Vảy nến móng tay là tổn thương thường gặp trong vảy nến. Tuy không phải là bệnh lý ác tính nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo thống kê, vảy nến móng tay chiếm 30-40 % trong tổng số bệnh nhân mắc vảy nến. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, ISOFHCARE đã đưa ra những thông tin bổ ích ngay bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Yếu tố nguy cơ gây bệnh vảy nến móng tay
Đây là căn bệnh mãn tính liên quan đến dự rối loạn hệ miễn dịch. Thực tế chưa có công trình nghiên cứu nào xác định chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh vảy nến móng tay, như:
- Hệ thống miễn dịch, sức đề kháng cơ thể suy giảm.
- Bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con.
- Môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, bàn tay thường trong tình trạng ẩm ướt.
- Đi bộ chân trần ở hồ bơi công cộng, phòng tập thể dục hay phòng tắm.
- Mang tất, mang giày không thoáng.
- Tiền sử mắc vảy nến khớp.
- Tâm lý không ổn định, thường xuyên căng thẳng, stress.
- Tiền sử mắc các bệnh lý về da tại ngón tay trước đó và không được điều trị kịp thời.
- Lối sống tĩnh, lười vận động.
Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!
2. Triệu chứng bệnh vảy nến móng tay
Mặc dù vảy nến trông giống như bệnh da liễu, nhưng đây lại là bệnh mãn tính do hệ thống miễn dịch gây ra. Các triệu chứng bệnh vảy nến có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng.

Về triệu chứng của bệnh, dựa vào lâm sàng chia làm 2 nhóm phụ thuộc cấu trúc bị tổn thương:
- Mầm móng:
+ Rỗ móng.
+ Rãnh ngang móng.
+ Vạch trắng móng.
+ Móng xù xì.
- Giường móng:
+ Giọt dầu.
+ Tách móng.
+ Dày sừng dưới móng.
+ Dày bản móng.
+ Xuất huyết Splinter.
3. Bệnh da liễu thường nhầm lẫn với vảy nến móng
Bệnh vảy nến ở móng tay trông giống như bệnh nhiễm nấm, chẳng hạn như nấm móng. Bệnh này cũng làm cho móng dày lên. Nấm móng tay là tình trạng móng tay xuất hiện những đốm trắng hoặc vàng. Nấm là tác nhân gây bệnh chủ yếu gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Người người thường nhầm lẫn hai bệnh lý này khiến việc điều trị sai cách và mang lại nhiều hậu quả không mong muốn. Vậy làm thế nào để phân biệt nấm móng tay và vảy nến móng tay?
Vảy nến móng tay bắt đầu với dấu hiệu chuyển màu móng sang màu vàng hoặc nâu, đôi khi bị tách ra khỏi phần nền ở phía da ở đầu móng. Từ đó, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập sâu vào phần dưới móng và gây tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, ở bệnh nhân vảy nến móng tay cấu trúc móng lỏng lẻo, dễ bị vỡ vụn hoặc móng trở nên dày hơn do bội nhiễm nấm, đau đớn nếu vảy tích tụ dưới móng.
Trong khi đó, bệnh nấm móng tay lại thường xuất hiện triệu chứng điểm màu trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay. Sau đó móng sẽ chuyển sang tối màu và có mùi hôi. Người bị nấm móng tay thì móng sẽ giòn và dễ gãy hơn bình thường.
4. Phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay, tuy nhiên để mang lại hiệu quả tối đa, bệnh nhân nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Liệu pháp không dùng thuốc
Dưới đây là những thói quen những bệnh nhân vảy nến móng tay nên tránh:
+ Cắn, xé và chấn thương móng.

+ Thường xuyên sử dụng và loại bỏ mỹ phẩm làm móng.
+ Tiếp xúc với nước thường xuyên.
+ Đi giày cao gót hoặc giày mũi hẹp.
+ Cắt móng tròn tại các cạnh.
+ Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa.
+ Không có thói quen làm sạch, vệ sinh móng tay.
- Thuốc bôi tại chỗ
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên tuân thủ liều lượng và chỉ dẫn theo phác đồ của bác sĩ:
+ Corticoid bôi.
+ Calcipotriol, vitamin D3.
+ Tazarotene.
+ Tacrolimus.
Người bệnh có thể dùng kết hợp các chất này với nhau để gia tăng hiệu quả điều trị, chẳng hạn như steroid với calcipotriol.
- Thuốc có tác dụng toàn thân
Nếu bệnh vảy nến móng tay gây khó khăn trong việc sinh hoạt, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc có tác dụng toàn thân cho người bệnh. Những loại thuốc này không tác động riêng biệt lên các khu vực có triệu chứng mà sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người bệnh.
Một số loại thuốc có tác dụng toàn thân thường dùng như:
+ Methotrexate.
+ Cyclosporine.
+ Retinoids.
+ Apremilast (Otezla).
Nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào trong quá trình sử dụng thuốc hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để tìm biện pháp xử trí kịp thời..
- Cắt bỏ móng tay
Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ móng tay nếu cần thiết. Có rất nhiều phương pháp, dưới đây là những kỹ thuật thường được sử dụng:
+ Phẫu thuật.
+ Dùng tia X.
+ Dùng ure có nồng độ cao để loại bỏ móng.
Bệnh nhân cần lưu ý, sau khi loại bỏ móng bệnh lý, móng mới sẽ mọc ra. Tuy nhiên chúng sẽ có hình dạng bất thường và dễ bị tổn thương.
Vảy nến móng tay là bệnh lý bị ảnh hưởng bởi các gene di truyền do đó việc dự phòng rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu có phương pháp chăm sóc và điều trị hợp lý bạn có thể ngăn chặn sự tái phát và lây lan các móng kế cận.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.