Nội dung chính
  • 1. Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?
  • 2. Các loại xét nghiệm lao phổi
Nội dung chính
  • 1. Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?
  • 2. Các loại xét nghiệm lao phổi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các xét nghiệm lao phổi phổ biến hiện nay

Thế giới đang đối mặt với sự đề kháng thuốc và sự trỗi dậy của các bệnh do vi khuẩn, kí sinh trùng. Trong số các bệnh lý đó, phải kể đến lao phổi. Do đó các xét nghiệm lao phổi cũng được chỉ định rộng rãi để tầm soát, phát hiện và điều trị sớm, tránh lây lan cho cộng đồng. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu các xét nghiệm lao phổi phổ biến hiện nay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?
  • 2. Các loại xét nghiệm lao phổi

1. Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lây lan thông qua dịch tiết của người bệnh. Khi đã xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lao không chỉ xâm nhập và phối mà nó còn lây lan theo đường máu hoặc hạch bạch huyết để gây bệnh ở não, thận, cột sống, … Do đó lao phổi không điều trị ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và để lại biến chứng đa cơ quan.

Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.

Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.

2. Các loại xét nghiệm lao phổi

a. Soi đờm trực tiếp

Soi đờm trực tiếp là một xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán lao phổi. Kỹ thuật này sử dụng kính hiển vi để tìm sự có mặt của  vi khuẩn trong đờm. Tuy nhiên, cần phải có sự có mặt của vi khuẩn mới số lượng lớn, từ 5000 vi khuẩn/1ml trở lên thì mới có giá trị. 

Nếu thực sự có vi khuẩn khi soi đờm trực tiếp thì khả năng người bệnh mắc lao phổi là rất cao. Nếu kết quả lao phổi AFB (+), (++), (+++) chứng tỏ số lượng vi khuẩn trong đàm nhiều, đồng thời người bệnh cũng là nguồn lây chính cho cộng đồng. Trong trường hợp kết luận là soi đờm trực tiếp (-) nghĩa là không có vi khuẩn trong đờm hoặc số lượng vi khuẩn không đạt mức gây bệnh. 

Kết quả dương tính hay âm tính ngoài việc phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn lao trong đờm thì còn phụ thuộc vào: 

- Khả năng ho khạc của người bệnh.

- Thể lao phổi.

- Độ chính xác của kỹ thuật và người đọc xét nghiệm.

Xét nghiệm này cần được chỉ định cho tất cả những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu ho khạc đàm kéo dài trên 2 tuần.

Khả năng ho khạc của người bệnh là yếu tố phụ thuộc.

Khả năng ho khạc của người bệnh là yếu tố phụ thuộc.

b. Chụp Xquang ngực thẳng thường quy

Đây là 1 xét nghiệm có giá trị phát hiện những bất thường ở phổi. Tuy nhiên xét nghiệm này không thể khẳng định nguyên nhân gây ra những bất thường này. Đồng thời khả năng dựa trên hình ảnh để kết luận bệnh lao hoạt động hoặc lao ổn định là không cao.

Xquang ngực thẳng thường quy nên chỉ định cho tất cả các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nghi lao như: Có ho, sốt về chiều, sụt cân, vã mồ hôi về đêm. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng được chỉ định sàng lọc cho những người có nguy cơ như:

- Tiếp xúc nguồn lây.

- Suy giảm miễn dịch (HIV).

- Dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

Xquang ngực thẳng thường quy nên chỉ định cho triệu chứng nghi lao như: Có ho, sốt về chiều, sụt cân, vã mồ hôi về đêm

Xquang ngực thẳng thường quy nên chỉ định cho triệu chứng nghi lao như: Có ho, sốt về chiều, sụt cân, vã mồ hôi về đêm

c. Xét nghiệm Mantoux, Interferon

Xét nghiệm Mantoux là xét nghiệm tiêm dưới da xác định lao. Xét nghiệm Interferon là xét nghiệm lao qua máu, dựa trên việc giải phóng Interferon Gamma từ những tế bào lympho nên còn được gọi là xét nghiệm Interferon Gamma Release Assay (IGRA). Bản chất của xét nghiệm là đưa một phần vi khuẩn lao vào cơ thể để kiểm tra xem cơ thể đã từng tiếp xúc với vi khuẩn lao hay chưa. Dựa vào đáp ứng của cơ thể, ví dụ như sẩn ở tay hoặc lượng Interferon mà bác sĩ kết luận được đã từng tiếp xúc với vi khuẩn lao hay chưa, thậm chí là ở cả giai đoạn tiềm ẩn của bệnh.

Kết quả âm tính có thể do: Kỹ thuật, suy giảm miễn dịch, cơ thể không có phản ứng. Nếu kết quả dương tính, xét nghiệm Interferon khẳng định được nhiễm Mycobacterium tuberculosis còn xét nghiệm Mantoux thì không. Tuy nhiên, 2 xét nghiệm này đều chỉ kết luận được là cơ thể đã nhiễm lao hay chưa mà không kết luận được người bệnh có bị bệnh lao hay không. 

d. Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán nhanh

Kỹ thuật này đơn giản và dễ thực hiện. Mục đích của phương pháp này là để phát hiện kháng thể kháng vi khuẩn trong trong máu, dựa trên hiện tượng đáp ứng miễn dịch dịch thể. Tuy nhiên, cơ chế đáp ứng miễn dịch cơ bản trong lao là đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào. Do vậy độ chính xác của xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán nhanh khá thấp khi kết luận âm tính hay dương tính. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo không sử dụng xét nghiệm này trong chẩn đoán bệnh lao.

Hiện nay, kiểm soát lao phổi vẫn là chiến dịch của cộng đồng bởi có xu hướng gia tăng và kháng thuốc. Tùy vào từng tình huống cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn gói xét nghiệm lao phổi hợp lý để người bệnh cân nhắc. Hi vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh lao cũng như các xét nghiệm cần thiết. Đừng bao giờ chủ quan, hãy dự phòng và đi khám ngay nếu như bạn đang nghi ngờ nhiễm lao để được làm các xét nghiệm cần thiết nhé! Nếu bạn muốn biết thêm thông tin gì, hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được giải đáp. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/04/2022 - Cập nhật 12/04/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các xét nghiệm lao phổi phổ biến hiện nay

Các xét nghiệm lao phổi phổ biến hiện nay

Thế giới đang đối mặt với sự đề kháng thuốc và sự trỗi dậy của các bệnh do vi khuẩn, kí sinh trùng. Trong số các bệnh lý đó, phải kể đến lao phổi. Do đó các...

12/04/2022

665 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG