Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của thể điển hình
  • 3. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  •  4. Phân loại bệnh nhân
  • 6. Phương pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của thể điển hình
  • 3. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  •  4. Phân loại bệnh nhân
  • 6. Phương pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh tả: bệnh lý nhiễm trùng đường ruột dễ bùng phát thành dịch

Bệnh tả: là một nhiễm độc, nhiễm trùng đường ruột cấp tính ở người gây nhiều vụ dịch lớn trên thế giới. Bệnh tả có các triệu chứng chính là tiêu chảy, mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân chủ yếu là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh, có nhiều nhất trong phân, chất thải người bệnh và các thực phẩm do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của thể điển hình
  • 3. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  •  4. Phân loại bệnh nhân
  • 6. Phương pháp phòng bệnh

1. Triệu chứng của thể điển hình

- Thời kỳ ủ bệnh: từ 1- 4 ngày. Tổ chức Y tế thế giới quy định kiểm dịch quốc tế là 5 ngày. Thời gian này không có biểu hiện lâm sàng, nhưng quan trọng trong giao dịch quốc tế.

- Thời kỳ khởi phát: thường rất nhanh, không quá 24 giờ. Lúc đầu có thể như một ỉa chảy thường.

- Thời kỳ toàn phát: có 3 dấu hiệu cơ bản là tiêu chảy, nôn, và rối loạn nước, điện giải.

Tiêu chảy: bệnh nhân tiêu chảy dữ dội và liên tục, phân toàn nước, tự nhiên không kiềm chế được. Số lần đi từ 20-50 lần/24 giờ, thậm chí không đếm được. Không mót rặn, không đau quặn bụng.

Bệnh nhân tiêu chảy dữ dội.

Bệnh nhân tiêu chảy dữ dội.

Đặc điểm của phân tả: phân toàn nước, có thể trắng như nước vo gạo, hoặc nước trong lẫn với các hạt màu trắng như gạo, trong đó chứa đầy phẩy khuẩn tả, tế bào thượng bì. 

Nôn: thường liên tục.

Mất nước và điện giải: là hậu quả của tiêu chảy và nôn liên tục. Mặt bệnh nhân hốc hác, da nhăn nheo, dúm lại, mặt lõm sâu, lòng đen khô, đầu chi lạnh và tím. Bệnh nhân gây sụt rất nhanh, có thể mất từ 10 - 15% trọng lượng cơ thể. Hạ thân nhiệt: Người lạnh toát, thân nhiệt có thể dưới 35°C. Chuột rút: co các cơ bắp làm cho bệnh nhân đau đớn. Đầu tiên ở bắp chân sau đó đến đùi, bụng, ngực, ngón tay ngón chân.

Sốc do giảm thể tích. Biểu hiện huyết áp tụt dần, có thể không đo được. Mạch nhanh, nhỏ dần và có thể không bắt được. Thiểu niệu hoặc vô niệu. Bệnh nhân có thể vẫn tỉnh, nói thều thào.

2. Triệu chứng các thể lâm sàng

- Thể nhẹ: giống như tiêu chảy thường, không có dấu hiệu mất nước, trụy mạch. Các dấu hiệu nôn, ỉa chảy xuất hiện nhưng nhờ phản ứng cơ thể tốt, bệnh nhân có thể ngừng nôn, ngừng ỉa chảy.

- Thể tối cấp: thời kỳ khởi phát rất ngắn, diễn biến nhanh, bệnh nhân ỉa chảy và trụy mạch ngay, tử vong trong vòng 1-3 giờ.

- Thể tả khô: bệnh nhân tử vong trước khi ỉa chảy. Do liệt ruột xảy ra rất sớm. Có mất nước ra lòng ruột nhưng chưa kịp đi ra ngoài. Thể này không gặp ở Việt Nam.

- Tả ở trẻ em: có thể có dấu hiệu sốt nhẹ. Đôi khi kèm theo co giật do hạ đường huyết.

- Tả ở phụ nữ có thai: rất dễ gây sảy thai.

- Thể xuất huyết: đầu tiên là dấu hiệu của bệnh tả, sau đó có xuất huyết dưới da, niêm mạc và phân có máu.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm cận lâm sàng.

- Hiện tượng cô đọng máu

  • Hematocrit tăng cao (bình thường 40%)
  • Tỷ trọng huyết tương tăng (bình thường d= 1,025)
  • Hồng cầu tăng

- Điện giải đồ: K+ giảm dần trầm trọng, PH máu giảm

- Ure máu tăng cao

- Đường máu: giảm ở trẻ em

- Xét nghiệm phân

  • Soi trực tiếp dưới kính hiển vi nền đen, thấy phẩy khuẩn tả di động, cho kết quả nhanh sau vài phút. 
  • Cấy phân trên môi trường Pepton, kết quả vi khuẩn mọc sau 24giờ.

 4. Phân loại bệnh nhân

- Dựa theo dấu hiệu lâm sàng: chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Mất nước nhẹ.

  • Khát nước ít 
  • Mắt chưa trũng
  • Da đầu ngón tay chưa nhăn nheo 
  • Mạch có thể tăng nhẹ, HA bình thường
  • Lượng dịch mất khoảng 50ml/kg cân nặng 

Nhóm 2: Mất nước trung bình 

  • Khát nước vừa, môi khô, mắt trũng
  • Da ngón tay nhăn nheo
  • Mạch nhanh trên 100 lần/phút 
  • Huyết áp tối đa 100 mmHg
  • Lượng dịch mất đi khoảng 70-80% cân nặng 

Nhóm 3: Mất nước nặng

  • Khát nước dữ dội, li bì, lờ đờ
  • Mạch nhanh trên 120/1 phút, khó bắt hoặc không bắt được.
  • Mắt trũng sâu, nhãn cầu khô, da bụng nhăn nheo, bụng lõm 

Theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh.

Theo dõi sát sao tình trạng của người bệnh.

5. Chăm sóc và tiêu chuẩn ra viện

Chăm sóc

- Theo dõi số lượng nước tiểu. 

- Ủ ấm nếu có hạ nhiệt độ. 

- Ngày đầu ăn cháo muối, những ngày sau ăn cháo thịt nạc.

- Trẻ con bú vẫn cho bú bình thường. 

Tiêu chuẩn ra viện:

Lâm sàng: hết ỉa chảy và đi lại được, mạch và HA bình thường. 

Xét nghiệm: hết phầy khuẩn tả trong phân (cấy phân 3 lần, 2 ngày 1 lần).

6. Phương pháp phòng bệnh

- Chẩn đoán sớm và cách ly bệnh nhân nghiêm ngặt. 

- Dự phòng bằng kháng sinh cho những người tiếp xúc với bệnh nhân tả:

Tetraxyclin 2g/ngày x 3 ngày. 

- Giáo dục vệ sinh ăn uống (rửa tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi). 

- Khử trùng phân, diệt ruồi, gián. Kiểm tra các nguồn cung cấp nước. 

- Vaccin tả: vaccin tả uống sẽ có tác dụng sinh kháng thể tại ruột. 

- Giám sát dịch tễ học: là biện pháp chủ động để tự báo dịch. Phát hiện ca tả đầu tiên.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4464 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG