Nội dung chính
  • 1. Bệnh đậu mùa là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa
  • 3. Triệu chứng của bệnh đậu mùa
  • 4. Các giai đoạn phát triển của bệnh đậu mùa
  • 5. Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa
Nội dung chính
  • 1. Bệnh đậu mùa là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa
  • 3. Triệu chứng của bệnh đậu mùa
  • 4. Các giai đoạn phát triển của bệnh đậu mùa
  • 5. Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh đậu mùa: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa

Bệnh đậu mùa là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi và thường gặp ở trẻ em. Vậy bệnh đậu màu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh như thế nào? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Bệnh đậu mùa là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa
  • 3. Triệu chứng của bệnh đậu mùa
  • 4. Các giai đoạn phát triển của bệnh đậu mùa
  • 5. Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa

1. Bệnh đậu mùa là gì?

Bệnh đậu mùa do một loại siêu vi mang tên Variola virus gây ra. Là một căn bệnh truyền nhiễm, nó gây mất thẩm mỹ và bệnh đậu mùa thời xưa có thể đe dọa tính mạng con người. Nhưng cũng nhờ vào sự phát triển y tế toàn cầu nên căn bệnh truyền nhiễm này đã bị xóa sổ. Tuy nhiên, các kế hoạch luôn được dự trù để đối phó với virus đậu mùa.

Người bệnh đã mắc virus đậu mùa khi nói, hắt hơi nhảy mũi hoặc ho... các virus đó sẽ theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Vì thế, người khác hít phải sẽ lây bệnh đậu mùa ngay.

2. Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thuộc chi Orthopoxvirus có kích thước tới 300 micromet, ở môi trường thời tiết khô hanh virus sống được rất lâu ở nhiệt độ từ 4-200C và có thể sống được từ 3 đến 17 tháng. Còn với môi trường thời tiết khô, thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu oxy không bị diệt trong nhiều năm, ở vảy đậu sống được một năm.

Bệnh sẽ lây chủ yếu qua đường hô hấp. Người mắc bệnh sẽ có hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc toàn thân nặng, bệnh sẽ phát ban từ dát sẩn đến phỏng nước, hóa mủ và sau đó sẽ để lại sẹo vĩnh viễn. Bệnh đậu mùa rất dễ gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm “bệnh tối nguy hiểm”. Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox).

Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Triệu chứng của bệnh đậu mùa

Bệnh sẽ không có rõ ràng ở giai đoạn đầu vì virus sẽ phát triển âm thầm trong cơ thể ở giai đoạn này. Sau đó người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: 

  • Sốt
  • Khó chịu trong người
  • Đau đầu
  • Người mệt mỏi
  • Đau lưng dữ dội
  • Có thể có tình trạng buồn nôn.

4. Các giai đoạn phát triển của bệnh đậu mùa

Giai đoạn phát triển bệnh đậu mùa

Khi mắc bệnh đậu mùa sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau:

a. Thời gian ủ bệnh

Trong thời gian này bệnh sẽ kéo dài từ 12 đến 13 ngày và ngắn nhất là 5 ngày, lâu nhất là 15 ngày

b. Thời kỳ khởi phát

Bệnh sẽ khởi phát bằng cách sốt cao và rét run một cách tự nhiên, nhiệt độ sẽ lên đến 40 - 41 độ C. Bệnh nhân sẽ cảm thấy người mệt mỏi đau đầu, chóng mặt ù tai hoa mắt đau bụng đau dọc sống lưng thắt lưng và cơ khớp khiến bệnh nhân phải nằm liệt giường kèm theo bí đái sau vài giờ khởi phát.

Sẽ nôn liên tục, đau thượng vị xung huyết da mặt và kết mạc mắt chảy nước mắt. Người bệnh sẽ có hiện tượng ho, đau rát họng và khó thở.

c. Thời kỳ toàn phát

Ở ngày thứ 4 của bệnh, người bệnh sẽ giảm sốt và cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đồng thời sẽ xuất hiện các nốt màu hồng nhạt từ trên xuống. Đầu tiên sẽ ở trán, thái dương sau đó sẽ lan xuống cổ, gáy, tay, trước ngực và cuối cùng là chân. Ban mọc toàn thân càng xuống chân ban mọc càng thưa sau 48 giờ. Niêm mạc miệng, mắt, mũi sẽ có ban xuất hiện như các nốt phỏng để lại, sẽ gây cho bệnh nhân đau, ho và mất tiếng.

Ở ngày thứ 7 - 8 của bệnh: Nốt phỏng sẽ trở thành đục mủ, phù nề xung quanh, đỏ sẫm hơn và trung tâm mụn lõm xuống. Quá trình mụn đậu hóa mủ sẽ có thứ tự từ trên xuống dưới. Toàn thân người bệnh sẽ nặng trở lại ban ngày sẽ sốt vừa và ban đêm sẽ sốt lên 40 độ C, nhắc đầu, nói mê, mạch nhanh, huyết áp thấp,...

Ở ngày 12 - 13 mụn mủ sẽ khô đi và đóng vảy màu vàng nâu và quá trình đóng vảy cũng sẽ theo thứ tự từ trên xuống dưới.        

d. Thời kỳ lui bệnh

Khi các mụn đậu mọc được 20 ngày nó sẽ bong dần để lại sẹo nõm màu nâu và sau vài tháng sẽ chuyển màu trắng bóng, sâu nhất sẽ ở mặt mũi trán và sẹo này sẽ tồn tại suốt đời.

5. Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa

a. Phương pháp điều trị

Điều trị thủy đậu

Nếu bạn mắc bệnh đậu mùa, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị. Để bệnh được thuyên giảm và an toàn khi điều trị, người bệnh cần lưu ý:

  • Mặc đồ rộng, vải mềm mịn và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió.
  • Không gãi hay chạm vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dùng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Khi có dấu hiệu của biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến bệnh viện uy tín để khám chữa kịp thời.
  • Hãy chủ động cách ly thật tốt  tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.
  • Với các nốt mụn nước trên cơ thể, nên dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.
  • Khi mụn nước vỡ ra, sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Tuyệt đối không dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
  • Ngoài ra không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

b. Cách phòng ngừa

Hiện nay, tiêm chủng vaccine thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu là vô cùng quan trọng. Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định. Lịch tiêm như sau:

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi. 
  • Mũi 2: Tiêm cho trẻ từ 1 - 13 tuổi: tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Trẻ 13 tuổi trở lên: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. 

Đặc biệt khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà chưa tiêm ngừa vaccine thủy đậu, cần tiêm chủng trong 3 ngày sau đó. Không dùng chung đồ với người nhiễm bệnh, không chạm vào các mụn nước thủy đậu. Người bệnh cần cách ly với người thân cũng như cộng đồng, tránh để lây nhiễm rộng rãi.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/11/2021 - Cập nhật 08/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

Icon thời gian
19/01/2022
4724 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

Icon thời gian
19/01/2022
1524 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

Icon thời gian
19/01/2022
1113 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

Icon thời gian
19/01/2022
1388 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG