Nội dung chính
  • 1. Dịch hạch là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 4. Cái chết đen mang tên dịch hạch
Nội dung chính
  • 1. Dịch hạch là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 4. Cái chết đen mang tên dịch hạch
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh dịch hạch: hiểm họa reo rắc ‘’cái chết đen’’

Đối với các nước đang phát triển, bệnh dịch hạch được coi là bệnh lý nguy hiểm nhất toàn cầu, reo rắc nỗi kinh hoàng và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bệnh có tính lây lan mạnh và diễn biến bệnh nhanh chóng. Khi phát hiện người mắc bệnh, cần báo cáo, khoanh vùng và cách ly, tìm phương án xử lý thích hợp.
Nội dung chính
  • 1. Dịch hạch là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 4. Cái chết đen mang tên dịch hạch

1. Dịch hạch là bệnh lý?

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở động vật hoang dã, đặc biệt là loài gặm nhấm, lan truyền sang các động vật khác và con người qua trung gian bọ chét đốt truyền bệnh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là tình trạng nhiễm khuẩn - nhiễm độc kết hợp với viêm hạch bạch huyết. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có viêm phổi hoặc có tình trạng nhiễm khuẩn huyết.

Một số trường hợp người bệnh mắc tình trạng viêm phổi.

Một số trường hợp người bệnh mắc tình trạng viêm phổi.

Bệnh dịch hạch đã được biết từ lâu trong lịch sử loài người và đã từng gây ra ít nhất 3 đại dịch lớn trên toàn cầu, với nhiều trường hợp mắc và tử vong. Đại dịch lần thứ nhất: Thế kỷ thứ 6 (527-565), nặng nhất ở châu Á, Âu và Địa Trung Hải. Riêng tại đế quốc La Mã, một nửa dân số đã tử vong vì bệnh dịch hạch. Đại dịch lần thứ hai: kéo dài trên 3 thế kỷ (14-17), nặng nhất ở châu Á và có tới 1/4 dân số châu Âu (25 triệu người) mắc bệnh. Dịch lan tràn tới các nơi khác như Trung Quốc, Anh, Ý, Pháp, Liên Xô. Đại dịch lần thứ ba: từ 1894 kéo dài đến thế kỷ XX.

2. Tác nhân gây bệnh

Bọ chét là trung gian truyền bệnh

Bọ chét là trung gian truyền bệnh

Yersinia pestis là cầu trực khuẩn gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae, không di động, không sinh nha bào, mọc trên phần lớn các loại môi trường cấy. Vi khuẩn bắt màu nhuộm Giemsa, đậm ở 2 đầu, phần giữa nhạt. 

Trên kính hiển vị có thể thấy vi khuẩn hiện diện ở bên trong hoặc bên ngoài bạch cầu đa nhân, sống tốt ở nhiệt độ 16-29°C, đất ẩm sống 3 tháng, điều kiện lạnh giữ vị khuẩn lâu. Vi khuẩn chết sau vài phút dưới ánh nắng mặt trời, sức nóng, phơi khô 55°C chết trong 15 phút; 100°C chết sau 1 phút, với thuốc tây thông thường như Cloramin 3%, acid phenic 1% hoặc HCl 1% vi khuẩn chết ngay.

Yersinia chỉ có 1 týp huyết thanh và có nhiều độc tố. Độc tố của vi khuẩn dịch hạch gồm: Phần vỏ có 2 kháng nguyên F1 và VW. Kháng nguyên F1 và VW giúp vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào của bạch cầu đa nhân, thích nghi với điều kiện ký sinh và phát triển nội bào. F1 còn có khả năng kích hoạt hệ thống bổ thế, được tạo ra trong điều kiện nhiệt độ khoảng 37°C, không gây độc với bọ chét.

Độc tố: vách tế bào có nội độc tố lipopolysaccharid tương tự như độc tố của các vi khuẩn Gram âm. Ngoài ra vi khuẩn còn sinh ngoại độc tố, trong đó có những độc tố chỉ gây độc cho chuột. Vi khuẩn cũng sản xuất ra pectisin I và II, tiết ra Fibrinolysin có liên quan với chức năng động máu.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Đặc điểm của bệnh

- Nguồn bệnh

Chủ yếu là loài gặm nhấm, trong tự nhiên có trên 200 loài khác nhau như sóc, cây, cáo Quan trọng nhất là loài chuột, đặc biệt là chuột cống và chuột đồng. Dịch hạch xảy ra gây tử vong hàng loạt cho loài chuột và thường gây dịch ở người sau 7- 18 ngày. Dịch ở người phụ thuộc vào 2 yếu tố, mức độ dịch ở loài động vật tại địa phương và mức độ tiếp cận với động vật bị bệnh và bọ chét.

Ở Việt Nam loài gặm nhấm có liên quan với truyền bệnh là: chuột rừng, thuột nhắt mái nhà, chuột cống, chuột nhà, chuột chù...

- Côn trùng trung gian

Bọ chét là trung gian truyền bệnh, chủ yếu là Xenopsylla cheopis, đôi khi là Pulex irrians, Bọ chét truyền bệnh giữa các loài gặm nhấm với nhau, giữa loài gặm nhấm và loài chuột, giữa loài chuột và con người.

Bọ chét Xenopsylla cheopis đóng vai trò quan trọng nhất, vì chúng có thể đốt nhiều loài gặm nhấm khác nhau và cả loài người. Bọ chét có càng sau to khỏe, có khả năng nhảy cao 15 cm và nhảy xa 25 cm nên dễ bám theo vật chủ.

- Đường lây

Khi bọ chét sống ký sinh và hút máu chuột bệnh. Khi chuột chết, bọ chét tìm vật chủ mới và khi đốt sẽ truyền vi khuẩn dịch hạch. Có thể con người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên khi bọ chét đi tìm vật chủ, trong dây truyền dịch tễ Chuột bệnh bọ chét chuột lành. Vi khuẩn có thể xâm nhập sang người bằng nhiều đường khác nhau

  • Qua da: khi bị bọ chét đốt.
  • Do tiếp xúc trực tiếp với động vật mang mầm bệnh, phân bọ chét.
  • Qua niêm mạc: vi khuẩn xâm nhập vào hầu họng.
  • Qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết hô hấp của bệnh nhân mang mầm bệnh.

4. Cái chết đen mang tên dịch hạch

Bệnh dịch hạch là nỗi ám ảnh kinh hoàng một thời.

Bệnh dịch hạch là nỗi ám ảnh kinh hoàng một thời.

Sau khi nhiễm vi khuẩn Yersina pestis từ môi trường sống người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, xa xẩm mặt mày, lạnh người đột ngột sau đó thì khi bệnh đến giai đoạn phát mạnh nhất sẽ là nổi hạch, nhiễm độc, nhiễm khuẩn trong cơ thể.

Ở tùy từng người mà các nốt hạch to nhỏ khác nhau, có người chỉ bé bằng hạt lạc có người lại sưng to như quả trứng gà. Ban đầu thì hạch nổi lên cứng chắc, nắm bóp thoải mái không đau, sau thì đau đớn vô cùng khi hạch hóa mủ. Trong trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng viêm màng não, nhiễm khuẩn tụ cầu… chết trong 3 đến 5 ngày.

Bệnh dịch hạch và mối nguy hại của chúng mang đến nỗi sợ hãi cho mọi người, chúng có thể lây lan qua đường hô hấp từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Dấu hiệu của người nhiễm khuẩn đầu tiên thường là suy phổi, nước bọt có máu loãng, viêm  họng có đờm, tràn dịch màng phổi, phù phổi…

Để đoán biết bệnh nhân có mắc bệnh hay không chỉ có thể xét nghiệm soi gram và chuẩn đoán phân biệt. Đặc biệt hơn nếu bệnh tái phát thể ba ở dạng dịch hạch thể phổi. Trường hợp này thường lây lan qua đường hô hấp, đường máu, thậm chí chỉ cần ngửi thấy mùi cũng có thể nhiễm bệnh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

Icon thời gian
19/01/2022
4715 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

Icon thời gian
19/01/2022
1520 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

Icon thời gian
19/01/2022
1108 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

Icon thời gian
19/01/2022
1384 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG