Hở van hai lá là một trong những bệnh lý van tim phổ biến nhất mà nguyên nhân do van hai lá đóng không kín dẫn đến dòng máu trào ngược từ thất trái vào nhĩ trái khi tim co bóp. Tuy đây là một bệnh lý khá thường gặp và diễn biến chậm, tiên lượng tốt hơn so với các bệnh lý van tim khác, nhưng bệnh vẫn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, suy tim,… và nặng nhất là tử vong.
1. Hở van hai lá cấp tính
Điều trị hở van hai lá cấp tính bao gồm 2 loại:
a. Điều trị nội khoa
- Các thuốc giãn mạch như nitroglycerin hoặc nitroprusside đường tĩnh mạch: đây là 2 thuốc có vai trò quan trọng trong điều trị hở van hai lá cấp. Các thuốc giãn mạch làm giảm kháng trở dòng máu động mạch chủ, giúp tăng lưu lượng qua van ĐM chủ và giảm lưu lượng qua dòng hở van lên nhĩ trái, do đó cải thiện cung lượng tim, giảm áp lực nhĩ trái. Tuy nhiên chính vì giảm kháng trở dòng máu thông qua giãn mạch do đó thuốc bị chống chỉ định trong những trường hợp tụt huyết áp hoặc sốc tim.
- Các nhóm thuốc lợi tiểu giúp giảm sung huyết phổi, giảm triệu chứng khó thở trong bệnh cảnh suy tim cấp do hở hai lá cấp.
- Có thể cần các thuốc vận mạch hỗ trợ trong những trường hợp huyết áp thấp hoặc sốc tim.
Các thuốc giãn mạch có lợi trong trường hợp hở van hai lá cấp
b. Phẫu thuật hở van hai lá
- Phẫu thuật van hai lá được khuyến cáo đối với những trường hợp hở van hai lá nguyên phát cấp mức độ nặng và có triệu chứng. Thời điểm phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và nguyên nhân gây hở van tim của người bệnh.
- Hở van hai lá cấp mức độ nặng có triệu chứng thường khó thích nghi và cần can thiệp sớm để giảm triệu chứng.
- Đối với các trường hợp tổn thương cơ nhú, dây chằng có thể cân nhắc sửa chữa van tim ưu tiên hơn so với thay van tim. Những tổn thương nhiễm khuẩn tại hệ thống van và dưới van cần cân nhắc thay van tim nhân tạo.
Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
2. Hở van hai lá mạn tính
Điều trị hở van hai lá mạn tính chia làm 2 loại
a. Điều trị nội khoa
- Các người bệnh có hở van hai lá mức độ nhẹ - vừa không có triệu chứng được theo dõi định kỳ thường xuyên bằng siêu âm tim 1 – 2 năm 1 lần.
- Các nhóm thuốc giãn mạch (ức chế men chuyển, ức chế thụ thể) có tác dụng làm chống tái cấu trúc thất trái, hạn chế quá trình giãn buồng tim, tăng cung lượng tống máu của tim và hạn chế thể tích dòng hở.
- Nếu có rung nhĩ cần điều trị khống chế tần số tim thích hợp và điều trị chống đông thích hợp.
Các thuốc giãn mạch có ích trong hở van hai lá mạn tính
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
b. Điều trị phẫu thuật (theo AHA/ACC 2017)
Chỉ định phẫu thuật hở van hai lá nguyên phát:
- Hở van hai lá nặng có triệu chứng, mặc dù đã được điều trị nội khoa tối ưu.
- Hở van hai lá nặng không có triệu chứng có thể cần phẫu thuật nếu có thêm một trong các yếu tố sau (đánh giá thông qua siêu âm tim):
- Chức năng thất trái giảm (EF 30 - 60% hoặc đường kính thất trái cuối thì tâm thu ≥ 40 mm).
- Rung nhĩ mới xuất hiện.
- Tăng áp lực ĐMP > 50 mmHg.
- Cân nhắc trong các trường hợp hở van hai lá nặng không có triệu chứng nhưng theo dõi thấy chức năng thất trái giảm dần, kích thước thất trái giãn dần trước khi EF < 60% và đường kính thất trái cuối tâm thu < 40 mm.
Siêu âm tim là phương tiện cần thiết trong đánh giá tiêu chuẩn phẫu thuật của người bệnh
Chỉ định phẫu thuật hở van hai lá thứ phát
- Phẫu thuật trong trường hợp hở van hai lá thứ phát chỉ cân nhắc trong một số trường hợp như:
- Người bệnh hở van hai lá nặng cần phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành hoặc thay van ĐM chủ.
- Người bệnh hở van hai lá nặng, dai dẳng khi đã điều trị nội khoa tối ưu.
- Các phương pháp phẫu thuật: Sửa hoặc thay van hai lá bằng van nhân tạo. Nguy cơ cũng như tiên lượng kết quả cuộc phẫu thuật phụ thuộc vào tổn thương van, cơ chế tổn thương cũng như kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật và cơ sở vật chất tại nơi thực hiện phẫu thuật.
- Sửa van hai lá qua đường ống thông (MitraClip)
- Sửa van hai lá qua đường ống thông (hay còn gọi là thủ thuật kẹp van hai lá) là một can thiệp xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ can thiệp sẽ luồn một ống thông nhỏ đi từ đường tĩnh mạch đùi đi ngược vào tĩnh mạch chủ dưới về nhĩ phải, sau đó xuyên qua vách liên nhĩ qua nhĩ trái đi tới vị trí van hai lá bị hở. Tiếp đó, một dụng cụ sẽ được luồn vào trong ống thông đi tới vị trí van hai lá và một thiết bị ở đầu dụng cụ sẽ kẹp 2 mép van bị hở, tạo thành lỗ van như hình số 8 (hình 8) giúp ngăn chặn dòng máu trào ngược từ tâm thất trái về tâm nhĩ trái, giúp lưu lượng máu đi nuôi cơ thể được đảm bảo.
Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.
Dụng cụ dùng trong kĩ thuật sửa van hai lá qua đường ống thông (MitraClip).
Chỉ định:
- Những người bệnh có chỉ định phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá, theo khuyến cáo năm 2014 và cập nhật 2017 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ/Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC 2014), bao gồm:
Hở van hai lá (3+) hoặc (4+), có triệu chứng mặc dù đã điều trị nội khoa tối ưu, EF > 30% và/hoặc đường kính thất trái cuối tâm thu (Ds) ≤ 55 mm.
Hở van hai lá (3+) hoặc (4+), không triệu chứng nhưng có ít nhất một trong số những dấu hiệu sau đây:
- EF 25 - 60%
- Đường kính thất trái cuối tâm thu ≥ 40 mm
- Tăng áp lực ĐMP
- Rung nhĩ
- Hình thái van hai lá phù hợp với kỹ thuật kẹp van hai lá: Sa van vùng giữa (A2, P2) với khoảng cách cho phép (< 2 cm) hoặc giãn vòng van gây hở van mà khoảng cách giữa hai lá van khi đóng toàn bộ còn chạm nhau.
- Người bệnh không thể phẫu thuật/phẫu thuật nguy cơ cao hoặc từ chối phẫu thuật.
Kĩ thuật kẹp van hai lá qua đường ống thông (MitraClip)
Chống chỉ định:
- HoHL do các nguyên nhân khác (thấp tim; viêm nội tâm mạc…).
- Nhồi máu cơ tim trong vòng 12 tuần.
- Cần can thiệp phẫu thuật một tổn thương khác ở tim (như làm cầu nối chủ vành, thay van ĐM chủ…).
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
- Hình thái van hai lá không phù hợp với kỹ thuật kẹp van hai lá.
- Huyết khối tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chủ dưới hoặc huyết khối trong buồng tim.
IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367