môi trường dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

- Mặt khác, amidan nằm ở ngã tư đường ăn – đường thở là cửa vào của vi khuẩn, virus khi xâm nhập vào.

4) Nhận biết sưng amidan trong các bệnh lý

Sưng amidan chỉ là một triệu chứng của bệnh mà bản thân nó không phải là một bệnh lý. Ta có thể thấy amidan bị sưng to trong các trường hợp sau:

a. Viêm amidan cấp

Viêm amidan cấp là viêm xung huyết kèm xuất tiết hoặc viêm mủ của amidan khẩu cái. Đây là bệnh rất hay gặp, đặc biệt ở trẻ em và thiếu niên. Nếu bệnh bị gây nên bởi tác nhân virus, các biểu hiện thường nhẹ nhàng, còn nếu do vi khuẩn thì nặng hơn. Sưng amidan biểu hiện như sau:

- Nếu do virus, amidan sưng to và đỏ, đồng thời tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ theo. Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết. Có thể kèm theo một số triệu chứng như chảy mũi, ho,… Nhưng thường không có hạch dưới góc hàm.

- Nếu do vi khuẩn, amidan cũng sưng đỏ và to. Nhưng cùng với đó, trên bề mặt amidan có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng . Trong trường hợp này thường có hạch góc hàm sưng to và đau. Một điều cần chú ý là cần phải phân biệt thể này với bạch hầu.

Ngoài sưng amidan ra thì bệnh còn có những triệu chứng cơ năng sau:

- Nuốt đau, nuốt vướng.

- Khô rát và nóng họng, đặc biệt ở vị trí amidan. Sau một thời gian sẽ biến thành đau họng, đau chói lên tai, tăng khi nuốt và ho.

- Thở khò khè, ngáy to do amidan sưng to.

- Nếu viêm nhiễm lan xuống thanh khí phế quản sẽ gây ho, khạc đờm và khàn tiếng.

b. Viêm amidan mạn thể quá phát

Ngoài viêm amidan cấp tính thì amidan còn sưng to trong thể quá phát của viêm amidan mãn tính. Viêm amidan mãn tính là hiện tượng viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần. Nó có hai thể là quá phát và xơ teo. Đúng như tên gọi, ở thể quá phát, amidan sẽ sưng to lên hai bên thành họng. Đây là phản ứng của cơ thể trước tình trạng viêm nhiễm nhiều lần tại amidan.

Khi thăm khám, ta thấy hai amidan to như hai hạt hạnh nhân ở hai bên. Nó vượt qua cả hai trụ trước và trụ sau nên có thể nhìn thấy rất rõ ràng một khi soi họng. Đôi khi trong các hốc sẽ có ít mủ trắng. Ở mức độ nặng, thậm chí có thể thấy hai amidan chạm nhau ở đường giữa. Cùng với đó, ta thấy được niêm mạc họng đỏ nhẹ. Tuy nhiên, trụ trước lại đỏ sẫm. Ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng cơ năng khác như:

- Cảm giác ngứa, vướng và rát trong họng.

- Nuốt vướng vì amidan sưng to ngăn cản đường đi của thức ăn.

- Hơi thở có mùi hôi do mủ đọng trong các hốc amidan.

- Đêm ngủ ngáy to, thở khò khè do amidan ngăn cản đường thở. Một số trường hợp thậm chí có thể gây nên hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.

c. Ung thư amidan

Còn một trường hợp sưng amidan nhưng lại rất nguy hiểm, chính là ung thư amidan. Các triệu chứng của ung thư amidan rất tương tự với viêm amidan đã đề cập ở trên. Trong bệnh lý này, amidan cũng sưng to. Tuy nhiên, trong ung thư amidan, amidan thường chỉ sưng to một bên hoặc to hai bên nhưng không đều nhau (kích thước một bên lớn hơn bên kia).

Hơn nữa, khác với viêm amidan phổ biến ở trẻ em, ung thu amidan lại là bệnh lý thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi. Khi thấy dấu hiệu này, cần cảnh giác khả năng ác tính của bệnh lý amidan. Ngoài ra thì nó cũng có một số triệu chứng khác nhưng không đặc hiệu như:

- Đau họng dai dẳng.

- Đau tai.

- Khó nuốt hoặc nuốt đau.

- Khó thở.

- Nhổ ra nước bọt có lẫn máu.

Tóm lại, sưng amidan là một biểu hiện cảnh báo cơ thể ta đang có viêm nhiễm, bất thường tại vị trí này. Nó thể là một bệnh nhẹ như viêm amidan cấp tính, nhưng cũng có thể là căn bệnh nguy hiểm ung thư amidan. Vì thế, không được chủ quan lơ là, khi nhận thấy được tình trạng này bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám toàn diện và tư vấn điều trị chính xác nhất. 

Mong rằng qua bài viết trên, IVIE - Bác sĩ ơi đã giúp bạn hiểu rõ thêm về amidan và những vấn đề thường gặp xung quanh sưng amidan. Nếu có thắc mắc, hãy liên lạc với chúng tôi. IVIE - Bác sĩ ơi luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/06/2021 - Cập nhật 10/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Amidan là gì và ở đâu? Sưng amidan bắt nguồn từ nguyên nhân ...

Amidan là gì và ở đâu? Sưng amidan bắt nguồn từ nguyên nhân ...

Amidan bị sưng là tình trạng không hiếm gặp trong cộng đồng. Nó có thể bị sưng một bên hoặc hai bên. Đây là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nhiễm khuẩn tại tổ ...

01/06/2021

3463 Lượt xem

6 Phút đọc

Sưng Amidan, nguyên nhân do đâu?

Sưng Amidan, nguyên nhân do đâu?

Viêm amidan là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp khi thời tiết giao mùa. Nếu được chăm sóc và chữa trị đúng cách, bệnh sẽ thuyên giảm...

24/05/2021

1499 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG