Nội dung chính
  • 1. Nấm và bệnh ở người
  • 2. Bệnh nấm ở người có lây không?
  • 3. Đề phòng bệnh lý nấm ở người
Nội dung chính
  • 1. Nấm và bệnh ở người
  • 2. Bệnh nấm ở người có lây không?
  • 3. Đề phòng bệnh lý nấm ở người
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các bệnh nấm ở người có lây không? Đề phòng bệnh lý nấm ở người

Vi nấm tồn tại ở khắp mọi nơi, ước tính trên thế giới có khoảng 1, 5 tỷ loại vi nấm trong đó có 400 loài gây bệnh cho người và động vật. Nấm gây rất nhiều bệnh lý cho người và động vật. Đặc biệt với người, nấm có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm, khó điều trị như: Các bệnh ngoài da, nấm nội tạng. Nhận biết đường lây của nấm sẽ giúp người bệnh dễ dàng đề phòng và điều trị hiệu quả. ISOFHCARE sẽ giúp bạn tìm hiểu các bệnh nấm ở người có lây không? Đề phòng bệnh lý nấm ở người qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Nấm và bệnh ở người
  • 2. Bệnh nấm ở người có lây không?
  • 3. Đề phòng bệnh lý nấm ở người

1. Nấm và bệnh ở người

Vi nấm nói chung thuộc về giới thực vật, chúng có hệ thống men rất dồi dào nên có thể lấy sinh chất từ sinh vật khác. Các nấm hoại sinh sống nhờ các chất cặn bã hay sản phẩm bài tiết. Các nấm ký sinh sống nhờ vào cơ thể vật chủ, gây rối loạn chức năng của vật chủ và gây bệnh.

Nấm ở người

Dựa theo đặc điểm hình thể, nấm bao gồm 2 nhóm là: Vi nấm hạt men (nấm men) và vi nấm sợi tơ (nấm sợi). So với Candida là nấm men đã kí sinh tự nhiên trên cơ thể thì nấm sợi phải có nguồn lây. Nấm sợi lây từ người sang người, động vật sang người và đất sang người.  Do nấm không cần ánh sáng để quang hợp nên nó sống được ở mọi nơi, mọi chỗ. Do đó nấm có thể tồn tại khắp bề mặt cơ thể và xâm nhập vào tất cả các cơ quan sâu trong cơ thể.

Nhiệt độ và độ ẩm là 2 điều kiện phối hợp quan trọng để vi nấm phát triển. Nấm sinh sản nhanh, nhiều và dễ dàng bằng các hình thức sinh sản hữu tính và vô tính. Vì vậy, để phòng chống bệnh lý do nấm cần phải có những biện pháp triệt để, đặc biệt trong vấn đề điều trị, phải điều trị triệt để tận gốc để loại trừ các bào tử nấm còn sót lại tránh tái phát. Kháng sinh kháng khuẩn thường không có tác dụng với nấm và ngược lại.

Vi nấm gây bệnh cho người nhờ vào độc tố của nấm và bệnh vi nấm. Các độc tố của nấm có thể gây ngộ độc ở nhiều mức độ khác nhau, thậm chí đưa đến tử vong. Bệnh vi nấm ở người là tình trạng nhiễm trùng do vi nấm xâm lấn vào các mô cơ quan và gây ra biểu hiện bệnh lý.

Về mặt lâm sàng, các bệnh vi nấm có thể chia làm 2 nhóm:

-  Bệnh nấm nông: Vi nấm chỉ khu trú ở lớp sừng thượng bì. Ở Việt Nam thường gặp các bệnh: Lang ben, trứng tóc đen, viêm ống tai ngoài do vi nấm, viêm giác mạc do vi nấm, bệnh do vi nấm ở da.

-  Bệnh nấm sâu: Vi nấm tấn công xuống mô dưới da hoặc các cơ quan nội tạng như nấm phổi, viêm màng não do nấm,…

Hình ảnh người bị nấm

Một số bệnh nấm như viêm màng não do nấm và nhiễm trùng máu ít phổ biến hơn nhiễm trùng da và phổi nhưng có thể gây chết người.

2. Bệnh nấm ở người có lây không?

a. Đường xâm nhập

Đường xâm nhập vi nấm vào cơ thể phân làm đường xâm nhập từ bên ngoài và đường nội sinh. Các bào từ vi nấm có kích thước rất nhỏ và nhẹ nên chúng hiện diện rất nhiều trong không khí. Vì thế người bị nhiễm vi nấm chủ yếu do hít các bào từ này vào phổi. Ở phổi, hoặc chúng bị thực bào hoặc gây ra các tổn thương khu trú, hoặc phát tán theo đường máu và đường bạch huyết để đến các cơ quan khác trong cơ thể tùy vào chức năng miễn dịch của cơ thể. Vi nấm cũng có khả năng xâm nhập qua các vết trầy xước, vết thương ở da, niêm mạc. Các vi nấm nội hoại sinh khi gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển và chuyển sang gây bệnh như Candida spp.

Đường xâm nhập của nấm

b. Yếu tố thuận lợi

Ngoài các vi nấm tồn tại trên cơ thể, nhiều loại vi nấm không thể xâm nhập vào cơ thể hoặc không gây bệnh hoặc gây bệnh nhẹ nhưng khi có các yếu tố thích hợp, chúng trở nên gây bệnh hoặc làm cho bệnh nặng hơn. Các yếu tố thuận lợi cho bệnh vi nấm phát triển bao gồm:

Yếu tố nội tại:

- Yếu tố sinh lý:

Tuổi: Trẻ sơ sinh, người già.

Hormone: Tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai.

Di truyền, cơ địa da nhờn,…

- Yếu tố bệnh lý:

Tình trạng suy giảm miễn dịch: Suy dinh dưỡng, lao, đái tháo đường, HIV, bệnh máu ác tính, ung thư các cơ quan,…

Di chứng của một số bệnh: Các hang được tạo thành do lao, áp-xe,…

- Yếu tố ngoại lai:

Thuốc điều trị: Dùng kháng sinh, corticoid dài ngày, thuốc ức chế miễn dịch trong ghép cơ quan, hóa trị liệu trong ung thư,…

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật như truyền dịch, đặt catheter.

Nghề nghiệp: Các nghề tiếp xúc với môi trường ẩm ướt như nông dân, người rửa chén…

Tiêm chích ma túy, chấn thương, mang giày chật, sự ẩm ướt thường xuyên,…

Các ký chủ khác của nấm như đất, cát, động vật, …

Yếu tố xâm nhập của nấm

Như vậy, bệnh nấm ở người lây lan nhanh và nguồn lây vô cùng đa dạng. Các tổn thương do nấm gây ra cũng dễ dàng lan sang các vùng khác của cơ thể và sang người khác dù trực tiếp hay gián tiếp, đặc biệt là ở những vị trí hay người có điều kiện thuận lợi. Mỗi loại nấm có ai tính với các môi trường khác nhau trên cơ thể nên có cách thức lây lan khác nhau để gây bệnh tại các cơ quan. Chẳng hạn như các vi nấm gây bệnh ở da dễ lây trực tiếp khi chạm vào vết thương, và gián tiếp do đồ dùng sinh hoạt hằng ngày.

3. Đề phòng bệnh lý nấm ở người

Một cách tổng quát, đề phòng các bệnh do vi nấm cần thực hiện 3 nhóm biện pháp: Tăng cường vệ sinh ngăn cản vi nấm xâm nhập vào cơ thể, không chế các đường lây lan của vi nấm và chủ động phòng bệnh bằng cách điều trị người mắc bệnh vi nấm.

Dự phòng sự lây lan các bệnh lý vi nấm bằng các cách thức sau:

-  Vệ sinh cá nhân, không dùng chung lược, khăn lau với người khác và người bệnh

-  Nên gội đầu ngay sau khi hớt tóc ở tiệm về. Các tiệm hớt tóc cần có dung dịch sát khuẩn để nhúng dao cạo, dao cắt tóc.

Đề phòng bệnh lý nấm ở người

-  Dự phòng chấn thương ống tai, điều trị ngay khi có hiện tượng viêm ống tai.

-  Đề phòng chấn thương mắt, đặc biệt là trong các vụ mùa. Không lạm dụng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh và corticoides.

-  Khám và điều trị cho thú nuôi trong nhà bị rụng lông bất thường.

-  Dùng bột talc có acid undecylenic rắc vào giày khi phải mang giày suốt ngày và chân hay đổ mồ hôi.

-  Mang găng khi tiếp xúc thường xuyên với nước, mặc quần áo thoáng mát, hút ẩm, sát trùng da kỹ khi tiêm truyền,…

-  Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý tự miễn.

-  Các đối tượng dễ mắc nấm phổi nên tránh tiếp xúc với các nguồn nhiễm như: Không nuôi chim bồ câu, chim cảnh, tránh quét dọn, lau chùi chuồng chim, các máy lạnh nhiễm phân chim, không nên lưu trú trong các vùng trồng nhiều cây bạch đàn,… Tẩy trùng các nguồn nhiễm bằng các dung dịch kiềm.

-  Không nên hút thuốc và tránh nơi có nhiều khói thuốc như trong các quán bar, cà phê, …vì sẽ đẩy mạnh sự hít và lắng đọng các bảo tử vào đường hô hấp.

-  Rửa tay trước và sau khi ăn sau khi đi vệ sinh.

-  Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Bị nấm không nên hút thuốc

Tóm lại, bệnh lý nấm ở người là vô cùng đa dạng, bao gồm cả bên ngoài cơ thể và cơ quan nội tạng, từ bệnh đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên ngày nay, với sự tiến bộ về ý thức chăm sóc sức khỏe và trình độ học vấn, các bệnh nấm ở người cũng dần được kiểm soát. Áp dụng các biện pháp đề phòng bệnh vi nấm sẽ giúp phòng tránh được đáng kể các bệnh lý do nấm gây ra nói riêng và các vấn đề sức khỏe nói chung. Nếu có vấn đề về da hay bất thường nào về sức khỏe, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và đặt lịch hẹn nhé!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 19/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các bệnh nấm ở người có lây không? Đề phòng bệnh lý nấm ở...

Các bệnh nấm ở người có lây không? Đề phòng bệnh lý nấm ở...

Vi nấm tồn tại ở khắp mọi nơi, ước tính trên thế giới có khoảng 1, 5 tỷ loại vi nấm trong đó có 400 loài gây bệnh cho người và động vật. Nấm gây rất nhiều bệnh ...

Icon thời gian
19/07/2021
2377 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG