Nội dung chính
  • 1. Trứng cá đỏ là gì? 
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
  • 3. Các tổn thương trên da 
  • 4. Điều trị bệnh trứng cá đỏ
  • 5. Hướng dẫn chăm sóc da trứng cá đỏ
Nội dung chính
  • 1. Trứng cá đỏ là gì? 
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
  • 3. Các tổn thương trên da 
  • 4. Điều trị bệnh trứng cá đỏ
  • 5. Hướng dẫn chăm sóc da trứng cá đỏ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh trứng cá đỏ, nguyên nhân, điều trị và cách phòng bệnh

Tham vấn y khoa:
Trứng cá đỏ có biểu hiện là ban đỏ mãn tính ở vùng trung tâm mặt. Tuổi mắc bệnh từ 30 – 60 tuổi. Hay gặp ở người da trắng.
Nội dung chính
  • 1. Trứng cá đỏ là gì? 
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
  • 3. Các tổn thương trên da 
  • 4. Điều trị bệnh trứng cá đỏ
  • 5. Hướng dẫn chăm sóc da trứng cá đỏ

1. Trứng cá đỏ là gì? 

Trứng cá đỏ là bệnh da mạn tính do rối loạn đơn vị nang lông tuyến bã đặc trưng bởi cơn đỏ bừng mặt, ban đỏ giãn mạch thường nhận thấy ở vùng trán, mũi, má và cằm. Các triệu chứng đi kèm gồm sẩn, mụn mủ, có thể có cảm giác châm chích, rát bỏng, phù nề, phì đại tuyến bã nhờn và xơ hóa.

Vì bệnh có thể có hiện tượng mụn mủ nên dễ gây nhầm tưởng là bệnh trứng cá, tuy nhiên đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.

Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng đến da và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa da liễu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Yếu tố làm khởi phát bệnh trứng cá đỏ: ánh sáng mặt trời

Yếu tố làm khởi phát bệnh trứng cá đỏ: ánh sáng mặt trời

2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ đến nay chưa thực sự rõ rang, các yếu tố liên quan đến bệnh đã được nhắc tới nhiều như:

  • Giãn mạch vùng mặt
  • Các yếu tố thần kinh
  • Rối loạn chức năng hàng rào thượng bì của da
  • Rối loạn các về thành phần và cấu trúc mô liên kết da, cấu trúc nang lông và tuyến bã
  • Vai trò của kí sinh trùng trên da như Demodex hay vi khuẩn HP ở dạ dày
  • Vai trò của tia UV

Các yếu tố làm khởi phát bệnh trứng cá đỏ

  • Nhiệt độ nóng hoặc lạnh
  • Ánh sáng mặt trời
  • Gió
  • Đồ uống nóng, rượu bia

yếu tố làm khởi phát bệnh trứng cá đỏ

Yếu tố làm khởi phát bệnh trứng cá đỏ: Rượu, bia

  • Thức ăn nhiều gia vị: đồ cay nóng
  • Stress
  • Các thuốc gây giãn mạch
  • Mỹ phẩm hay các thuốc bôi chứa corticoid

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám da liễu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Các tổn thương trên da 

Triệu chứng bệnh trứng cá đỏ biểu hiện trên da dưới 3 dạng:

  • Dạng ban đỏ ở mặt: Ban đỏ dai dẳng, đỏ bừng mặt, giãn mạch, và da nhạy cảm

Hình ảnh giãn mạch da

Hình ảnh giãn mạch da

  • Dạng sẩn mụn mủ: Ban đỏ vùng giữa mặt, sẩn mụn mủ giống trứng cá

Hình ảnh sẩn mụn mủ ở bệnh nhân trứng cá đỏ

Hình ảnh sẩn mụn mủ ở bệnh nhân trứng cá đỏ

  • Dạng tổn thương tăng sinh tuyến bã: Da dày, nổi nốt cục to, lỗ chân lông to, có thể ảnh hưởng đến mũi, trán, cằm, tai mi mắt. Khi bị trên mũi gây hiện tượng mũi sư tử

Hình ảnh mũi sư tử trên bệnh nhân trứng cá đỏ

Hình ảnh mũi sư tử trên bệnh nhân trứng cá đỏ

Biểu hiện vùng mắt:

  • Ngứa rát, sung huyết kết mạc, viêm mi mắt, chắp hoặc tổn thương giác mạc có thể gặp trong một số trường hợp bệnh nặng.

Ngoài ra còn có các bệnh lý da liễu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

4. Điều trị bệnh trứng cá đỏ

Bạn cần đến khám chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý dù bệnh đang ở mức độ nhẹ. Bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bôi hoặc uống mà chưa được sự tư vấn của bác sĩ vì một số thuốc có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn như corticosteroid.

Bạn cần đến khám chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý

Bạn cần đến khám chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý

Một số phương pháp điều trị bệnh trứng cá đỏ như:

  • Thuốc bôi
  • Thuốc uống
  • Laser
  • Ánh sáng trị liệu
  • Phẫu thuật với trường hợp mũi sư tử

Tìm hiểu thêm: Viêm nang lông: Nguyên nhân và cách điều trị

5. Hướng dẫn chăm sóc da trứng cá đỏ

  • Rửa mặt bằng nước mát bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ không chứa xà phòng có độ PH cân bằng, massage nhẹ nhàng.
  • Dùng kem chống nắng phổ rộng với SPF ít nhất 30
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên
  • Tránh dung các sản phẩm gây kích ứng da, mài mòn da và tẩy tế bào chết mạnh
  • Tránh dùng các sản phẩm mỹ phẩm chứa cồn, bạc hà, cam thảo hoặc có mùi thơm
  • Tránh lột da bằng hóa chat hay các tủ thuật mài mòn da.

Dùng kem chống nắng phổ rộng

Dùng kem chống nắng phổ rộng

Trứng cá đỏ là bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, bệnh cần điều trị lâu dài và sự kiên trì của người bệnh. Bạn hãy đến khám và tư vấn bác sĩ Da liễu ngay khi có các biểu hiện của bệnh.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/08/2022 - Cập nhật 20/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh trứng cá đỏ, nguyên nhân, điều trị và cách phòng bệnh

Bệnh trứng cá đỏ, nguyên nhân, điều trị và cách phòng bệnh

Trứng cá đỏ có biểu hiện là ban đỏ mãn tính ở vùng trung tâm mặt. Tuổi mắc bệnh từ 30 – 60 tuổi. Hay gặp ở người da trắng.

11/08/2022

1029 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG