Nội dung chính
  • 1. Bệnh cơ tim chu sản
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh cơ tim chu sản
  • 3. Triệu chứng bệnh cơ tim chu sản
  • 4. Chẩn đoán bệnh cơ tim chu sản
  • 5. Điều trị bệnh cơ tim chu sản
  • 6. Tiên lượng cho người mắc bệnh cơ tim chu sản
Nội dung chính
  • 1. Bệnh cơ tim chu sản
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh cơ tim chu sản
  • 3. Triệu chứng bệnh cơ tim chu sản
  • 4. Chẩn đoán bệnh cơ tim chu sản
  • 5. Điều trị bệnh cơ tim chu sản
  • 6. Tiên lượng cho người mắc bệnh cơ tim chu sản
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh cơ tim chu sản: Chẩn đoán và điều trị

Suy tim xuất hiện trên thai phụ trong thời kỳ mang thai đã được y văn thế giới ghi nhận từ năm 1849, tuy nhiên đến năm 1930 mới có báo cáo và mô tả về tình trạng này như một bệnh lý cơ tim đặc biệt. Đến năm 1971, Denmakins và cộng sự đã tổng hợp được gần 30 trường hợp thai phụ có triệu chứng của suy tim, bất thường trên điện tâm đồ và ứ huyết tuần hoàn ngoại vi, và từ đó bệnh lý này được gọi tên là hội chứng bệnh cơ tim chu sản.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh cơ tim chu sản
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh cơ tim chu sản
  • 3. Triệu chứng bệnh cơ tim chu sản
  • 4. Chẩn đoán bệnh cơ tim chu sản
  • 5. Điều trị bệnh cơ tim chu sản
  • 6. Tiên lượng cho người mắc bệnh cơ tim chu sản

1. Bệnh cơ tim chu sản

Bệnh cơ tim chu sản được định nghĩa dựa theo các đặc điểm dưới đây:

  • Là một bệnh cơ tim vô căn.
  • Các triệu chứng suy tim (phù, gan to, khó thở,…) xuất hiện ở tháng cuối thai kỳ hoặc trong 5 tháng đầu sau sinh.
  • Chưa có dấu hiệu – tiền sử suy tim trước đây.
  • Không tìm được bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào khác giải thích triệu chứng của  suy tim.
  • Chức năng tâm thu thất trái giảm với phân suất tống máu < 45%. Thất trái có thể giãn hoặc không.

2. Nguyên nhân gây bệnh cơ tim chu sản

Bệnh cơ tim chu sản có nguyên nhân cụ thể gây bệnh vẫn còn chưa rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học nghiên cứu về bệnh cơ tim chu sản đều đồng ý rằng bệnh do sự phối hợp của nhiều yếu tố bệnh sinh khác nhau, trong đó có một số yếu tố nổi bật như sau:

  • Mang thai khi tuổi lớn hơn 30
  • Người Châu Á và người gốc Phi
  • Mang thai nhiều thai nhi trong một thai kỳ
  • Mắc các bệnh lý khi mang thai như: tiền sản giật hoặc tăng huyết áp sau sinh.
  • Sử dụng chất kích thích như cocain.
  • Sử dụng thuốc giảm cơn co tử cung trên 4 tuần đường uống với thuốc đồng vận beta adrenergic, ví dụ như terbutaline.

Tiền sản giật là yếu tố góp phần gây nên bệnh cơ tim chu sản

Tiền sản giật là yếu tố góp phần gây nên bệnh cơ tim chu sản

Xem thêm: Bệnh cơ tim do rượu

3. Triệu chứng bệnh cơ tim chu sản

Như các trường hợp suy tim khác, thai phụ mắc bệnh cơ tim chu sản cũng có triệu chứng thường gặp của suy tim như: khó thở khi gắng sức, khó thở kịch phát về đêm, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, phù hai chi dưới,… Tuy nhiên các dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn là các biến đổi sinh lý khi mang thai, do đó có thể dẫn tới chẩn đoán và điều trị bệnh chậm trễ.
Một số trường hợp chức năng tim giảm nhiều (EF < 35%) và/hoặc buồng tim giãn lớn thì có thể tăng nguy cơ hình thành huyết khối buồng tim, gây ra biến chứng thuyên tắc mạch hệ thống.
Đôi khi có thể gặp triệu chứng tắc mạch phổi trên lâm sàng như ho máu, giảm thông khí phổi,… 

Triệu chứng thường gặp ở người bệnh suy tim rất dễ bị bỏ qua ở phụ nữ mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ

Triệu chứng thường gặp ở người bệnh suy tim rất dễ bị bỏ qua ở phụ nữ mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ

4. Chẩn đoán bệnh cơ tim chu sản

Hiện nay bệnh cơ tim chu sản được định nghĩa khi người bệnh có 3 yếu tố sau đây:

  • Triệu chứng suy tim xuất hiện trong tháng cuối thai kỳ hoặc trong vòng 5 tháng đầu sau khi sinh.
  • Không tìm được nguyên nhân giải thích triệu chứng suy tim.
  • Chức năng tâm thu thất trái giảm với phân suất tống máu EF < 45%.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám thận- tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

5. Điều trị bệnh cơ tim chu sản

Điều trị bệnh cơ tim chu sản cũng tương tự như đối với điều trị suy tim cấp và suy tim mạn tính có giảm phân suất tống máu, bao gồm:

  • Liệu pháp oxy các mức độ và hỗ trợ huyết động bằng thuốc hoặc thiết bị cơ học khi cần thiết.
  • Điều trị giảm triệu chứng, chủ yếu là lợi tiểu để giảm triệu chứng ứ huyết (phù, gan to, tràn dịch đa màng,…) và dùng thuốc tăng sức co bóp cơ tim (thường dùng là digoxin).
  • Sử dụng các thuốc điều trị cải thiện tiên lượng tương tự do các bác sĩ tim mạch như với các người bệnh suy tim có phân suất tống máu giảm khác, bao gồm: ức chế men chuyển (ức chế thụ thể nếu không dung nạp hoặc chống chỉ định với ức chế men chuyển), chẹn beta giao cảm (khi tình trạng suy tim cấp đã ổn định), lợi tiểu kháng aldosterone.

Lợi tiểu, chẹn beta giao cảm và ức chế men chuyển/ức chế thụ thể luôn là 3 nhóm thuốc nền tảng trong điều trị suy tim

Lợi tiểu, chẹn beta giao cảm và ức chế men chuyển/ức chế thụ thể luôn là 3 nhóm thuốc nền tảng trong điều trị suy tim

Lợi tiểu, chẹn beta giao cảm và ức chế men chuyển/ức chế thụ thể luôn là 3 nhóm thuốc nền tảng trong điều trị suy tim

Lợi tiểu, chẹn beta giao cảm và ức chế men chuyển/ức chế thụ thể luôn là 3 nhóm thuốc nền tảng trong điều trị suy tim

Theo một số nghiên cứu trên thế giới ở nhóm người bệnh mắc bệnh cơ tim chu sản, có tỉ lệ nhất định chức năng tim của người bệnh sẽ hồi phục về mức bình thường sau điều trị khoảng 6 tháng đến 3 hoặc 5 năm, do đó chỉ định sử dụng các thiết bị hỗ trợ chức năng tim hoặc chống rối loạn nhịp nguy hiểm như CRT (thiết bị tái đồng bộ cơ tim) và ICD (máy khử rung tự động) cần hết sức cân nhắc và trên thực tế vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa có khuyến cáo rõ ràng.
Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh có thể có lợi ích từ một số liệu pháp khác như thuốc chống tiết sữa bromocriptine, thuốc ức chế miễn dịch hoặc globulin miễn dịch, tuy nhiên tất cả chỉ là một vài trường hợp nhất định, chưa có khuyến cáo cụ thể.

Một số nhóm thuốc cụ thể, ví dụ globulin miễn dịch có thể có lợi ích trong một số trường hợp nhất định

Một số nhóm thuốc cụ thể, ví dụ globulin miễn dịch có thể có lợi ích trong một số trường hợp nhất định

6. Tiên lượng cho người mắc bệnh cơ tim chu sản

Khoảng 50% người bệnh mắc bệnh cơ tim chu sản thì chức năng tim sẽ trở về mức bình thường hoặc gần bình thường sau 6 tháng tới 1 năm. 50% người bệnh còn lại, một phần sẽ tiếp tục nặng dần lên theo thời gian, thậm chí dẫn tới tử vong, một phần tiến triển tới suy tim ứ huyết mạn tính.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/09/2022 - Cập nhật 20/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

12/03/2024

122 Lượt xem

6 Phút đọc

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

11/03/2024

140 Lượt xem

11 Phút đọc

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

11/03/2024

139 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

11/03/2024

87 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG