Nội dung chính
  • Bệnh run tay chân là gì?
  • Bệnh run tay chân có nguy hiểm không?
  • Khi nào bị run tay chân cần đi khám bác sĩ?
  • Cách điều trị bệnh run tay chân
Nội dung chính
  • Bệnh run tay chân là gì?
  • Bệnh run tay chân có nguy hiểm không?
  • Khi nào bị run tay chân cần đi khám bác sĩ?
  • Cách điều trị bệnh run tay chân
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh run tay chân là gì? Có nguy hiểm không?

Run tay chân là một tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống và sức khỏe con người. Tuy nhiên một số người vẫn không biết bệnh run tay chân là gì và gây ảnh hưởng nghiêm trọng như nào về sau. Để biết thêm thông tin liên quan, hãy dành ra ít phút để đọc và tham khảo bài viết hữu ích sau của IVIE - Bác sĩ ơi nhé!
Nội dung chính
  • Bệnh run tay chân là gì?
  • Bệnh run tay chân có nguy hiểm không?
  • Khi nào bị run tay chân cần đi khám bác sĩ?
  • Cách điều trị bệnh run tay chân

Bệnh run tay chân là gì?

Run tay chân là bệnh gì? Theo các chuyên gia trong ngành, bệnh run tay chân là một hiện tượng, xảy ra khi cơ co rút không tự chủ dẫn đến rung lắc ở tay và chân. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi trung niên và người già. Để có thể nhận biết một cách rõ ràng hơn về bệnh lý này, bạn có thể tham khảo một số đặc điểm sau:

Bị run tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Bị run tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

  • Thường xuyên bị rung lắc nhẹ nhàng ở phần ngón tay, chân hoặc thậm chí là thân mình.

  • Khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật như: bát, đũa, kim chỉ…

  • Kèm theo một số triệu chứng như: gật đầu liên tục, giọng nói run rẩy… 

Phân loại các dạng run tay chân

Run tay chân có thể phân chia thành nhiều dạng khác nhau dựa vào nguyên nhân gây nên. Bao gồm:

  • Run thông thường: Đây là loại run khá phổ biến với đặc trưng rung ở phần cánh tay và bàn tay.

  • Run trương lực cơ: Khi co cơ quá mức sẽ dẫn đến tình trạng run tay chân kéo dài và tạo ra các tư thế bất thường.

  • Run do tâm/sinh lý: Thường khó nhận biết, xảy ra khi tâm  sinh lý gặp phải vấn đề và run ở nhiều vị trí trên cơ thể.

  • Run do tiểu não: Thường thấy run ở phần chân với tay sau khi hoàn tất một hành động có chủ ý.

  • Run Parkinson: Đây là dấu hiệu của bệnh Parkinson và chỉ xuất hiện khi cơ thể ở trạng thái thư giãn.

  • Run do tư thế đứng: Trường hợp này khá hiếm gặp nhưng có thể khiến bạn khó giữ thăng bằng do sự co cơ nhanh chóng ở phần chân.

Bệnh run tay chân có nguy hiểm không?

Nếu run tay chân ở mức độ nhẹ có thể không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi kéo dài thì triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và gây gián đoạn sinh hoạt của người bệnh.

Run tay chân lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống

Run tay chân lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống

Theo đó, nguyên nhân dẫn đến bệnh run tay chân được các chuyên gia xác định rằng:

  • Run vô căn: Do rối loạn chức năng thần kinh ở vùng điều khiến khiến rối loạn co rút cơ. Nó có thể bị di truyền theo yếu tố gen và thường bộc phát sớm.

  • Run sinh lý: Không phải là một loại rối loạn chức năng thần kinh, phát sinh do các tình trạng như: mệt mỏi, hạ đường huyết, hoạt động quá mạnh, thiếu ngủ… 

  • Run bệnh lý: Trong cơ thể mắc các bệnh lý như: tai biến mạch máu não, đa xơ cứng, Parkinson, chấn thương não… có thể gây ra hiện tượng run tay chân.

  • Run do tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng thuốc hen suyễn, thuốc chống trầm cảm, amphetamine… có thể gây ra tác dụng phụ làm run tay chân.

Khi nào bị run tay chân cần đi khám bác sĩ?

Tuy bệnh run tay chân khá phổ biến trong cuộc sống nhưng không vì thế mà lơ là đi mức độ nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất khi có các biểu hiện như:

  • Bị run tay chân không xác định được nguyên nhân và ngày càng nặng.

  • Tình trạng run gây ảnh hưởng, làm gián đoạn đến công việc và sinh hoạt.

  • Sau khi sử dụng thuốc gặp, cơ địa gặp tác dụng phụ run tay chân.

Tuy nhiên, người bệnh nên đi đến các địa chỉ khám bệnh uy tín để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Để tìm kiếm được cơ sở phù hợp, hãy truy cập vào website thăm khám online tiện ích IVIE - Bác sĩ ơi. Chỉ với một vài thao tác, bạn có thể dễ dàng lựa chọn bác sĩ giỏi, đặt lịch nhanh chóng và nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ IVIE - Bác sĩ ơi.

1900 3367

Đặt lịch khám bệnh run tay chân tại bệnh viện, phòng khám uy tín

 

Cách điều trị bệnh run tay chân

Bệnh run tay chân không thể điều trị dứt điểm, hiện nay các phương pháp chữa trị chỉ giúp làm giảm và kiểm soát triệu chứng này. Cụ thể như:

Một số điều trị bệnh run tay chân hiệu quả

Một số điều trị bệnh run tay chân hiệu quả

Dùng thuốc

Một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo để làm giảm run tay chân như: thuốc chẹn beta, thuốc chống động kinh, thuốc an thần, thuốc điều trị bệnh Parkinson… Tuy nhiên, người bệnh phải sử dụng dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Với mục đích giúp tối ưu hóa các rủi ro và đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Siêu âm cường độ hội tụ cao

Phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp bị run tay chân nặng và không có hiệu quả khi sử dụng thuốc điều trị chuyên biệt. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao cho phần não bộ gây rung. Qua đó làm tổn thương vùng não rung và loại bỏ triệt để nguyên nhân gây co rút.

Vận động

Liệu pháp vận động thông qua các bài tập trị liệu có thể giúp người bệnh kiểm soát được các cơn run. Để có thể rút ngắn thời gian tập luyện, hãy nhờ sự trợ giúp từ các bác sĩ vật lý trị liệu và kiên trì trong một thời gian nhất định.

Phẫu thuật DBS - Kích thích não sâu

Biện pháp phẫu thuật DBS giúp giảm tình trạng run tay chân

Biện pháp phẫu thuật DBS giúp giảm tình trạng run tay chân

Khi bệnh run tay chân gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật DBS. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng cho các trường hợp run do căng trương lực cơ, run vô căn và run do bị Parkinson.

Chăm sóc tại nhà

Thay đổi các thói quen xấu cũng là cách thức giúp bạn hạn chế được tình trạng run tay chân. Bao gồm:

  • Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi thích hợp theo khuyến cáo đủ 8 tiếng mỗi ngày.

  • Loại bỏ các căng thẳng trong đầu và thư giãn cơ thể bằng các biện pháp như: nghe nhạc, đọc sách…

  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm, nước uống chứa cồn hay caffeine… 

  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày bằng các bài hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, tập yoga…

IVIE - Bác sĩ ơi hy vọng sau khi đọc bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ toàn bộ các thông tin liên quan đến bệnh run tay chân. Và đừng quên áp dụng các biện pháp hỗ trợ được khuyến cáo ở trên để làm giảm triệu chứng, hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nhé!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/10/2024 - Cập nhật 22/10/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh run tay chân là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh run tay chân là gì? Có nguy hiểm không?

Run tay chân là một tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống và sức khỏe con người. Tuy nhiên một số người vẫn không biết bệnh run tay chân là gì và gây ảnh...

Icon thời gian
22/10/2024
15 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG