Nội dung chính
  • 1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì? 
  • 2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
  • 3. Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?
  • 4. Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không? có tử vong không?
  • 5. Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ
  • 6. Cách chữa bệnh đậu mùa khỉ       
Nội dung chính
  • 1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì? 
  • 2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
  • 3. Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?
  • 4. Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không? có tử vong không?
  • 5. Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ
  • 6. Cách chữa bệnh đậu mùa khỉ       
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

​​​​​​​Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?

"Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? " là các thắc mắc của rất nhiều người dân thời gian qua. Hiểu được băn khoăn của nhiều người, hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì? 
  • 2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
  • 3. Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?
  • 4. Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không? có tử vong không?
  • 5. Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ
  • 6. Cách chữa bệnh đậu mùa khỉ       

1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì? 

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Theo WHO đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp, gây ra bởi một loại virus có liên quan đến bệnh đậu mùa phổ biến. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như phát ban, sốt, đau đầu, và nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Các nguồn lây nhiễm có thể là chăn ga gối, quần áo, khăn mặt, dịch tiết và giọt bắn đường hô hấp. 

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Virus đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1958 sau khi xảy ra hai đợt bùng phát giống thủy đậu ở khỉ trong một phòng thí nghiệm nghiên cứu. Do đó, tên bệnh được đặt là bệnh đậu mùa khỉ. 

Mặc dù virus này thuộc họ Poxviridae, nhưng khác với virus đậu bò thường gây ra bệnh đậu mùa. Virus đậu mùa khỉ đã được phát hiện ở một số loài động vật khác nhau, bao gồm một số loài khỉ và động vật gặm nhấm. Mặc dù virus có khả năng lây sang người, nhưng con người không phải là ổ chứa tự nhiên của virus này.

Hầu hết người mắc bệnh đậu mùa khỉ đều hồi phục sau vài tuần và tỷ lệ tử vong không cao. Tuy nhiên, những ca bệnh đậu mùa khỉ trở nặng và tử vong thường có ở người tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu.

Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ

Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là do virus đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae, giống Orthopoxvirus gây ra. Virus này chia thành hai chủng chính: Congo và Tây Phi. 

Chủng Congo thường gây bệnh nặng hơn, với tỷ lệ tử vong đến 10% ở những ca bệnh nặng, trong khi chủng Tây Phi có tỷ lệ tử vong thấp hơn, khoảng 1% ở những ca bệnh nặng. 

Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ là từ các loại virus đậu mùa khỉ

Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ là từ các loại virus đậu mùa khỉ

2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ

Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi và nghiên cứu để hiểu rõ hơn. Nguy cơ lây bệnh có thể liên quan đến việc truyền nhiễm qua giọt bắn từ đường hô hấp. Nếu bạn sống chung hoặc tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện tại, hầu hết các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đều ở trẻ em.

Một số dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em dễ nhận biết như: 

  • Sốt và sốt cao, 
  • Đau nhức cơ, 
  • Sưng hạch bạch huyết, và phát ban. 

Thường thì bệnh này kéo dài từ 2 đến 4 tuần và triệu chứng xuất hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Sau khi sốt khởi phát, ngứa ngáy và phát ban xuất hiện trong vòng 1 - 3 ngày. Ban đầu, các nốt ban đầu sẽ xuất hiện lưa thưa, sau đó chúng sẽ lan rộng và có thể đến hàng nghìn nốt. Mỗi nốt ban đầu chứa dịch được gọi là mủ. Khi được điều trị tốt, những nốt này sẽ dần đóng vảy và tiêu biến cho đến khi da trở lại trạng thái bình thường.

Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em dễ nhận biết nhất

Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em dễ nhận biết nhất

Tuy nhiên, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em, gia đình nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. Vì sức đề kháng của các bé không cao bằng người lớn nên để lâu bệnh sẽ càng nguy hiểm hơn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ. 

Thời gian ủ bệnh bệnh đậu mùa khỉ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi virus đậu mùa khỉ xâm nhập vào cơ thể con người, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 6-13 ngày hoặc thậm chí là 5-21 ngày. Sau giai đoạn ủ bệnh này, các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện, bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, cảm giác ớn lạnh, kiệt sức và các tổn thương trên da, thường là các nốt ban đầu nổi mủ và sau đó vỡ ra.

Ngoài ra, quan trọng là ngay cả khi không có triệu chứng, một người bệnh vẫn có thể truyền virus đậu mùa khỉ cho người khác, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đầu tiền và dễ nhận biết nhất đó sốt, đau đầu mạnh, đau lưng và cơ, cảm giác ớn lạnh, và kiệt sức. Người mắc bệnh cũng có thể phát triển nổi hạch. Sau giai đoạn sốt ban đầu, phát ban thường xuất hiện trong vòng 1 đến 3 ngày và có thể xuất hiện ở các khu vực như:

  • Trên toàn khuôn mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ phát ban trên khuôn mặt).
  • Lòng bàn tay và bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay và bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%).
  • Miệng.
  • Mắt. 
  • Cơ quan sinh dục.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Các nốt ban đầu thường sần sùi trên bề mặt da, sau đó phát triển nghiêm trọng hơn thành mụn nước, sưng to, và dần chuyển thành mụn mủ, sau đó mới khô lại, đóng vảy và trở nên phẳng hơn. Thông thường, các biểu hiện bệnh đậu mùa khỉ sẽ dài từ 2 đến 4 tuần và tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt.

3. Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào là câu hỏi mà nhiều người rất thắc mắc. Thông thường, bệnh đậu mùa khỉ sẽ lây qua các đường sau đây:

  • Tiếp xúc với máu, chất lỏng trong cơ thể hoặc giọt bắn đường hô hấp của người bệnh hoặc động vật mắc bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với thịt của động vật bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
  • Tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh, chẳng hạn như chăn ga gối, khăn mặt, quần áo…
  • Tiếp xúc với phần da bị tổn thương của người mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu người mẹ bị mắc bệnh trước đó.

Tuy tiếp xúc gần với người bệnh được xem là yếu tố nguy cơ làm lây lan bệnh đậu mùa khỉ, nhưng vẫn chưa có kết luận chắc chắn về việc bệnh này có thể lây truyền qua đường tình dục hay không. Điều này cần thêm các nghiên cứu khác để được xác định rõ hơn.

4. Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không? có tử vong không?

Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm nữa đó là bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không? Bệnh đậu mùa khỉ thường gây phát ban, mẩn đỏ, và ngứa ngáy trên toàn cơ thể. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Hoa Kỳ), cứ 10 trường hợp bệnh đậu mùa khỉ nặng thì có 1 trường hợp dẫn đến tử vong. Và những ca tử vong thường do gặp một số biến chứng nặng, như:

  • Viêm phế quản phổi;
  • Nhiễm trùng huyết;
  • Viêm mô não, viêm não
  • Nhiễm trùng giác mạc, lớp ngoài trong của mắt
  • Nhiễm trùng thứ cấp
  • Nhiễm trùng giác mạc và dẫn đến mất thị lực.

Theo thống kê, đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong từ 0.03% (so với cúm là 0.15% và covid 19 là 3.4%) nên nhiều người còn chủ quan. 

Tuy nhiên, việc khám, tư vấn với bác sĩ giàu kinh nghiệm là vô cùng cần thiết khi có triệu chứng của bệnh. Khi chưa thể đến viện khám, bệnh nhân và gia đình tham khảo khám bệnh online với bác sĩ qua App IVIE - Bác sĩ ơi, tại đây:

Tải app

Bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong không quá cao

Bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong không quá cao

5. Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ

Hiện tại đã có ca bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam, vì thế người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh ngay lập tức. Dưới đây là một số cách phòng bệnh đậu mùa khỉ an toàn và hiệu quả: 

  • Tránh tiếp xúc gần với các loài động vật có nguy cơ nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ như: Động vật chết trong các khu vực mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc động vật có dấu hiệu nghi ngờ về nhiễm bệnh.
  • Thực hiện ăn chín và uống nước đã sôi. Chỉ ăn thịt động vật có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã qua kiểm định.
  • Tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đặc biệt không chạm vào các vật dụng cá nhân của người có nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Cách ly lập tức những người có triệu chứng bệnh hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người khác.
  • Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa để hạn chế khả năng nhiễm bệnh. Hiện chưa có vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ, nhưng việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ khi có sẵn.
  • Nâng cao ý thức về phòng tránh dịch bệnh bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến bệnh.

Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ

Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ

6. Cách chữa bệnh đậu mùa khỉ       

Hiện tại, chưa có phương pháp hoặc thuốc đặc trị cho bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, bệnh này thường tự giảm và tự khỏi mà không cần điều trị, nên người bệnh không cần quá lo lắng.

Có một số loại thuốc được nghiên cứu cho việc điều trị đậu mùa khỉ, như thuốc kháng vi rút cidofovir, tecovirimat và brincidofovir (CMX001). Tuy nhiên, chưa có loại thuốc nào được sử dụng rộng rãi trong các vùng dịch để điều trị bệnh đậu mùa khỉ.

Cách chữa bệnh đậu mùa khỉ

Cách chữa bệnh đậu mùa khỉ

Ngoài ra, người đã tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa vẫn có nguy cơ mắc bệnh, các triệu chứng thường nhẹ hơn, không phát triển nặng và nhưng cũng không nên chủ quan. Vì chưa có thuốc đặc trị cho bệnh nên cách chữa bệnh đậu mùa khỉ tốt nhất đó là giữ vệ sinh cho môi trường sống của mình, ăn chính uống sôi, tiêm vaccine phòng bệnh, tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh đậu mùa khỉ để tránh bị nhiễm bệnh. 

Ngoài ra, nếu bạn thấy có những dấu hiệu của bệnh, chưa thể đi khám ngay tại các bệnh viện, thì App IVIE - Bác sĩ ơi có nhiều bác sĩ hỗ trợ khám, tư vấn chuyên sâu cho người dân mắc đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm, ngay tại nhà, bạn tải App ngay dưới đây để được hỗ trợ:

Tải app

Khám, tư vấn sức khỏe phòng tránh đậu mùa khỉ với bác sĩ chuyên khoa

Khám, tư vấn sức khỏe phòng tránh đậu mùa khỉ với bác sĩ chuyên khoa

Như vậy, IVIE - Bác sĩ ơi đã giải đáp một số thắc mắc của mọi người về vấn đề: Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Nguyên nhân gây gây ra bệnh đậu mùa khỉ? Cách phòng tránh và cách chữa bệnh đậu mùa khỉ. Hy vọng các thông tin trên bài mang lại nhiều giá trị hữu ích với bạn đọc. Nếu muốn đặt lịch khám, tư vấn bệnh đậu mùa khỉ online tại nhà, bạn liên hệ ngay App đặt lịch khám bệnh: 1900.3367 để được tư vấn, và hỗ trợ tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 06/10/2023 - Cập nhật 06/10/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

​​​​​​​Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Có nguy hiểm...

​​​​​​​Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Có nguy hiểm...

"Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? " là các thắc mắc của rất nhiều người dân thời gian qua. Hiểu được băn khoăn của nhiều người, hãy ...

06/10/2023

447 Lượt xem

8 Phút đọc

Bệnh Cúm A bùng phát tại Hà Nội, các triệu chứng cần lưu ý

Bệnh Cúm A bùng phát tại Hà Nội, các triệu chứng cần lưu ý

Bệnh Cúm A là gì?, Dịch cúm A trái mùa tại Hà Nội cần lưu ý gì?, Triệu chứng của bệnh cúm A, Chẩn đoán và cách điều trị cúm A...Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu ...

19/07/2022

806 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG