Tình trạng bàn chân trẻ bị bẹt sẽ làm ảnh hưởng đến hệ xương khớp như: bàn chân, đầu gối, hông, thắt lưng,... Do đó, trẻ có bàn chân bẹt cần được khám và điều trị kịp thời. Có những cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em đó là vật lý trị liệu. phẫu thuật, sử dụng thuốc. Tuỳ vào tình trạng bàn chân của trẻ, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị cho phù hợp.
Cách khắc phục bàn chân bẹt tại nhà

Bàn chân trẻ bị bẹt gây khó khăn khi đi lại
Trong các cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ thì vật lý trị liệu là lựa chọn hàng đầu. Phương pháp điều trị vật lý có thể thực hiện tại nhà, không gây đau cho trẻ và hiệu quả cao. Dưới đây, IVIE sẽ giới thiệu một số cách khắc phục bàn chân bẹt cho trẻ có thể thực hiện tại nhà:
Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân
Đế chỉnh hình bàn chân là một loại công cụ hỗ trợ điều chỉnh bàn chân, tạo vòm và nâng đỡ bàn chân cho trẻ. Đế chỉnh hình bàn chân có nhiều kích thước tương ứng với kích thước bàn chân của trẻ. Đế được đặt vào giày, dép đi hàng ngày, giúp tái tạo vòm bàn chân, ngăn biến chứng xảy ra.
Đế chỉnh hình bàn chân phù hợp với trẻ từ 3 đến 7 tuổi. Đây cũng là độ tuổi thích hợp nhất để điều trị bàn chân bẹt cho trẻ.

Đế giày giúp chỉnh hình bàn chân hiệu quả
Lưu ý khi sử dụng đế chỉnh hình bàn chân cho trẻ:
Cha mẹ không nên tự ý mua đế chỉnh hình bàn chân để tự điều trị cho trẻ. Mỗi trẻ bàn chân bị bẹt ở mức độ khác nhau. Bên cạnh đó có trường hợp trẻ có 2 chân không đều. Khi sử dụng đế chỉnh hình không phù hợp, có thể khiến tình trạng bàn chân trẻ bẹt nặng hơn. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế uy tín để bác sĩ đo kích thước đế chỉnh hình phù hợp với trẻ.
Lăn chân với một trái bóng nhỏ
Đây là một cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em đơn giản giúp tạo vòm chân cho trẻ hiệu quả, không gây đau. Cách thực hiện bài tập:
-
Chuẩn bị một trái bóng nhỏ như: bóng tennis, bóng chơi golf,...
-
Tư thế: ngồi trên ghế hoặc đứng thẳng.
-
Đặt lòng bàn chân bẹt lên quả bóng và lăn tròn trái bóng. Tập trung vào vùng bàn chân bị bẹt.
-
Lặp lại động tác lăn tròn bóng trong thời gian 5 phút.

Lăn chân trên quả bóng cải thiện chân bị bẹt
Co giãn gót chân
Bài tập co giãn gót chân là bài tập giúp kéo căng cơ xung quanh bàn chân, cải thiện tình trạng đau nhức do bàn chân bị bẹt. Đồng thời, khi co giãn gót chân, các cơ tại ngón chân, mắt cá chân cũng được kéo căng, tăng cường hoạt động cho bàn chân. Cách thực hiện:
-
Trẻ đứng thẳng, hai tay chống vào mặt tường hoặc chống vào hông, mặt quay vào tường.
-
Bước chân phải lên trước, chân trái lùi về sau, khoảng cách 2 chân rộng bằng vai, gót chân chạm đất.
-
Khuỵu chân phải xuống từ từ, trọng tâm dồn về trước, bắp chân, cơ cổ chân kéo căng.
-
Giữ nguyên tư thế, thẳng lưng trong 30 giây. Sau đó, nâng cơ thể lên từ từ về tư thế đứng ban đầu.
-
Thực hiện mỗi chân 3 lần.
Tìm hiểu thêm: 5 Dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ dễ nhìn thấy bằng mắt thường
Nâng vòm bàn chân
Bài tập này sẽ giúp cho cơ bàn chân được tăng cường, hoạt động chân linh hoạt hơn. Thực hiện:
-
Trẻ đứng với tư thế thẳng lưng, hai chân rộng bằng vai,
-
Hai bàn chân hướng nghiêng ra ngoài. Mé chân trong nhấc lên, các mũi chân nhấn xuống mặt sàn.
-
Thực hiện nhấc mé chân trong lên rồi hạ xuống liên tục 10 đến 15 nhịp mỗi lần. Sau đó nghỉ 20 giây và lặp lại 2 - 3 lần 1 ngày.
Đứng bằng mũi chân, gót chân
Bài tập đứng bằng mũi chân, gót chân sẽ làm giãn cơ bàn chân tối đa, từ đó cải thiện tình trạng bàn chân bẹt. Cách thực hiện:
-
Trẻ đứng thẳng người, hai tay thả song song với thân (trường hợp trẻ khó giữ thăng bằng thì sử dụng thêm tay vịn),
-
Cho trẻ nhấc gót chân lên, dồn lực vào các đầu ngón chân,
-
Giữ tư thế trong 5 giây rồi hạ gót chân xuống từ từ,
-
Làm liên tục 10 đến 15 nhịp mỗi lần, ngày tập 2 đến 3 lần.
Sau khi thực hiện xong với mũi chân thì làm tương tự với phần gót chân.
Lưu ý: Trong quá trình tập luyện, hãy cố gắng để trẻ giữ lưng thật thẳng để đạt hiệu quả tốt nhất!

Cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em bằng cách đứng bằng mũi chân
Cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em - Lăn chân với khăn
Đây là bài tập gập duỗi các ngón chân giúp cơ bàn chân được kéo giãn. cách thực hiện bài tập:
-
Chuẩn bị 1 chiếc khăn mềm.
-
Đặt trẻ ngồi thẳng trên ghế, hai chân co lại, đầu gối và cẳng chân vuông góc với nhau.
-
Lấy gót chân làm điểm tì, đưa các đầu ngón chân co lại và thực hiện duỗi ra gập vào. Bạn tưởng tượng bàn chân như một chú sau di chuyển tại chỗ. Đầu các ngón chân không nhấc khỏi mặt đất.
-
Thực hiện liên tục đến khi trẻ thấy mỏi thì dừng lại.
-
Lặp lại với chân còn lại, mỗi lần chỉ nên thực hiện 1 chân. Mỗi chân tập từ 2 đến 3 lần.
Luyện tập với ngón chân
Tương tự như bài tập lăn chân với khăn. Bài tập này tập trung vào các ngón chân, gót chân cố định tại 1 điểm. Cách thực hiện:
-
Trẻ đứng thẳng người, hai tay đặt lên hông hoặc vịn vào 1 điểm chắc chắn.
-
Giữ gót chân chạm sàn.
-
Tập 2 chân cùng lúc: Nhấn 4 ngón chân sau xuống sàn, đưa 2 ngón cái 2 chân nhấc lên và giữ nguyên trong vòng 5 giây.
-
Tiếp đến, dùng 2 ngón chân cái làm trụ, nhấc 4 ngón chân sau của 2 chân lên và giữ trong 5 giây.
-
Thực hiện liên tục từ 5 đến 10 nhịp mỗi lần, lặp lại 2 đến 3 lần. Giữa mỗi lần tập cho trẻ nghỉ 30 giây.
Chữa bàn chân bẹt bằng phẫu thuật tại cơ sở
Nếu trẻ đã áp dụng cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em bằng vật lý trị liệu mà không đạt hiệu quả thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Thông thường, với trẻ dưới 8 tuổi và dị tật bàn chân nhẹ thì không nên thực hiện phẫu thuật do có nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, với trẻ dị tật nặng, cấu trúc xương chân bị biến dạng,... thì cần phải sử dụng biện pháp xâm lấn.

Chữa bàn chân bẹt cho trẻ bằng phẫu thuật
Hiện nay, các cơ sở y tế uy tín đều có thể thực hiện điều trị bàn chân bẹt cho trẻ. Một số cơ sở y tế có điều trị bàn chân bẹt bằng phẫu thuật mà cha mẹ có thế tham khảo như:
-
Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS.
-
Bệnh viện Thu Cúc.
-
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
-
Phòng khám cơ xương khớp Hoàng Cầu,...
Tham khảo thêm: 8+ Địa chỉ khám bàn chân bẹt ở Hà Nội uy tín, chất lượng
Lưu ý khi chữa bàn chân bẹt cho trẻ bằng phương pháp phẫu thuật:
Những vị trí đau bàn chân do bệnh thường rất khác nhau. Vì thế, không có phương pháp phẫu thuật cố định cho bệnh lý này. Cách phẫu thuật bàn chân bẹt cho trẻ thường dựa trên đánh giá, kinh nghiệm của các bác sĩ.
Bên cạnh đó, các trường hợp bàn chân bẹt được phẫu thuật còn tùy thuộc độ tuổi trẻ, mức độ bệnh và mức độ dị dạng cấu trúc của bàn chân.
Các phương pháp phẫu thuật tại cơ sở có thể giúp cải thiện hiệu quả, gần như là dứt điểm những triệu chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nó cần nhiều thời gian. Kèm theo đó là những phương pháp phục hồi chức năng để người bệnh có thể phục hồi một cách hiệu quả. 
Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
Tải app
Cha mẹ có thể gọi hotline 1900.3367 hoặc đặt lịch khám bàn chân cho trẻ tại phòng khám uy tín trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi! Đặt lịch khám trên ứng dụng IVIE mang lại nhiều lợi ích như:
-
Đăng ký tư vấn y tế từ xa không phải xếp hàng lấy số.
-
Lựa chọn cơ sở y tế khám, bác sĩ khám, thời gian khám bệnh theo nhu cầu.
-
Được bác sĩ chuyên môn cơ xương khớp tư vấn online 1 - 1.
-
Tiết kiệm chi phí đi lại,...
Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ hiện nay tương đối nhiều. Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời để không mang đến nguy hiểm cho hệ xương của trẻ. Hi vọng với cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ sẽ giúp các bé nhanh chóng hồi phục chức năng bàn chân. Chi tiết về phòng khám, lịch khám và bác sĩ chuyên khoa điều trị bàn chân bẹt cha mẹ liên hệ qua hotline 1900.3367 hoặc tải ngay ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch khám nhanh nhất!
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.