Nội dung chính
  • 1. Vảy nến thể giọt là gì?
  • 2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh
  • 3. Có điều trị dứt điểm vảy nến thể giọt được không?
Nội dung chính
  • 1. Vảy nến thể giọt là gì?
  • 2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh
  • 3. Có điều trị dứt điểm vảy nến thể giọt được không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Vảy nến là một bệnh lý tự miễn do rối loạn trung gian miễn dịch, không chỉ ảnh hưởng tại da mà còn ảnh hưởng toàn thân. Điều trị dứt điểm luôn là một vấn đề được quan tâm của bệnh lý mạn tính này, đặc biệt là đối với vảy nến thể giọt – một thể vảy nến đặc biệt thường gặp ở trẻ em và vị thành niên. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu liệu có thể điều trị dứt điểm bệnh lý này hay không qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
  • 1. Vảy nến thể giọt là gì?
  • 2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh
  • 3. Có điều trị dứt điểm vảy nến thể giọt được không?

1. Vảy nến thể giọt là gì?

Vảy nến là một bệnh tự miễn có liên quan đến gen di truyền, đặc trưng bởi sự rối loạn trung gian miễn dịch liên quan đến tế bào lympho T. Đích đến của chất trung gian gây viêm là các tế bào keratinocyte, đặc biệt là tế bào đáy của thượng bì, khiến chúng tăng quá trình phân bào tạo ra tế bào mới liên tục. Kết quả là rối loạn quá trình keratin hóa, hình thành vảy trên da.

Vảy nến thể giọt là thể vảy nến phổ biến thứ hai sau vảy nến thể mảng. Bệnh thường gặp ở trẻ em hoặc trẻ vị thành niên, có liên quan chặt chẽ đến tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là liên cầu A. Các tổn thương dạng sẩn, mảng nhỏ nổi rải rác, lan tỏa toàn thân, đặc biệt là tay, chân, lưng, ngực. Bệnh không chỉ biểu hiện tại da mà còn có thể ảnh hưởng toàn thân, thường tái phát dai dẳng và không điều trị dứt điểm được.

2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh

Tổn thương da của vảy nến thể giọt khá đặc trưng, các sẩn, mảng nhỏ giống như giọt nước xuất hiện rải rác toàn thân. Trên da xuất hiện các hồng ban với kích thước nhỏ, < 1cm, giới hạn rõ, hơi gồ cao, cộm lên. Phía trên có một lớp vảy trắng phủ lên thành nhiều tầng lớp, dễ bong ra khi gãi tạo thành vụn như bột phấn rơi lả tả. Các lớp này tái tạo rất nhanh, lớp này được cạo đi thì lại có lớp khác đùn lên lại.

Các nốt của vảy nến thể giọt không dày như vảy nến thể mảng, nhưng đôi khi bạn có thể mắc cả hai thể vảy nến cùng lúc. Các vị trí thường gặp là cánh tay, chân, bụng, ngực, lưng, đôi khi nó có thể lan lên mặt, tai và da đầu. Tuy nhiên, vảy nến thể giọt sẽ không xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và móng tay.

Biểu hiện lâm sàn vảy nến thể giọt

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

Nếu hồng ban có màu hồng càng tươi, càng rực đỏ chứng tỏ bệnh đang hoạt động mạnh. Ta có thể ước lượng mức độ nặng của bệnh thông qua tổn thương da. Khi vảy càng dày, mảng càng đỏ, diện tích tổn thương càng rộng thì bệnh càng nặng. Vảy nến thể giọt có thể được chia làm 3 giai đoạn:

- Nhẹ: Chỉ có một số sẩn, che phủ khoảng 3% diện tích da của bạn.

- Vừa: Thương tổn che phủ 3 – 10% diện tích da.

-  Nặng: Thương tổn che phủ từ 10% diện tích cơ thể trở lên, thậm chí có thể bao phủ toàn bộ cơ thể.

3. Có điều trị dứt điểm vảy nến thể giọt được không?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để vảy nến, ta chỉ có thể ngăn chặn các đợt bùng phát và làm chậm tiến triển của bệnh. Các phương pháp được sử dụng cho vảy nến thể giọt cũng giống như các phương pháp điều trị vảy nến thể mảng mãn tính.

Với khả năng thuyên giảm tự phát trong vòng vài tuần đến vài tháng của vảy nến thể giọt, người bệnh có thể lựa chọn không cần điều trị. Tuy nhiên, do thời gian bùng phát là không thể đoán trước và tình trạng bệnh vảy nến kéo dài không phải là hiếm nên việc điều trị thuốc là vô cùng cần thiết.

Phương pháp điều trị đầu tiên cho vảy nến thể giọt bao gồm chiếu đèn và thuốc bôi tại chỗ. Với những trường hợp diện tích tổn thương lan rộng có thể sử dụng thuốc uống hệ thống. Một số quan điểm ủng hộ liệu pháp kháng sinh toàn thân nhưng hiệu quả của nó trong điều trị vẫn chưa thực sự rõ ràng. Sau đây là từng phương pháp điều trị cụ thể:

a. Liệu pháp ánh sáng

Quang trị liệu bằng tia cực tím (UV) được xem là liệu pháp đầu tay cho bệnh vảy nến thể giọt. Biện pháp này có tính an toàn tương đối cao và dễ dàng điều trị cho các vùng bề mặt cơ thể lớn. Liệu pháp ánh sáng trị liệu toàn thân cho bệnh vảy nến bao gồm tia cực tím B (UVB) phổ hẹp, UVB phổ rộng và psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA).

Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng

Hiệu quả của quang trị liệu đối với vảy nến thể giọt đã được ghi nhận rõ ràng, trong đó, UVB phổ hẹp là hình thức quang trị liệu được ưa chuộng nhất. PUVA có hiệu quả mạnh hơn, tuy nhiên điều trị bằng PUVA yêu cầu phải bảo vệ da nghiêm ngặt sau khi điều trị, điều này khiến PUVA ít phổ biến hơn.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra của liệu pháp ánh sáng bao gồm bỏng, ngứa và lão hóa da sớm, tuy nhiên thường nhẹ nhàng và không phải ai cũng gặp. Những bệnh nhân không có điều kiện sử dụng liệu pháp ánh sáng cũng có thể cải thiện vảy nến thể giọt bằng cách tiếp xúc ánh nắng mặt trời một cách thận trọng.

b. Thuốc bôi tại chỗ

Một trở ngại tiềm tàng đối với điều trị tại chỗ vảy nến thể giọt là tính chất lan rộng của nó có thể làm việc sử dụng thuốc bôi tại chỗ không thực tế. Chính vì thế, liệu pháp ánh sáng thường được ưu tiên để điều trị cho những bệnh nhân có nhiều tổn thương hơn. Những người không có điều kiện điều trị quang trị liệu có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc bôi sẽ được sử dụng như một thuốc hỗ trợ cho chiếu đèn.

Người ta ưu tiên sử dụng các thuốc bôi có tính kháng viêm, giữ ẩm và tăng bong sừng như kem urea, kem chứa thành phần salicylic,… Các dẫn suất vitamin D cũng khá phổ biến, nó có tác dụng ngăn cản tăng sinh thượng bì, bình thường hóa quá trình sừng hóa và hạn chế bạch cầu tăng thâm nhập vào trong da. Đây là thuốc hàng đầu trong điều trị, tuy nhiên cần tránh bôi nồng độ quá cao, diện tích rộng vì tác dụng phụ ngộ độc canxi.

Corticoid cũng là một thuốc khá hiệu quả. Nó có tính kháng viêm và ức chế miễn dịch rất tốt, nhưng nếu ngừng đột ngột thì bệnh sẽ bùng phát rất nhanh. Nếu sử dụng trong thời gian dài, corticoid có tác dụng phụ gây teo da, giãn mạch da, vì thế ta áp dụng thuốc có hiệu lực thấp đến cao tùy thuộc vào vùng da trên cơ thể. Corticoid tại chỗ thường được áp dụng cho các tổn thương hoạt động một đến hai lần mỗi ngày trong vòng hai tuần.

c. Thuốc uống hệ thống

Đối với những trường hợp, diện tích tổn thương lan rộng hoặc có kèm theo vảy nến khớp, người bệnh sẽ được điều trị bằng các thuốc uống hệ thống tác dụng toàn thân. Các thuốc thường được sử dụng là Methotrexate, các thuốc sinh học, Retinoid, Cylosporin. Các thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là gây quái thai ở phụ nữ mang thai nên cần đặc biệt cẩn thận, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi sát sao.

d. Kháng sinh toàn thân

Vì mối liên quan giữa nhiễm trùng liên cầu và vảy nến thể giọt nên liệu pháp kháng sinh toàn thân được đề xuất như một phương pháp điều trị bệnh. Tuy nhiên, các dữ liệu về hiệu quả của biện pháp này vẫn còn hạn chế. Những kháng sinh được lựa chọn là Macrolid, Rifampicin có hoặc không phối hợp thêm Erythromycin.

Tóm lại, vảy nến thể giọt là một dạng biến thể của bệnh vảy nến với đặc trưng là xuất hiện các sẩn và mảng nhỏ, ban đỏ trên da. Diễn tiến của bệnh là không đoán trước được. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ có thể thuyên giảm các tổn thương da và hạn chế đợt bùng phát. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vảy nến thể giọt, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 19/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Phải làm sao khi bị vảy nến thể mảng?

Vảy nến thể mảng là thể vảy nến phổ biến nhất trên lâm sàng, chiếm đến 80% các trường hợp. Các triệu chứng của bệnh không những làm mất thẩm mỹ mà còn khiến...

19/07/2021

1479 Lượt xem

6 Phút đọc

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Giải pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt dứt điểm

Vảy nến là một bệnh lý tự miễn do rối loạn trung gian miễn dịch, không chỉ ảnh hưởng tại da mà còn ảnh hưởng toàn thân. Điều trị dứt điểm luôn là một vấn đề...

19/07/2021

4848 Lượt xem

6 Phút đọc

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Những lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Vảy nến ở mặt là bệnh lý mãn tính gây tổn thương da nghiêm trọng. Hơn thế nữa, bệnh còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, tâm lý của bệnh...

19/07/2021

1077 Lượt xem

5 Phút đọc

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Tìm hiểu 5+ phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay là một dạng vảy nến thường gặp gây nên tình trạng lõm móng, móng chuyển sang màu vàng đục. Hơn nữa bệnh còn ảnh hưởng không nhỏ tới tính...

19/07/2021

2229 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG