Nguồn gốc của hoang tưởng có thể: từ định kiến hay ám ảnh chuyển sang từ ảo giác mà hình thành hoặc hiện tượng duy nhất của một bệnh loạn thần còn sót lại (hoang tưởng di chứng).
1. Quá trình hình thành hoang tưởng
- Khí sắc hoang tưởng bệnh: lo lắng chờ đợi một cái gì bất thường quan trọng sẽ đến với mình làm thay đổi cuộc đời mình.
Khí sắc hoang tưởng bệnh: lo lắng chờ đợi một cái gì bất thường.
- Tri giác hoang tưởng: bệnh nhân nhìn thấy người khác và súc vật xung quanh có cái gì đặc biệt khác thường, có liên quan đến thân phận mình, nhưng không tự giải thích.
- Suy đoán hoang tưởng trong cái đặc biệt, khác thường ấy, dần dần bệnh nhân tìm thấy ý nghĩa ngày càng rõ ràng và bệnh nhân giải thích theo lối suy đoán riêng của mình
- Hoang tưởng kết tinh: hoang tưởng hình thành và ngày càng được củng cố thành hệ thống, vững vàng, cố định.
- Hoang tưởng tan biến: hoang tưởng có thể biến đi một cách tự phát hay do điều trị hoặc tan rã trong trí tuệ sa sút.
2. Phân loại của hoang tưởng
Đa số tác giả chia làm hai loại theo phương thức kết cấu:
- Hoang tưởng suy đoán: hoang tưởng xây dựng thuần túy theo logic học lệch lạc của bệnh nhân, biểu hiện một sự rối loạn trong việc phản ánh mối liên quan nội tại giữa các sự vật và hiện tượng. Đồng thời cũng biểu hiện khuynh hướng tưởng tượng, sự mơ ước hay tư duy chưa trưởng thành của bệnh nhân. Thường là những hoang tưởng chí lý dai dẳng, phát triển thành hệ thống và làm biến đổi nhân cách một cách sâu sắc.
- Hoang tưởng cảm thụ: xuất hiện sau các rối loạn của tri giác hay của cảm xúc hay của ý thức. Ở bệnh nhân không có logic lệch lạc mà chỉ có ý tưởng rời rạc không kể tục, cảm xúc căng thẳng, bàng hoàng, ngơ ngác. Nhân cách không bị hoang tưởng làm biến đổi nhiều.
3. Các loại hoang tưởng cảm thụ
Hoang tưởng nhận nhầm
- Thí dụ: bố mẹ đến thăm bệnh nhân không thừa nhận. Cho rằng, là những người lạ giả dạng bố mẹ mình.
- Ngược lại người lạ đến bệnh viện; bệnh nhân lại cho là bố mẹ hoặc nhận nhân viên và bệnh nhân trong bệnh viện là những người thân (giả dạng đến để cứu giúp mình).
Hoang tưởng gán ý
- Mỗi hiện tượng, sự việc trong thực tại được bệnh nhân tri giác như một dấu hiệu tượng trưng có một ý nghĩa riêng đối với bệnh nhân (báo hiệu số phận, tương lai ,buộc tội bệnh nhân,..)
- Hoang tưởng gán ý khác với hoang tưởng liên hệ ở chỗ hoang tưởng gần ý là một hoang tưởng cảm thụ xây dựng trên một hiện tượng, một sự việc của thực tại, nhưng tri giác hiện tượng sự việc ấy như một dấu hiệu tượng trưng chứ không liên hệ suy đoán theo một logic lệch trục như trong hoang tưởng liên hệ (Hoang tưởng suy đoán).
- Thí dụ: gặp một cái hố trên đường đi, bệnh nhân có hoang tưởng liên hệ nghi ngờ rằng có người nào đó đào sẵn cái hố, với mục đích làm cho mình rơi xuống gãy chân. Còn bệnh nhân có hoang tưởng gán ý thì cho rằng hố là tượng trưng cho huyệt chôn người, hố này báo hiệu cho mình biết là mình sẽ chết trong một ngày gần đây.
Hoang tưởng đóng kịch (Đổi dạng hay chuyển hóa)
- Bệnh nhân tri giác xung quanh như những cảnh trong tuồng, trong kịch, trong phim,... Cùng một người, nhưng khi đóng vai này, khi đóng vai khác, người này thay đổi vị trí cho người khác, luôn luôn biến đổi,...
- Ba loại hoang tưởng nhận nhầm: gán ý và đóng kịch có liên quan mật thiết với nhau.
Hoang tưởng biến hình bản thân
- Bệnh nhân đã thấy cơ thể mình đã biến hình, chuyển thành hình thù của chim, của thú hay bắt động vật. Hoang tưởng thường kèm theo rối loạn cảm giác bản thể hay ảo giác giả và liên quan với hoang tưởng bị chi phối (bị tác dụng vật lý) và thường gặp trong hội chứng tâm thần tự động.
Bệnh nhân đã thấy cơ thể mình đã biến hình.
Hoang tưởng kỳ quái
- Loại hoang tưởng này rất đa dạng. Về tiến triển có thể là hoang tưởng kỳ quái cấp hay hoang tưởng kỳ quái kéo dài. Về nội dung có thể có nội dung tự ti, tự phủ định hay có nội dung khuếch đại.
Hoang tưởng kỳ quái cấp
Nội dung khuếch đại với tính chất hưng cảm: kèm theo cảm xúc hưng phấn, khí sắc vui vẻ; xây dựng trên những hình tượng và ý tưởng rực rỡ, kỳ quái; nội dung đa dạng, lên cung tiên, sống trong một thế giới giàu sang vô kể, lãnh đạo quân đội toàn thế giới, đang đứng ra dàn xếp những mâu thuẫn quốc tế... Gắn trong những hội chứng Paraphrenia cấp và có thể gặp trong liệt toàn thể tiến triển.
Nội dung phủ định với tính chất trầm cảm: kèm theo cảm xúc buồn rầu lo lắng, cũng xây dựng trên những hình tượng biểu tượng kỳ quái, rộng lớn. Thường gọi là hội chứng Cotard với các nội dung sau đây:
- Đau khổ vô biên: tất cả người thân đều chết, nhà cửa tan nát, bệnh nhân đau khổ hàng thế kỷ,...
- Phủ định ngoại cảnh: toàn thế giới bị ngập lụt, hàng loạt thành phố bị sụp đổ, tất cả đều tan hoang,...
- Phủ định bản thân: nội tạng bị hư hỏng, ở bệnh nhân không có tim, óc, dạ dày nữa... Thường gặp trong bệnh nhân tâm thần phân liệt chu kỳ. Có thể gặp trong loạn thần trước tuổi già, loạn thần do tai biến mạch máu não ...
Bệnh nhân thấy đau khổ vô biên.
Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.
Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng.
Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.