Bệnh còi xương là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Nếu trẻ không được hỗ trợ và điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tầm vóc của trẻ.
1. Bệnh còi xương là bệnh gì?
Bệnh còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D, hoặc do rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Đây là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi.
Sau nhiều dự án sàng lọc, cải thiện vi chất ở trẻ tỷ lệ còi xương ở nước ta đã giảm tuy nhiên bệnh vẫn còn tồn tại nhiều trong cộng đồng. Theo thống kê của Viện nhi Trung Ương, tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi ở nước ta bị còi xương là 9,4%.
Khi tình trạng dinh dưỡng có dấu hiệu thay đổi, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa dinh dưỡng có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
Bệnh còi xương
2. Nguyên nhân của bệnh còi xương
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh còi xương tuy nhiên 3 nhóm nguyên nhân dưới đây là thường gặp nhất.
a. Thiếu ánh nắng mặt trời
Cơ thể sử dụng vitamin D từ 2 nguồn chính là nội sinh và ngoại sinh. Trong đó vitamin D ngoại sinh đa số sẽ được lấy từ thức ăn như trứng, cá biển, nấm… Loại này chiếm khoảng 20% lượng vitamin D cơ thể cần. Trung bình khoảng 20 - 40IU/ngày.
Phần lớn Vitamin D được cung cấp từ nguồn nội sinh. Tức là do cơ thể tự tổng hợp ra, nhưng quá trình này sẽ cần tới ánh sáng mặt trời. Cụ thể là khi da tiếp xúc với tia cực tím, 7 dehydro cholesterol (tiền vitamin D)ở trên da sẽ được chuyển đổi thành vitamin D.
Thiếu ánh nắng mặt trời là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới thiếu vitamin D. Người Việt Nam có quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với ánh nắng sớm sẽ hay bị ốm nên nguy cơ này lại càng cao.
Thiếu ánh nắng mặt trời là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới thiếu vitamin D
b. Sai lầm trong chế độ ăn
Mặc dù lượng vitamin D lấy từ chế độ ăn hàng ngày khá thấp. Tuy nhiên chế độ ăn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hấp thu và phát huy tác dụng của vitamin D. Một số sai lầm thường gặp khiến trẻ bị thiếu vitamin D do chế độ ăn gồm có:
- Cho trẻ dưới 1 tuổi ăn sữa bò.
- Khẩu phần ăn quá nhiều tinh bột, chất đạm gây toan chuyển hoá
- Nấu cháo, bột cho bé không hoặc sử dụng ít dầu,mỡ
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám dinh dưỡng tại các phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
c. Các yếu tố khác
Ngoài ra một số nguyên nhân gây ra bệnh còi xương có thể kể tới như:
- Tuổi: càng nhỏ càng dễ bị còi xương
- Tiền sử thai sản: trẻ có đẻ non không? Trẻ có bị suy dinh dưỡng bào thai không?
- Mắc các bệnh nhiễm khuẩn
- Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài.
- Trẻ thừa cân, béo phì
2. Triệu chứng bệnh còi xương
Triệu chứng bệnh còi xương có những biểu hiện lâm sàng như sau:
a. Các biểu hiện ở hệ thần kinh
- Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm)
- Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình
- Rụng tóc gáy (dấu hiệu bò liếm do trẻ ra mồ hôi nhiều)
- Đối với còi xương cấp có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, nấc khi ăn. Hoặc có thể có các cơn co giật do hạ canxi máu.
- Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò.
Triệu chứng bệnh còi xương
b.Các biểu hiện ở xương
- Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh.
- Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn.
- Lồng ngực hình ngực gà, chuỗi hạt sườn.
- Vùng cổ chân, cùng cổ tay, xương chi cong.
- Toàn thân: Nếu không được điều trị trẻ chán ăn suy dinh dưỡng, da xanh, thiếu máu, lách to.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các bài viết về chuyên khoa dinh dưỡng, để có chế độ ăn hợp lý, chế biến phù hợp và đa dạng, duy trì các chất dinh dưỡng.
3. Điều trị bệnh còi xương ở trẻ nhỏ như thế nào?
Bổ sung vitamin D, canxi và thay đổi chế độ ăn của trẻ là biện pháp bắt buộc để điều trị còi xương.
Trong đó:
- Vitamin D (dùng chế phẩm vitamin D3 hoặc vitamin D2): 2000 - 4000 đơn vị/ngày x 4 -6 tuần. Nếu trẻ chẩn đoán nhiễm khuẩn hoặc tiêu chảy: dùng liều cao 10.000 UI/ngày, thời gian dùng trong 10 ngày. Nếu trẻ không uống đều hoặc trường hợp nặng: dùng liều duy nhất 200.000UI
- Canxi: 0,5 - 1g/ngày
- Tắm nắng hàng ngày: 15 - 30 phút/ngày vào buổi sáng.
- Chế độ ăn: cho trẻ bú sữa mẹ, đảm bảo nhu cầu về protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Cho ăn bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chú ý dầu mỡ. Chọn thực phẩm giàu canxi, vitamin D
Ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi - Bác sĩ ơi là địa chỉ thăm khám online uy tín và tiện ích cho ba mẹ. Hãy liên hệ hotline 19003367 để được hỗ trợ đặt lịch khám sớm nhất ba mẹ nhé.
1900 3367