Nội dung chính
  • 1. Bệnh trầm cảm diễn ra như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
  • 3. Dấu hiệu khi mắc bệnh trầm cảm
  • 4. Chẩn đoán bệnh trầm cảm dựa vào những tiêu chuẩn nào?
Nội dung chính
  • 1. Bệnh trầm cảm diễn ra như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
  • 3. Dấu hiệu khi mắc bệnh trầm cảm
  • 4. Chẩn đoán bệnh trầm cảm dựa vào những tiêu chuẩn nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh trầm cảm do đâu? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương thức chẩn đoán bệnh.

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Khi cuộc sống con người phát triển, thì áp lực và nhu cầu sống cũng ngày càng tăng cao. Đòi hỏi bản thân mỗi người cần đáp ứng và thích nghi được với những yêu cầu của xã hội, đồng thời cũng cần cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình, kéo theo đó là những rối loạn tâm lý cũng ngày càng nhiều lên. Trong số đó phải kể đến bệnh lý trầm cảm. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu đúng về bệnh lý này nhé.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh trầm cảm diễn ra như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
  • 3. Dấu hiệu khi mắc bệnh trầm cảm
  • 4. Chẩn đoán bệnh trầm cảm dựa vào những tiêu chuẩn nào?

1. Bệnh trầm cảm diễn ra như thế nào?

Trầm cảm là một dạng bệnh học thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc.

Trầm cảm là một dạng bệnh học thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Do hoạt động của não bộ đã bị rối loạn từ một yếu tố tâm lý nào đó thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi, tác phong.

Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, trầm cảm trở thành một bệnh lý phổ biến trên toàn cầu. Ước tính trên thế giới mỗi năm có khoảng 850000 người chết do có hành vi tự sát, mắc bệnh mà không được chẩn đoán và điều trị kip thời. Bệnh mắc ở phụ nữ nhiều hơn nam giới ( 2 người nữ/ 1 người nam ) có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là độ tuổi trưởng thành.

Trầm cảm hiện nay đã không còn là căn bệnh xa lạ và không thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Nên cần phát hiện triệu chứng sớm để người bệnh được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân: có thể do di truyền, môi trường sống, xã hội, yếu tố tự miễn,…

Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân: có thể do di truyền, môi trường sống, xã hội, yếu tố tự miễn,…

Trầm cảm do sự căng thẳng: áp lực trong cuộc sống, gia đình, con cái, phá sản, những điều đột ngột xảy ra ( người thân mất, phá sản,…)

Trầm cảm sau chấn thương hay mắc các các bệnh lý tác động lên não bộ.

3. Dấu hiệu khi mắc bệnh trầm cảm

a. Tinh thần suy giảm, hành động tiêu cực

Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy mắc bệnh trầm cảm là người bệnh có sự suy giảm về tinh thần thông qua sắc mặt. Người bệnh thường biểu hiện nét ủ rũ, buồn bã, ánh nhìn mông lung, lờ đờ,… Người bệnh luôn cảm thấy buồn khổ, cảm giác tội lỗi, tự ti, vô dụng, tuyệt vọng,… Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể có ý định và thực hiện các hành vi gây tổn thương bản thân, thậm chí là tự sát.

b. Rối loạn giấc ngủ

95% người mắc bệnh trầm cảm luôn trong tình trạng mất ngủ

Theo thống kê cho thấy, có tới 95% người mắc bệnh trầm cảm luôn trong tình trạng mất ngủ, không thể vào giấc, ngủ không sâu. Người bệnh chỉ có thể ngủ 2-3 tiếng/ ngày hoặc thức trắng đêm.Đây là dấu hiệu trầm cảm đầu tiên và phổ biến của người bệnh.

c. Mất hứng thú

Theo kết quả thống kê, người bị trầm cảm thường có dấu hiệu giảm hoặc mất hoàn toàn hứng thú trong cuộc sống, công việc hay các sở thích trước kia. Họ luôn cảm thấy mệt mỏi, không có động lực và không muốn quan tâm tới những việc xung quanh, kể cả với con cái. Nam hoặc nữ giới xuất hiện các biểu hiện về suy giảm tình dục.

d. Giảm tập trung

Người bệnh thường không thể tập trung hoàn thành công viêc, khó có thể đưa ra quyết định trong mọi việc, dù chỉ là với việc đơn giản nhất. Vì vậy, việc sinh hoạt hằng ngày, trong công việc, người bệnh bị gián đoạn và ảnh hưởng nghiêm trọng.

e. Luôn trong trạng thái mệt mỏi

Khi mắc bệnh, người bệnh luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi không rõ lý do cụ thể. Đa phần thường thấy nặng nề ngay từ buổi sáng. Từ những công việc đơn giản nhất, người bệnh cũng không muốn làm như: đi chơi, giặt đồ, nấu cơm,…

f. Thay đổi cân nặng

Thay đổi cân nặng

Đa phần người mắc trầm cảm thường sụt giảm cân nhanh chóng do mất cảm giác ngon miệng, suy nghĩ nhiều, thiếu ngủ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh tăng cân một cách bất thường là do trầm cảm làm tăng cảm giác thèm ăn.

4. Chẩn đoán bệnh trầm cảm dựa vào những tiêu chuẩn nào?

Một trong hai phương pháp sau:

a. Tiêu chuẩn chẩn đoán của trầm cảm theo ICD-10F(1992)

Trầm cảm điển hình bao gồm: có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng sau

  • Giảm khí sắc
  • Mất mọi quan tâm, thích thú
  • Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi, giảm các hoạt động

Có ít nhất 3 triệu chứng phổ biến sau:

  • Giảm tập trung chú ý
  • Giảm tự trọng và lòng tự tin
  • Ý tưởng bị tội và không xứng đáng
  • Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan
  • Có ý tưởng và hành vi tự sát
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Ăn không ngon miệng

Các triệu chứng tồn tại ít nhất 2 tuần. Không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán các bệnh lý khác.

b. Chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM IV

Trong vòng 2 tuần hầu như mỗi ngày

  • Tính khí sầu muộn và hoặc từ chối những niềm vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng dưới đây
  • Giảm hoặc tăng cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng
  • Mất ngủ hoặc ngủ triền miên
  • Kích động hoặc trở nên chậm chạp
  • Mệt mỏi hoặc mất sức
  • Cảm thấy vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi
  • Giảm khả năng tập trung
  • Có ý tưởng và hành vi tự sát
  • Giảm ham muốn

Khi mắc bệnh trầm cảm, người bệnh nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ giảm được nguy cơ tự sát. Nếu trong gia đình, người thân có những biểu hiện như trên cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần để được thăm khám và chăm sóc điều trị.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đau đầu cấp tính: Đâu là nguyên nhân hay gặp phải?

Đau đầu là một triệu chứng hay gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau đầu có thể là hậu quả của một bệnh toàn thân hoặc tổn thương thực thể ở não và vùng sọ...

Icon thời gian
19/01/2022
1812 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

5 nguyên nhân cảnh báo bệnh đau đầu mãn tính

Các đau đầu mạn tính: Thường do rất nhiều nguyên nhân, không chỉ gặp trong các bệnh có tổn thương thần kinh mà còn gặp trong cả các bệnh vùng hàm mặt, nội...

Icon thời gian
19/01/2022
1112 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

6 nguyên nhân gây nên bệnh đau đầu mạn tính

Đau đầu là một trong những triệu chứng xuất hiện phổ biến nhưng sâu bên trong lại ẩn giấu nhiều dấu hiệu nguy hiểm mà bạn có chắc đã biết đến? Những cơn đau...

Icon thời gian
19/01/2022
1078 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

Rối loạn tiền đình: đối tượng mắc bệnh, biến chứng và...

Rối loạn tiền đình là gì?, ai dễ mắc Rối loạn tiền đình, Rối loạn tiền đình gây nên những biến chứng nào?, điều trị Rối loạn tiền đình ra sao?,....Cùng...

Icon thời gian
02/10/2021
1995 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG