Nội dung chính
  • 1. Bệnh thủy đậu gây các biến chứng
  • 2. Các biến chứng khác của bệnh thủy đậu
  • 3. Xét nghiệm chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu
  • 4. Phòng bệnh thủy đậu
Nội dung chính
  • 1. Bệnh thủy đậu gây các biến chứng
  • 2. Các biến chứng khác của bệnh thủy đậu
  • 3. Xét nghiệm chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu
  • 4. Phòng bệnh thủy đậu
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải của bệnh thủy đậu, bạn đã biết?

Bệnh thủy đậu căn bệnh dễ lây nhiễm và hình thành những ổ dịch lớn. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng Thủy đậu. Bệnh thủy đậu có thể tự khỏi nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm đến cơ thể con người. Vậy hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu những biến chứng mà thủy đậu đem lại cũng như những biện pháp phòng tránh căn bệnh này nhé!
Nội dung chính
  • 1. Bệnh thủy đậu gây các biến chứng
  • 2. Các biến chứng khác của bệnh thủy đậu
  • 3. Xét nghiệm chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu
  • 4. Phòng bệnh thủy đậu

Bệnh thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm, gây dịch, do virus Varicella Zoster (hay còn gọi là Herpes varicella) gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, trên lâm sàng bệnh có biểu hiện sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc. Sau mắc bệnh, cơ thể sẽ có được miễn dịch bền vững.

1. Bệnh thủy đậu gây các biến chứng

- Viêm da bội nhiễm do liên cầu hoặc tụ cầu

Là biến chứng hay gặp nhất. Các vi khuẩn gây bội nhiễm thường là liên cầu và tụ cầu. Các nốt phỏng nước hoa mủ đục và khi vỡ gây nên tình trạng viêm da toàn thân, viêm mô, áp xe dưới da, thậm chí có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết.

-Viêm phổi thuỷ đậu

Viêm phổi thuỷ đậu

  • Thường gặp ở người lớn hơn ở trẻ em. 
  • Viêm phổi xuất hiện vào ngày thứ 3 đến thứ 5 của bệnh, biểu hiện hạ sốt, nhịp thở nhanh, xanh xao, đau ngực, khạc ra máu, tim nhanh. X-quang phổi thấy các nốt mờ và viêm phổi kẽ. 
  • Tiến triển của viêm phổi song song với biến diễn ở da, tuy nhiên bệnh nhân có thể có sốt kéo dài và chức năng phổi có thể giảm trong nhiều tuần. 
  • Điều trị bằng acyclovir có tác dụng cải thiện viêm phổi.

- Biến chứng hệ thần kinh trung ương

Biến chứng hệ thần kinh trung ương

  • Viêm não: Gặp 0,1 - 0,2% trẻ em bị thuỷ đậu. Thời gian xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8, chậm nhất có thể gặp vào ngày thứ 21 của bệnh. Bệnh nhân có sốt cao hơn, nhức đầu, li bì rối loạn tri giác thậm chí có co giật và hôn mê. Khi khỏi có thể để lại di chứng.
  • Viêm màng não: Sốt thường kéo dài hơn, đau đầu nhiều, nôn và buồn nôn. Thăm khám có hội chứng màng não. 

- Đôi khi có hội chứng Guillain - Barre

2. Các biến chứng khác của bệnh thủy đậu

Bao gồm

  • Viêm cơ tim, viêm giác mạc, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm thận, xuất huyết nội tạng. 
  • Tổn thương gan đặc trưng của hội chứng Reye thường không có triệu chứng, xét nghiệm men gan tăng cao, bệnh cảnh lâm sàng tổn thương não, hôn mê, co giật, amoniac máu (NH3) tăng, đường huyết tăng, mổ tử thi có nhiễm mỡ gan.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Xét nghiệm chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu

 

Xét nghiệm xác định căn nguyên

  • Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể có độ nhạy cao. 
  • Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu: hiệu giá kháng thể tăng gấp 4 lần giữa hai mẫu huyết thanh ở thời kỳ cấp tính và thời kỳ lại sức. Tuy nhiên chỉ có giá trị chẩn đoán hồi cứu.
  • Chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR (Polymeraza chain reaction) phát hiện DNA của virus từ dịch nốt phỏng. 
  • Phân lập virus tại nốt phỏng, máu khi bệnh nhân sốt qua nuôi cấy tế bào.
  • Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp phát hiện kháng thể hoặc kỹ thuật huỳnh quang phát hiện kháng nguyên màng.

4. Phòng bệnh thủy đậu

Tiêm vaccin phòng thủy đậu

- Phòng bệnh không đặc hiệu

  • Cần phát hiện bệnh sớm ở thời kỳ khởi phát để cách ly, tránh lây lan trong cộng đồng. Đối với người suy giảm miễn dịch có tiếp xúc với nguồn bệnh và trẻ sơ sinh có mẹ mắc thủy đậu trong giai đoạn chu sinh sẽ có nguy cơ bị thuỷ đậu nặng nên tiêm Globulin miễn dịch thuỷ đậu đặc hiệu VZIG (Herpes zoster Immuno globulin) hoặc HZIP (Herpes Zoster Immuno Plasma).
  • Nên dùng sớm trong vòng 72 - 96 giờ, liều dùng 125 đơn vị/10kg, liều tối đa 625 đơn vị. Dùng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Thời gian bảo vệ là 3 tuần.

- Phòng bệnh đặc hiệu

  • Vaccin thủy đậu được sản xuất từ virus sống giảm độc lực. Tiêm vaccin có hiệu quả miễn dịch cao 97% và kéo dài. Sau tiêm có thể vẫn mắc thủy đậu nhưng hầu hết có bệnh cảnh lâm sàng nhẹ.
  • Tuổi bắt đầu tiêm ngừa từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, tiêm một liều duy nhất. Người lớn và trẻ từ 18 tuổi trở lên chưa bị thuỷ đậu hoặc chưa tiêm phòng nên tiêm phòng 2 mũi cách nhau 6 tuần là tốt nhất hoặc trong 4 - 6 năm.
  • Chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai, người dị ứng với gelatin, neomycin (thành phần của vaccin), người suy giảm miễn dịch trung gian tế bào.

Với tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Lứa tuổi hay mắc là những đối tượng trẻ còn đang đi học nhưng không vì vậy mà chủ quan khi mắc bệnh ở tuổi trưởng thành. Biến chứng gặp phải của thủy đậu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì dẫn đến những nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người.

Nếu có các triệu chứng và trong mọi tình huống nếu có nghi ngờ mắc thủy đậu, nên nhanh chóng cách ly để tránh lây lan thành dịch và nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện  để được điều trị và thăm khám sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/12/2021 - Cập nhật 25/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4481 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1325 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

970 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1242 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG