Cùng với nhóm bệnh mãn tính như tăng huyết áp và tim mạch, đái tháo đường thuộc nhóm những bệnh lý có người bệnh đến điều trị cao nhất nhì tại các bệnh viện. Giữa chúng có mối quan hệ nguyên nhân- biến chứng với nhau mà nếu không kịp thời can thiệp sẽ dẫn đến hậu quả không lường. Cụ thể trong bài viết dưới đây, ISOFHCARE muốn đề cập đến bệnh đái tháo đường - một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nguy hiểm hàng đầu.
1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường
a. Có 2 tuýp bệnh đái tháo đường
Nếu khoảng vài chục năm trước, bệnh đái tháo đường thường xuất hiện ở các nước phát triển và là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch và suy thận thì những năm trở lại đây, các nước đang phát triển như Việt Nam cũng đang gánh chịu những hậu quả khổng lồ mà bệnh mang lại.
Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2004: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin hoặc khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”.
Theo định nghĩa trên, bệnh đái tháo đường chia làm 2 tuýp:
- Tuýp 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin): Thường gặp ở người béo, trẻ tuổi do đảo tụy không sản xuất đủ lượng hormon insulin cần thiết để vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào sinh năng lượng hoạt động.
- Tuýp 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin): Thường gặp ở những người lớn tuổi, gầy. Ở tuýp này, hormon insulin vẫn được sản xuất đầy đủ một cách bình thường nhưng bị khiếm khuyết các receptor tiếp nhận glucose để vận chuyển vào trong các tế bào. Kết quả là lượng đường trong máu tăng cao trong khi các tế bào thiếu đường để sinh năng lượng gây ra các triệu chứng bệnh lý.
b. Triệu chứng điển hình thường gặp ở người mắc bệnh đái tháo đường
Tứ chứng “nhiều” là biểu hiện lâm sàng rất đặc trưng và dễ nhận biết người mắc bệnh tiểu đường gồm:
- Ăn nhiều nhưng vẫn nhanh đói.
- Uống nước nhiều nhưng luôn có cảm giác khát.
- Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
- Gầy nhiều (tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân).
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như:
- Mắt nhìn mờ.
- Mệt mỏi.
- Vết thương lâu lành.
- Cảm giác đau và tê ở chân, tay.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
2. Mối liên quan “bệnh lý” giữa đái tháo đường và bệnh tim mạch
Tại sao nói đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nguy hiểm hàng đầu?
Cơ thể con người là một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Bất kỳ một bất thường nào xảy ra và ảnh hưởng đến cơ quan này cũng đều có thể gây ra bệnh lý ở một cơ quan khác. Cụ thể trong bệnh đái tháo đường, tình trạng đường trong máu cao và kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh.
- Về tổn thương mạch máu: Trước tình huống mạch máu bị tổn thương, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế sửa chữa bằng cách hình thành các cục máu đông trên thành mạch. Cục máu đông đủ lớn và bị bóc tách ra khỏi thành mạch, bị cuốn vào dòng mạch máu vận chuyển về tim nhẹ có thể gây tắc các nhánh tại chỗ chia rẽ mạch, nặng hơn là gây nhồi máu cơ tim cấp và nguy cơ tử vong rất cao.
- Về tổn thương các dây thần kinh: Đái tháo đường làm tổn thương các mạch máu và đồng thời cũng là tổn hại đến các dây thần kinh chi phối cho chúng. Dây thần kinh chi phối cho mạch máu đồng thời cũng điều khiển các hoạt động của tim, kết quả là làm cho người bệnh có biểu hiện của bệnh tim mạch. Nhịp tim nhanh khi nghỉ, hạ áp tư thế (khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng, người bệnh cảm thấy chóng mặt, choáng váng, đôi khi ngất xỉu do huyết áp hạ thấp) là những triệu chứng thường gặp.
Động mạch bị tổn thương, bị xơ vữa trong bệnh đái tháo đường làm người bệnh dễ bị huyết áp cao. Huyết áp cao cũng là một vấn đề nhức nhối hiện nay và là một gánh nặng đối với tim mạch khi nó được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”.
3. Làm sao để giảm biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường?
Bệnh đái tháo đường vốn là bệnh mãn tính rất khó điều trị dứt điểm hoàn toàn nên một khi kết hợp với bệnh tim mạch sẽ làm suy kiệt sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy mà kiểm soát biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường là một chiến lược điều trị bệnh tối ưu mà đội ngũ y bác sĩ tim mạch hướng đến. Hơn ai hết, đây là một chiến lược lâu dài đòi hỏi cần có sự chủ động của người bệnh để phối hợp với bác sĩ đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất cho chính mình.
- Áp dụng phương pháp quản lý đái tháo đường theo các bước ABCs
- A là kiểm tra A1c tức nòng độ đường trong máu trung bình trong 3 tháng vừa qua.
- B là BLOOD PRESSURE (là kiểm soát tốt huyết áp): Duy trì huyết áp mục tiêu ở người bệnh ĐTĐ là dưới 140/90 mmHg.
- C là cholesterol: Giảm hàm lượng cholesterol xấu LDL bằng cách giảm nguồn cung cấp hoặc sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn.
- S là STOP, là ngừng ngay việc hút thuốc lá.
- Duy trì lối sống khỏe mạnh
- Giảm căng thẳng, stress
- Dùng thuốc để bảo vệ tim mạch để dự phòng ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

4. Khám bệnh tim mạch trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa ngay trên ứng dụng
Mong rằng bài viết đã gửi đến cho bạn những thông điệp hữu ích về bệnh đái tháo đường và biến chứng tim mạch mà nó gây ra. Liệu bạn có đã hoặc đang mắc phải các triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch do đái tháo đường gây ra không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách hạn chế biến chứng của bệnh xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website IVIE - Bác sĩ ơi hoặc HOTLINE 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại để được hỗ trợ tư vấn một cách chân thành và nhiệt tình nhất.
App IVIE - Bác sĩ ơi là một ứng dụng được sử dụng rộng rãi Việt Nam giúp kết nối y bác sĩ và bệnh nhân từ xa chỉ bằng các bước đặt lịch thăm khám tại nhà đơn giản và rất dễ thực hiện chỉ với 4 bước. Đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khó khăn này, ISOFH đang đồng hành cùng chương trình Bác sĩ ơi, với đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện nổi tiếng có thể giúp tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Bước 1: Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại
Bước 2: Đăng ký/đăng nhập
Bước 3: Truy cập vào mục Bác sĩ ơi và tìm kiếm tên bác sĩ bạn mong muốn
Bước 4: Chọn ngày giờ khám phù hợp.
IVIE - Bác sĩ ơiIVIE - Bác sĩ ơi- tư vấn y tế từ xa, an tâm mùa bệnh dịch.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.