Nội dung chính
  • 1. Sẩn ngứa là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh sẩn ngứa là gì?
  • 3. Các biểu hiện thường gặp của bệnh
  • 4. Điều trị bệnh sẩn ngứa
  • 5. Phòng bệnh sẩn ngứa
Nội dung chính
  • 1. Sẩn ngứa là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh sẩn ngứa là gì?
  • 3. Các biểu hiện thường gặp của bệnh
  • 4. Điều trị bệnh sẩn ngứa
  • 5. Phòng bệnh sẩn ngứa
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh sẩn ngứa: Nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh tái phát

Bệnh sẩn ngứa: Nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh tái phát là gì? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Sẩn ngứa là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh sẩn ngứa là gì?
  • 3. Các biểu hiện thường gặp của bệnh
  • 4. Điều trị bệnh sẩn ngứa
  • 5. Phòng bệnh sẩn ngứa

1. Sẩn ngứa là bệnh gì?

Sẩn ngứa là một viêm da mạn tính đặc trưng bởi các tổn thương sẩn cục có thể kèm theo phản ứng viêm xuất tiết

Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp hơn ở trẻ em tuổi học đường và người trưởng thành

Bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống người bệnh do ngứa nhiều, thời gian điều trị dài và có thể ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của bệnh nhân.

Sẩn ngứa

Sẩn ngứa

Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng đến da và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa da liễu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Nguyên nhân gây bệnh sẩn ngứa là gì?

Nguyên nhân gây bệnh sẩn ngứa do nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên nhóm nguyên nhân hay gặp là:

  • Côn trùng đốt: đây là nhóm nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh với biểu hiện là các sẩn cục phân bố ở vùng da hở như cẳng tay và cẳng chân, ít bị các vùng được che phủ bởi quần áo. 
  • Kích thích mạn tính trực tiếp trên da như: cơ học, vật lý, ánh sáng … cũng có thể gây sẩn ngứa
  • Một số bệnh lý mạn tính cũng có thể có biểu hiện sẩn ngứa trên da như: Bệnh nội tiết đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến cận giáp, viêm gan, xơ gan, tắc mật; suy thận mạn tính; thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt...
  • Thường xuyên tiếp xúc công việc ở môi trường nóng, khô hanh, hóa chất

Một số bệnh lý mạn tính cũng có thể có biểu hiện sẩn ngứa

Một số bệnh lý mạn tính cũng có thể có biểu hiện sẩn ngứa

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám da liễu tại các phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Các biểu hiện thường gặp của bệnh

Biểu hiện của sẩn ngứa là:

  • Các sẩn phù dạng mày đay, sẩn huyết thanh và ngứa nhiều, có thể ngứa bất kỳ lúc nào trong ngày nhưng thường ngứa nhiều hơn về buổi tối
  • Mụn nước nhỏ xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết. Trường hợp bệnh nhân cào gãi nhiều có thể thấy các mụn mủ và vảy tiết dày do hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn
  • Các sẩn cục là tổn thương màu nâu hoặc xám có kích thước từ 1 - 2cm. Sau khi hết sẩn có thể để lại dát thâm 
  • Các vết xước trên da do bệnh nhân cào gãi rải rác vùng sẩn hoặc thân mình nhưng chủ yếu vùng da hở.

Ngoài ra còn có các bệnh lý da liễu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

4. Điều trị bệnh sẩn ngứa

Điều trị bệnh sẩn ngứa quan trọng là tìm được nguyên nhân giúp điều trị và hạn tái phát bệnh.

  • Thuốc chống ngứa là chỉ định định đầu tay giúp giảm tình trạng ngứa cho bệnh nhân
  • Thuốc bôi tại chỗ chứa Corticoid có thể sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần thiết
  • Liệu pháp ánh sáng như: UVB và PUVA cũng có thể được sử dụng
  • Điều trị bệnh cần được khám và tư vấn kỹ bởi bác sĩ chuyên khoa vì vậy bạn không được tự ý mua và sử dụng các thuốc khi chưa có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ.

Điều trị bệnh sẩn ngứa

Điều trị bệnh sẩn ngứa

5. Phòng bệnh sẩn ngứa

Phòng bệnh sẩn ngứa bằng các cách sau:

  • Tránh dùng các chất các yếu tố kích thích như: thuốc lá, rượu, bia.
  • Cần cẩn trọng khi sử dụng các loại thực phẩm mà bạn bị dị ứng trong đó hay gặp là: Cá biển, tôm, cua, sò, ốc, đậu phộng (lạc), quả óc chó, trứng.
  • Đối với các loại da khô bạn cần sử dụng chất giữ ẩm thường xuyên, hạn chế tối đa chà xát lên các vị trí tổn thương trên da. Hạn chế sử dụng các sữa tắm chứa xà phòng có thể gây khô da nhiều hơn
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đặc biệt từ 11h trưa đến 14h chiều, cần mặc quần áo chống nắng trong trường hợp bạn được chẩn đoán tình trạng sẩn ngứa do ánh sáng. Bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng chống cả tia UVA và UVB
  • Nên dọn dẹp nhà cửa, phòng sạch sẽ, thoáng mát và sử dụng thêm các loại thuốc diệt côn trùng, mắc màn khi đi ngủ để tránh bị côn trùng đốt gây ra tình trạng sẩn ngứa trên da
  • Sử dụng các thuốc phun diệt côn trùng hoặc điều trị cho thú cưng của bạn trong trường hợp chúng bị ký sinh trùng như: bọ chét, giận, bọ chó mèo…

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/09/2022 - Cập nhật 29/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh sẩn ngứa: Nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh tái phát

Bệnh sẩn ngứa: Nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh tái phát

Bệnh sẩn ngứa: Nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh tái phát là gì? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

29/09/2022

1859 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG