Nội dung chính
  • Các cấp độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
  • Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng gì? Khi nào cần đi khám
  • Một số câu hỏi liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nội dung chính
  • Các cấp độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
  • Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng gì? Khi nào cần đi khám
  • Một số câu hỏi liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu trẻ khi nào cần nhập viện

Tình trạng trẻ bị tay chân miệng diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Vậy bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không ? Trẻ bị tay chân miệng khi nào cần nhập viện. Cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện của bệnh ở trẻ để nhanh chóng đưa ra những biện pháp kịp thời.
Nội dung chính
  • Các cấp độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
  • Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng gì? Khi nào cần đi khám
  • Một số câu hỏi liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Các cấp độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Các cấp độ của bệnh tay chân miệng ở trẻ diễn ra tùy vào diễn biến và triệu chứng của bệnh. Việc nắm rõ các cấp độ nguy hiểm của bệnh giúp cha mẹ kiểm soát được tình trạng nghiêm trọng ở trẻ để có những biện pháp kịp thời và nhanh chóng. 

Các cấp độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Các cấp độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1

Trong phân tầng các cấp độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng thì khi trẻ có các dấu hiệu, triệu chứng của cấp độ 1 được coi là cấp độ nhẹ nhất và có thể dễ dàng điều trị tại nhà. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Trẻ có dấu hiệu uể oải, mệt mỏi.

  • Có biểu hiện sốt nhẹ.

  • Xuất hiện một vài bọng nước trên da.

Ở phân độ này, các dấu hiệu của bệnh chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ và có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với các loại bệnh đậu mùa.Các nốt bọng nước xuất hiện lẻ tẻ ở một số khu vực quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các bọng nước này gây khó chịu nên trẻ có thể cào, gãi gây tổn thương cho da.

Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 2

Khi trẻ bị tay chân miệng ở cấp độ 2, bệnh sẽ được chia ở 2 mức độ khác nhau là 2a và 2b. Ở phân độ này, cha mẹ nên cần cho trẻ được thăm khám để diễn biến bệnh không trở nên quá phức tạp.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ chia thành 2 mức độ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ chia thành 2 mức độ

Tay chân miệng độ 2a

Ngoài những triệu chứng xuất hiện ở cấp độ 1 thì bệnh tay chân miệng độ 2a có những dấu hiệu sau:

  • Sốt cao kéo dài trên 2 ngày.

  • Mệt mỏi.

  • Trẻ bị mất ngủ.

  • Quấy khóc.

  • Nôn ói.

  • Trẻ bị giật mình với tần suất dưới 2 lần/30 phút ( không xảy ra khi thăm khám bệnh ).

Tay chân miệng độ 2b

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng của cấp độ 2b được phân thành 2 nhóm:

Nhóm 1:

  • Thường xuyên sốt cao trên 38,5 độ C mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt.

  • Trẻ bị giật mình dưới 2 lần/30 phút ( có xảy ra khi thăm khám bệnh ).

  • Mệt mỏi, ngủ li bì.

  • Mạch đập nhanh, trên 150 lần/phút ( đo khi trẻ nằm yên, không sốt ).

Nhóm 2:

  • Tay chân run, ngồi không vững.

  • Có biểu hiện đi loạng choạng, liệt chi.

  • Rung giật nhãn cầu, lác mắt.

  • Bị liệt thần kinh sọ: khó nuốt, sặc, giọng nói thay đổi. 

Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3

Tình trạng bệnh kéo dài và ngày một diễn biến phức tạp, khi trẻ được chẩn đoán ở phân độ 3 của bệnh là mức độ bệnh đã diễn ra nghiêm trọng. Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến những cơ sở y tế để điều trị kịp thời, ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm và có những hệ lụy sau này. Các dấu hiệu ở mức độ 3 bao gồm:

  • Mạch đập nhanh, trên 170 lần/ phút. Ở một số trường hợp, mạch đập của trẻ có thể bị chậm hơn. Tuy nhiên lúc này bệnh đã chuyển sang mức độ nặng.

  • Nhịp tim tăng, huyết áp tăng.

  • Ớn lạnh toàn thân, đổ nhiều mồ hôi.

  • Có biểu hiện thở bất thường: thở gấp, thở khò khè, thở rít thanh quản, có biểu hiện rút lõm ngực khi thở.

  • Rối loạn tri giác.

  • Tăng trương lực cơ.

Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3

Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3

Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 4

Cấp độ 4 là cấp độ nặng nhất của bệnh, diễn biến bệnh ở cấp độ này có thể khiến trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong khi trẻ có những dấu hiệu trở nặng:

  • Sốc.

  • Phù phổi cấp.

  • Cơ thể trở nên tím tái.

  • Ngưng thở. thở dốc, thở yếu.

  • Nhịp tim giảm.

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và tự khỏi, tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra những biến chứng khó lường. Như vậy, tay chân miệng là một loại bệnh nguy hiểm, cha mẹ không nên lơ là trong việc điều trị bệnh cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng gì? Khi nào cần đi khám

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và tự khỏi, tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra những biến chứng khó lường. Sau đây là một số những biến chứng điển hình cho bệnh tay chân miệng có thể kể đến như mất nước, viêm màng não virus, viêm cơ tim,...

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Mất nước

Khi trẻ bị tay chân miệng sẽ có sự xuất hiện của những vết loét xung quanh khoang miệng. Điều này có thể khiến trẻ trở nên khó chịu, đau rát khi nuốt, dẫn đến chán ăn và chán uống gây ra tình trạng mất nước.

Trẻ bị mất nước có những dấu hiệu sau:

  • Khát nhiều.

  • Khô miệng.

  • Nước tiểu ít và màu sẫm.

  • Mệt mỏi.

Viêm màng não virus 

Viêm màng não virus là biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm gặp có thể xảy ra khi virus lây lan đến não và màng não.

Dấu hiệu có thể gặp:

  • Đau đầu dữ dội.

  • Sốt cao.

  • Buồn nôn, nôn mửa.

  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Viêm não

Một trong những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này có thể gây viêm não ở trẻ với những dấu hiệu cần chú ý:

  • Đau đầu dữ dội.

  • Co giật.

  • Lú lẫn.

  • Mất ý thức.

Viêm cơ tim

Trường hợp virus gây viêm cơ tim rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên cha mẹ cũng không nên chủ quan với những biểu hiện sau:

  • Đau tức ngực.

  • Khó thở.

  • Nhịp tim không đều.

Với những triệu chứng có thể gây ra những diễn biến khó lường của bệnh, vậy khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Phụ huynh cần theo dõi sát sao những dấu hiệu và tình trạng bệnh ở trẻ từ mức độ nhẹ nhất. Việc theo dõi những triệu chứng này giúp kiểm soát tốt diễn biến của bệnh để đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời, tránh những hậu quả khó lường. Ở một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng có thể chuyển độ nặng trong vòng 48 giờ. Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay những cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám kịp thời khi có những dấu hiệu như sốt cao liên tục trên 38.5 độ C, bị giật mình, hốt hoảng, có dấu hiệu co giật, đi đứng loạng choạng, nôn mửa, quấy khóc,...

Tải app

1900 3367

Đặt lịch khám tay chân miệng cho trẻ tại bệnh viện uy tín

 

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

  1. Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, 90% trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ khỏi bệnh trong thời gian từ 7 - 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan với căn bệnh này của trẻ.

  1. Trẻ bị tay chân miệng có lây cho người lớn không? 

Bệnh tay chân miệng là một dạng bệnh truyền nhiễm nên hoàn toàn có thể lây cho người lớn khi trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh không đúng cách.

Hãy liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch khám trực tuyến

Hãy liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch khám trực tuyến

Như vậy, với bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh trả lời câu hỏi bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không và dấu hiệu của trẻ khi nào cần nhập viện. Từ đó có những biện pháp chăm sóc y tế phù hợp cho trẻ giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh và phục hồi sau điều trị. Hãy liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch khám trực tuyến khám nhi online tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc qua số hotline 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất.

1900 3367

Đặt lịch khám tay chân miệng cho tẻ tại bệnh viện uy tín

 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/07/2024 - Cập nhật 09/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu...

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không? Dấu hiệu...

Tình trạng trẻ bị tay chân miệng diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Vậy bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không ? Trẻ bị tay chân miệng khi nào cần...

Icon thời gian
23/07/2024
64 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG