Đa phần đối với người dân thủy đậu được coi là một bệnh nhưng không vì vậy mà chúng ta coi thường những biến chứng mà thủy đậu đem lại. Bệnh có thể để lại những rắc rối lớn khi chính bản thân bạn không hiểu rõ về nó. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về bệnh thủy đậu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thủy đậu là bệnh lý?
Bệnh thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm, gây dịch, do virus Varicella Zoster (hay còn gọi là Herpes varicella) gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, trên lâm sàng bệnh có biểu hiện sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc. Bệnh thường diễn biến lành tính, tuy nhiên có thể có một số biến chứng như viêm não, viêm phổi... Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch bền vững.
2. Tác nhân gây bệnh thủy đậu

Tác nhân gây bệnh là virus Varicella Zoster (VZV) thuộc họ virus Herpesviridae.
Trên lâm sàng Varicella Zoster gây hai loại bệnh cảnh khác nhau là thuỷ đậu và Herpes zoster hay Zona. Hiện tượng này được giải thích là đối với người chưa có miễn dịch thì Varicella Zoster gây nên bệnh cảnh thủy đậu.
Trong những tình huống suy giảm miễn dịch hoặc có một số điều kiện thuận lợi, dựa trên một nhiễm khuẩn đã có từ trước Varicella Zoster sẽ tái hoạt động tạo nên bệnh cảnh Zona. Vì vậy bệnh cảnh Zona chỉ hay gặp ở người trưởng thành.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
3. Con đường phát tán bệnh thủy đậu
Con người là ổ chứa bệnh duy nhất với virus Herpes varicella. Người bệnh phát tán virus qua những bụi nước của đường hô hấp khi ho và hắt hơi. Ngoài ra bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với các phòng nước của người bệnh.
Bệnh xảy ra quanh năm, ở phía Bắc hay gặp vào cuối đông và mùa xuân, trong khi ở phía Nam tập trung vào tháng 3 đến tháng 5 hằng năm. Đối với những người chưa có miễn dịch, tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu có tỷ lệ lây nhiễm cao đến 90%. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em (90%) là những cơ thể chưa có đáp ứng miễn dịch, tuổi mắc bệnh thường ở lứa tuổi 5 - 9 tuổi. Sau nhiễm bệnh, người bệnh có đáp ứng miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi có vấn đề về miễn dịch hoặc do nồng độ kháng thể đã giảm nhiều sau tiêm chủng, ở người trưởng thành có thể nhiễm lại Herpes varicella và thường biểu hiện bệnh cảnh Zona
4. Triệu chứng của bệnh thủy đậu biểu hiện ở người bệnh
-Thời kỳ ủ bệnh: từ 10 - 21 ngày, trung bình từ 14 : 17 ngày. Thời kỳ này hoàn toàn yên lặng, không có triệu chứng.
-Thời kỳ khởi phát
- Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn.
- Tuy nhiên ở một số bệnh nhân có thể không có sốt, hoặc trên những cơ địa đang có vấn đề về miễn dịch bệnh nhân có sốt cao 39 - 40°C gây mê sảng có khi co giật.
- Trong giai đoạn này ở một số bệnh nhân có phát ban, kích thước vài mm, màu hồng, nổi trên mặt da, có thể có ngứa.
- Thời kỳ khởi phát thường kéo dài từ 24 - 48 giờ.
-Thời kỳ toàn phát
- Trong thời kỳ này biểu hiện tốt có xu hướng thuyên giảm, ở một số bệnh nhân có thể còn sốt cao và có tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
- Biểu hiện đặc trưng của thời kỳ này là xuất hiện ban phỏng nước. Khởi đầu là những nốt đỏ, nổi lên mặt da, sau vài giờ các nốt phỏng to dần có chứa dịch trong, xung quanh nốt phỏng có riềm da đỏ 1mm, đường kính của nốt phỏng khoảng 5 đến 10mm. Sau 48 - 72 giờ, các nốt phỏng vỡ để lại vết loét trợt nông trên mặt da, sau đó khô đóng vảy. Trên một vùng da tiếp tục có những ban mới xuất hiện hết đợt này đến đợt khác.
- Tình trạng ban phỏng nước có liên quan với tình trạng toàn thân, ban càng mọc dày bệnh nhân thường sốt cao và có tình trạng nhiễm độc rõ. Đôi khi có thể nổi hạch ngoại biên nhất thời. Các ban phỏng nước có thể kèm theo ngứa, khi gãi dễ gây vỡ các nốt phỏng và gây bội nhiễm vi khuẩn.

- Đặc điểm của ban thủy đậu là thường xuất hiện ở thân mình sau lan ra toàn thân, trên một vùng da lành có nhiều bạn phỏng nước ở nhiều lứa tuổi khác nhau, khi bạn vớ để lại vết loét trợt nông và đóng vảy. Thời gian ban mọc kéo dài từ 5 -7 ngày.
- Ban thủy đậu cũng có thể thấy ở niêm mạc như niêm mạc má, vòm họng, thanh quản, đường tiêu hóa, âm đạo, màng tiếp hợp... gây nên một số triệu chứng như nuốt đau, nôn, đau bụng, tiêu chảy, ho, khó thở, xuất huyết âm đạo....
- Ở phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối mắc thủy đậu thường có biến chứng nặng và khoảng 2% số trẻ sơ sinh sẽ có thủy đậu bẩm sinh với biểu hiện tổn thương sẹo trên da, giảm sản da và tật đầu nhỏ bẩm sinh.
- Khoảng 50% số trẻ sinh ra từ người mẹ mắc thủy đậu trong thời kỳ chu sinh, trước khi sinh 5 ngày đến sau sinh 2 ngày, sẽ có biểu hiện thủy đậu sau sinh 2 tuần. Đường lây truyền có thể qua nhau thai hoặc qua đường hô hấp
- Thời kỳ hồi phục
- Sau khi sấy khô và bong, nếu không có bội nhiễm người bệnh hồi phục nhanh chóng, các nốt vây bong liền da không để lại sẹo.

Nếu có các triệu chứng và trong mọi tình huống nếu có nghi ngờ mắc thủy đậu, nên nhanh chóng cách ly để tránh lây lan thành dịch và nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được điều trị và thăm khám sớm nhất.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.