Nội dung chính
  • 1. Định nghĩa
  • 2. Nguyên nhân 
  • 3. Lâm sàng và cận lâm sàng
  • 4. Chẩn đoán người bệnh mắc rối loạn lipid máu
Nội dung chính
  • 1. Định nghĩa
  • 2. Nguyên nhân 
  • 3. Lâm sàng và cận lâm sàng
  • 4. Chẩn đoán người bệnh mắc rối loạn lipid máu
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các bước chẩn đoán rối loạn lipid máu

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Nội tim mạch,Chuyên khoa Siêu âm tim
Rối loạn lipid máu là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tim mạch đồng thời làm gia tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Song song với các rối loạn chuyển hóa mạn tính thường gặp và đang không ngừng gia tăng hiện nay như tăng huyết áp, đái tháo đường,…rối loạn lipid máu cũng làm đẩy mạnh quá trình xơ vữa động mạch, gây tổn thương các cơ quan đích: tim, não, thận, mắt, mạch máu.
Nội dung chính
  • 1. Định nghĩa
  • 2. Nguyên nhân 
  • 3. Lâm sàng và cận lâm sàng
  • 4. Chẩn đoán người bệnh mắc rối loạn lipid máu

1. Định nghĩa

Rối loạn lipid máu là tình trạng nồng độ cholesterol toàn phần (TC), triglyceride (TG) , lipoprotein trọng lượng phân tử lượng thấp (LDL-C) cao hơn và/hay nồng độ lipoprotein trọng lượng phân tử lượng cao (HDL-C) thấp hơn các giá trị bình thường trong huyết tương.

Rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu là gì?

2. Nguyên nhân 

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu gồm có:

a. Tăng cholesterol máu(cholesterol toàn phần và LDL-C)

  • Chế độ ăn/sinh hoạt.
  • Di truyền (có tính chất gia đình).
  • Thứ phát: Hội chứng thận hư, suy giáp, hormone…

b. Tăng triglyceride

  • Thiếu hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc apolipoprotein C-II
  • Tăng triglyceride có tính chất gia đình
  • Béo phì
  • Uống quá nhiều rượu
  • Đái tháo đường
  • Dùng thuốc chẹn beta giao cảm kéo dài

c. Giảm HDL-C

  • Hút thuốc lá, béo phì, lười vận động thể lực
  • Đái tháo đường không phụ thuộc insulin
  • Tăng triglyceride máu
  • Dùng thuốc chẹn beta giao cảm kéo dài
  • Rối loạn gen chuyển hóa HDL-C

Béo phì, lười vận động là nguyên nhân chính trong cả 3 nhóm nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

Béo phì, lười vận động là nguyên nhân chính trong cả 3 nhóm nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

Tìm hiểu thêm thông tin về: Cách đánh giá người bệnh rối loạn lipid máu tại đây.

3. Lâm sàng và cận lâm sàng

a. Lâm sàng 

Triệu chứng của rối loạn lipid máu thường không đặc hiệu do đây là một quá trình chuyển biến sinh học trong cơ thể, xảy ra sau một thời gian dài ở mức độ phân tử và tế bào, gần như rất khó nhận biết được. Phần lớn các biểu hiện lâm sàng của rối loạn lipid máu chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài hoặc gây ra các biến chứng ở các cơ quan. Ví dụ: 

  • Có thể thấy mảng u vàng ở mi mắt (mảng xanthelasma) (trong bệnh rối loạn mỡ máu mang tính gia đình)

Mảng u vàng ở mi mắt: triệu chứng thường gặp trong bệnh tăng mỡ máu có tính chất gia đình (di truyền)

Mảng u vàng ở mi mắt: triệu chứng thường gặp trong bệnh tăng mỡ máu có tính chất gia đình (di truyền)

 

  • Các triệu chứng của các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, đái tháo đường,…)
  • Các triệu chứng khi đã có biến chứng do xơ vữa động mạch: bệnh lý động mạch vành (đau ngực, khó thở,...), bệnh lý động mạch não (liệt vận động, cảm giác, nói khó, …), mạch máu ngoại vi (loét, hoại tử bàn, ngón chân, tay)

Xơ vữa động mạch do rối loạn lipid máu gây thiếu máu nhiều cơ quan

Xơ vữa động mạch do rối loạn lipid máu gây thiếu máu nhiều cơ quan

b. Cận lâm sàng

Các xét nghiệm đánh giá các thành phần lipid máu cơ bản gồm:

  • Cholesterol toàn phần (TC)
  • LDL-Cholesterol (LDL-C)
  • HDL-Cholesterol (HDL-C)
  • riglyceride (TG)

Một số thông số khác :

  • Non - HDL cholesterol có thể tính toán dễ dàng qua công thức: Non - HDL cholesterol = Cholesterol toàn phần - HDL = LDL + VLDL
  • Apo B

Tổng đài đặt lịch khám chuyên khoa tim mạch tại bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được IVIE - Bác sĩ ơi tư vấn, hỗ trợ: 

1900 3367

4. Chẩn đoán người bệnh mắc rối loạn lipid máu

Chẩn đoán người bệnh mắc rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau trên xét nghiệm:

  • Tăng cholesterol: ≥ 200 mg/dL (5,2 mmol/L).
  • Tăng LDL-C: ≥ 130 mg/dL (3,4 mmol/L).
  • Giảm HDL-C: < 40 mg/dL (1,0 mmol/L).
  • Tăng triglyceride: ≥ 200 mg/dL (2,3 mmol/L).

Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp: Khi tăng cholesterol kết hợp với tăng triglyceride.

Khuyến cáo về thời điểm xét nghiệm: Hiện tại, theo khuyến cáo của NCEP( National cholesterol education program) : chương trình giáo dục cholesterol Hoa Kỳ, cần thực hiện xét nghiệm lipid máu cho những người > 20 tuổi, xét nghiệm lipid máu khi đói (≥12h sau bữa ăn cuối): Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C và triglyceride; xét nghiệm lại mỗi 5 năm nếu kết quả lần xét nghiệm trước trong giới hạn bình thường và không có biến cố tim mạch. Nếu người bệnh đã có các biến cố tim mạch hoặc phân tầng nguy cơ cao thì cần tiến hành thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch uy tín và điều trị ngay.

Khuyến cáo về đối tượng xét nghiệm:

Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2016 về đối tượng cần thực hiện xét nghiệm Lipid máu

Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2016 về đối tượng cần thực hiện xét nghiệm Lipid máu

Như IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ thông tin trong bài viết trên đây, mong rằng đã cung cấp cho bạn đọc được những kiến thức hữu ích về các bước chuẩn đoán rối loạn Lipid máu từ đó bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/07/2022 - Cập nhật 28/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

Icon thời gian
12/03/2024
919 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc
Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

Icon thời gian
11/03/2024
434 Lượt xem
Icon thời gian
11 Phút đọc
Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

Icon thời gian
11/03/2024
1067 Lượt xem
Icon thời gian
11 Phút đọc
6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

Icon thời gian
11/03/2024
589 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG