Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng khi mắc thủy đậu
  • 2. Quan niệm thủy đậu kiêng gió, kiêng tắm liệu có đúng?
  • 3. Mắc thủy đậu nên làm gì?
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng khi mắc thủy đậu
  • 2. Quan niệm thủy đậu kiêng gió, kiêng tắm liệu có đúng?
  • 3. Mắc thủy đậu nên làm gì?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng tắm?

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh được coi là lành tính và phải kiêng khem đủ thứ trong quá trình mắc. Trong đó, việc thủy đậu kiêng gió có thực sự đúng và thực sự cần? Việc kiêng gió không phải là đúng, không những không tốt mà còn kìm hãm quá trình khỏi bệnh của cơ thể.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng khi mắc thủy đậu
  • 2. Quan niệm thủy đậu kiêng gió, kiêng tắm liệu có đúng?
  • 3. Mắc thủy đậu nên làm gì?

Căn bệnh thường diễn ra khi thời tiết bước vào giai đoạn nồm ẩm, đặc biệt là vào mùa xuân. Theo dân gian truyền lại, khi mắc thủy đậu để nhanh chóng khỏi bệnh thì cần kiêng gió, kiêng tắm. Trên thực tế, đây lại là quan niệm hết sức sai lầm, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng và kéo dài lâu hơn.

1. Triệu chứng khi mắc thủy đậu

Bệnh thủy đậu  có tác nhân gây bệnh là virus Varicella Zoster (VZV) thuộc họ virus Herpesviridae.

Trên lâm sàng Varicella Zoster gây hai loại bệnh cảnh khác nhau là thuỷ đậu và Herpes zoster hay Zona. Hiện tượng này được giải thích là đối với người chưa có miễn dịch thì Varicella Zoster gây nên bệnh cảnh thủy đậu. 

Trong những tình huống suy giảm miễn dịch hoặc có một số điều kiện thuận lợi, dựa trên một nhiễm khuẩn đã có từ trước Varicella Zoster sẽ tái hoạt động tạo nên bệnh cảnh Zona. Vì vậy bệnh cảnh Zona chỉ hay gặp ở người trưởng thành.

Ổ chứa bệnh duy nhất của virus: con người. Khi người mắc bệnh ho và hắt hơi thì virus sẽ được phát tán qua đường hô hấp qua những bụi nước trong không khí. Bệnh cũng có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Căn bệnh thường diễn ra khi thời tiết bước vào giai đoạn nồm ẩm, đặc biệt là vào mùa xuân.

Căn bệnh thường diễn ra khi thời tiết bước vào giai đoạn nồm ẩm, đặc biệt là vào mùa xuân. 

Bệnh qua từng thời kỳ thường có những biểu hiện khác nhau. Thời gian ủ bệnh thường 7-10 ngày, đa phần người bệnh đều không có biểu hiện khác thường. Do phản ứng của cơ thể với virus nên sau đó sẽ có những cơn sốt nhẹ (từ 37,5 – 38 độ C) kèm theo những nốt ban đỏ mọc chìm dưới da và nổi dần lên bề mặt da sau 1 – 2 ngày. Các nốt mụn này có kích thước to dần và tự vỡ sau khoảng 3 – 4 ngày xuất hiện.

Trong suốt quá trình mắc, bệnh chỉ kéo dài trong khoảng 10 – 15 ngày nhưng có đến 4 – 5 lượt mụn mọc. Mụn thủy đậu có nhiều hình thái đa dạng và có nhiều độ tuổi khác nhau như:  mụn đỏ, mụn nước và mụn đã đóng vảy. Khi người bệnh bước vào giai đoạn thoái triển thì các mụn nước sẽ bắt đầu vỡ ra và đóng vảy. Nếu chăm sóc kĩ và đúng cách thì bệnh sẽ mau chóng khỏi và hoàn toàn không để lại sẹo.

Nhưng từ lâu, theo dân gian xa xưa về quá trình chăm sóc cũng như chữa bệnh đã có nhiều quan niệm sai lầm gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, gây ra thêm nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, phải kể đến quan niệm thủy đậu kiêng gió, kiêng nước làm cho tổn thương nhiễm trùng càng ngày càng lây lan rộng hơn.

2. Quan niệm thủy đậu kiêng gió, kiêng tắm liệu có đúng?

Quan niệm về mắc thủy đậu cần kiêng gió là quan niệm đã xưa cũ và sai lầm. Mùa thủy đậu bắt đầu hình thành dịch là vào mùa xuân, mùa hạ, với khí hậu thời tiết khá nóng nực.

Đặc trưng xuất hiện ở thủy đậu là các nốt mụn nước nổi trên da, vị trí mọc rải rác toàn thân. Bản thân các nốt mụn nước thủy đậu đã gây nên tình trạng khó chịu, ngứa rát. Trong trường hợp các nốt mụn này bị nhiễm trùng, sẽ hình thành vết thương sâu và nặng hơn và để lại sẹo trong quá trình hồi phục. Kèm theo đó, quá trình điều trị cũng sẽ bị kéo dài và khó khăn hơn.

Khi mắc thủy đậu cần giữ vệ sinh sạch sẽ.

Khi mắc thủy đậu cần giữ vệ sinh sạch sẽ.

Khi chúng ta kiêng tắm, những vi khuẩn có hại không được rửa trôi mà sẽ bắt đầu tích tụ dần trên bề mặt da. Từ đó vô hình chung khiến tình trạng nặng lên vì tăng cao nguy cơ bội nhiễm ở các nốt mụn thuỷ đậu. 

Theo như quan niệm dân gian, khi mắc thuỷ đậu người bệnh cần bịt kín người, mặc nhiều quần áo, hở càng ít càng tốt. Nhưng thời tiết diễn ra bệnh chủ yếu vào mùa nắng nóng, cơ thể bịt kín, không thông thoáng kèm theo không bật quạt, bí bách dẫn đến tình trạng cơ thể ra mồ hôi liên tục, ngứa ngáy, nốt mụn ma sát với quần áo, từ đó hình thành ổ vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Bệnh từ đó không những không thuyên giảm mà thậm chí còn có tình trạng nặng thêm. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh.

Nhưng không vì thế mà khi sức đề kháng đang bị suy giảm thì người bệnh lại đứng ở những nơi gió quá mạnh. Chỉ nên nghỉ ngơi ở những địa điểm thoáng mát, gió nhẹ.

Theo thống kê nghiên cứu cho thấy, khi mắc thủy đậu với những người bệnh có đề  kháng tốt thì chỉ trong khoảng thời gian ngắn, trung bình là 10 ngày, thì bệnh sẽ tự khỏi, không để lại biến chứng gì đến cơ thể. Nhưng không vì vậy mà chủ quan trước những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3. Mắc thủy đậu nên làm gì?

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng.

Khi mắc thủy đậu, có một số điểm cần kiêng khem để tránh những di chứng và thúc đẩy quá tình nhanh khỏi của cơ thể. Nhưng cần kiêng có khoa học, kiêng gió, kiêng nước là quan niệm sai lầm. Khi mắc thủy đậu, người bệnh nên làm gì để bệnh mau khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, vitamin, chất xơ,..  giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Vệ sinh cá nhân: tắm rửa thường xuyên, giặt giũ quần áo, mặc đồ thoáng mát, thấm hút tốt.
  • Người bệnh không nên đến nơi đông người hoặc tiếp xúc với những đối tượng có ngu cơ cao dễ có khả năng lây bệnh ( phụ nữ có thai, trẻ em, người chưa mắc thủy đậu, người chưa tiêm vacxin).
  • Khi mắc bệnh, cần sử dụng đồ dùng cá nhân riêng ( bát đũa, chăn gối, quần áo, cốc,…)
  • Để hạn chế hình thành sẹo xấu, kích thích da gây dị ứng, chậm quá trình phục hồi, cần kiêng một số loại thực phẩm: rau muống, thịt bò, trứng, đồ nếp, đồ uống có cồn…
  • Sử dụng methylen xanh sát khuẩn: 2- 3 lần đối với các nốt phỏng nước đã bị vỡ.
  • Nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/01/2022 - Cập nhật 19/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4463 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

956 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1226 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG