Bệnh lỵ amip: căn bệnh truyền nhiễm có tính chất khởi phát từ từ. Khi ở thời kỳ ủ bệnh, hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì, chỉ khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng, từ đó xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt cao,... Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây xem bệnh lỵ amip các biện pháp phòng tránh bệnh nhé!
Nội dung chính
- 1. Biến chứng bệnh lỵ amip
- 2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lỵ amip
- 3. Những đặc điểm khác nhau giữa Lỵ amip và Lỵ trực khuẩn
- 4. Tiên lượng bệnh lỵ amip
- 5. Phòng bệnh lỵ amip
1. Biến chứng bệnh lỵ amip
- Thủng ruột: niêm mạc và lớp dưới niêm mạc đại tràng bị phá huỷ nặng nề gây thủng ruột, dẫn đến viêm phúc mạc là biến chứng gây tử vong hay gặp nhất các thể trung bình và thể nặng, bệnh nhân đau bụng dữ dội, sốt cao, co cứng thành bụng. Cần xử trí ngoại khoa khẩn cấp.
- Xuất huyết tiêu hóa: do tổn thương mạch máu, đôi khi trầm trọng, cần truyền máu ngay và dùng thuốc diệt amip.
- Lồng ruột: thường gặp nhất ở vùng manh tràng.
- Viêm loét đại tràng
- Viêm ruột thừa do amip.
- Các biến chứng khác hiếm gặp: nhiễm khuẩn tiền liệt tuyến, nhiễm khuẩn âm đạo, áp xe não, áp xe lách.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lỵ amip
- Công thức máu: ít có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh, Số lượng bạch cầu không tăng, có thể thấy tăng tỷ lệ bạch cầu ưa acid. 7.2.
- Xét nghiệm phân
- Xét nghiệm soi phân tìm amip: có thể tìm thấy amip trong chất nhầy, máu. Cấy phân người bệnh sau khi đi ngoài ( trong vòng 2 giờ ).
- Cấy phân tìm amip
- Nội soi
- X quang đại tràng
- Huyết thanh chẩn đoán: Làm phản ứng ngăn ngưng kết cho tỉ lệ dương tính trên 80% trên bệnh nhân lỵ amip và 96- 100% trên bệnh nhân nhiễm amip ngoài ruột. Phản ứng huyết thanh âm tính ở người mang bào nang không triệu chứng. ở vùng nhiễm amip phổ biến, hiệu giá kháng thể cao ít có giá trị vì hiệu giá kháng thể thường cao trong nhiều năm sau giai đoạn nhiễm khuẩn cấp.
3. Những đặc điểm khác nhau giữa Lỵ amip và Lỵ trực khuẩn
a. Lỵ amip
- Dịch tễ học: Bệnh rải rác; hay gặp ở người lớn.
- Khởi bệnh: Không rõ.
- Lâm sàng:
- Không sốt ( trừ khi có biến chứng áp xe gan)
- Ít khi mất nước nặng
- Phân nhầy máu 5 - 10 lần/ngày
- Một rặn ít
- Phân lẫn máu tươi
- Tiến triển: dễ tái phát
b. Lỵ trực khuẩn
- Dịch tễ học: Có thể thành dịch; hay gặp ở trẻ nhỏ
- Khởi bệnh: Cấp tính.
- Lâm sàng:
- Có mất nước
- Đi ngoài nhiều lần, 20 - 30 lần/ngày
- Một rặn nhiều
- Lờ lờ máu cá
- Tiến triển: Bệnh khỏi, ổn định nhanh.
4. Tiên lượng bệnh lỵ amip
Tiên lượng thường tốt, trừ khi có biến chứng viêm phúc mạc do thủng đại tràng hay vỡ áp xe gan. Bệnh amip đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc thích hợp. Tỉ lệ tái phát khá cao (35%) sau 1 lần điều trị vì vậy cần theo dõi xét nghiệm phân mỗi tuần/một lần trong sáu tuần đầu, mỗi tháng 1 lần trong sáu tháng và mỗi sáu tháng 1 lần trong 2 năm.
5. Phòng bệnh lỵ amip
- Đối với nguồn lây
- Điều trị người lành mang bào nang, đặc biệt ở nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ.
- Vệ sinh các loại rác thải của người bệnh đúng cách.
- Đối với cộng đồng
- Tuyên truyền giáo dục vệ sinh, bao gồm vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch trước khi ăn, vệ sinh ăn uống như ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, và vệ sinh ngoại cảnh, diệt ruồi nhặng.
- Cắt ngắn móng tay, không để móng tay dài
- Diệt côn trùng ruồi muỗi, gián… tiêu diệt kẻ truyền bệnh trung gian
- Nguồn nước sử dụng trong gia đình cần có bộ lọc xử lý đảm bảo vệ sinh. Nếu chỉ sử dụng nước khử bằng Clo thì không diệt trừ được amip.
- Cung cấp nước sạch và xử lý tốt nước thải.
- Thay đổi các tập tục, thói quen không hợp vệ sinh.
- Phòng bệnh bằng thuốc diệt amip không hiệu quả.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng
28/12/2021 - Cập nhật
28/12/2021