Nấm móng chân ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng ở móng chân, qua những vết nứt nẻ trên da và móng, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Việc điều trị nấm móng chân ở trẻ em phức tạp, cần nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì từ gia đình. Nấm móng chân có nguy cơ tái phát cao, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ cũng như thiếu tự tin trong giao tiếp.
Dấu hiệu nhận biết nấm móng chân ở trẻ em
Nấm móng chân ở trẻ em chiếm ½ trong số tất cả những bất thường liên quan tới móng. Mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng đôi khi bệnh không dễ điều trị và gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Nấm móng chân có xu hướng phát triển theo thời gian, khó phát hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu.
Dấu hiệu
Khi trẻ em bị nấm móng chân sẽ gặp khó khăn khi di chuyển, đi lại hay khi đứng thẳng. Nặng hơn thì nấm móng chân ở trẻ em sẽ lây lan ra những vùng da khác, gây tổn thương vĩnh viễn nếu bố mẹ xem nhẹ bệnh mà bỏ qua. Vậy những dấu hiệu cho biết trẻ bị nấm móng chân gồm có như:
-
Móng chân dày, có mùi hôi.
-
Móng chân bị biến dạng, thay đổi hình dáng ban đầu, xuất hiện những chấm nhỏ.
-
Móng chân bị sưng và đổi màu sắc, có đốm vàng xuất hiện ở vùng gốc của móng chân trẻ.

Móng chân trẻ thay đổi màu sắc là một trong những dấu hiệu của nấm móng chân
Phân loại
Cũng như những bệnh lý khác, nấm móng chân có những dạng nấm khác nhau. Một số loại nấm móng chân như:

Nấm móng chân dạng DSO là phổ biến nhất
-
Loại 2: WSO (nấm trắng ở trên bề mặt móng): WSO là dạng làm ảnh hưởng tới lớp trên cùng của móng. Hình thành đốm trắng trên bề mặt và sau đó bao phủ toàn bộ móng chân bằng lớp màu trắng như bột phấn.
-
Loại 3: Nấm trên ngón chân: Là tình trạng nhiễm trùng nấm men trên chân, loại này khá hiếm gặp và thường gặp ở móng tay hơn.
Tìm hiểu thêm: Nấm móng tay ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị
Nguyên nhân gây nấm móng chân ở trẻ em
Hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy, nấm men Candida và nấm sợi Dermatophytes là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nấm móng chân ở trẻ em. Các loại nấm xâm nhập vào da qua các vết thương hở, vết xước sau đó di chuyển đến những vùng da, niêm mạc dưới móng và gây bệnh.
Bên cạnh những nguyên nhân chính và trực tiếp do nấm ra, thì bệnh nấm móng chân ở trẻ em có một số nguyên nhân khác như:
-
Vệ sinh chân kém: Đa số trẻ em vệ sinh chân không kỹ, nhất là vị trí các kẽ móng chân. Nếu bố mẹ không nhắc nhở trẻ vệ sinh chân sạch sẽ, thường xuyên có thể khiến vi khuẩn xâm nhập trong kẽ móng chân và phát triển thành nấm móng chân.
-
Đồ vật xung quanh: Trẻ có tính tò mò, hiếu động, muốn khám phá do đó không tránh khỏi việc trẻ chạm vào những đồ vật xung quanh như: cây cối, động vật, đất, cát… Đây có thể là nơi chứa vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh nấm móng.
-
Bị lây bệnh từ người khác: Trẻ lây bệnh nấm móng chân từ bạn bè trong lớp, anh chị em, bố mẹ…
-
Cắt móng tay quá sát: Việc cắt móng tay quá sát cho trẻ, để lộ phần da dưới móng. Phần kẽ ngón chân dễ bị xước và vi khuẩn xâm nhập và gây nấm móng ở trẻ em.

Cha mẹ nên lưu ý khi cắt móng chân cho trẻ, không quá sát để lộ phần thịt ra ngoài
Trẻ bị nấm móng chân có nguy hiểm không?
Nấm móng chân ở trẻ em không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng cũng dễ mắc, dễ tái phát. Khi mắc bệnh nấm móng chân sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, sưng đau và ứ mủ kéo dài. Nếu không tiến hành điều trị sớm, móng chân của trẻ có thể bị hư tổn nặng và nặng hơn là ăn mòn hoàn toàn.
Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được phép tự điều trị, dẫn đến không khỏi mà còn có nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
Chat miễn phí với bác sĩ trên IVIE - Bác sĩ ơi giúp tiết kiệm thời gian
IVIE – Bác sĩ ơi là ứng dụng kết nối với nhiều bác sĩ trên cả nước, giúp cha mẹ không mất thời gian đi lại thăm khám. Tính năng chat miễn phí với bác sĩ mọi lúc mọi nơi, dù đêm hay ngày. Bác sĩ sẽ trả lời tin nhắn người dùng trong 24 giờ, giúp kịp thời giải đáp mọi thắc mắc của cha mẹ.

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên IVIE - Bác sĩ ơi
Tải app
Hướng dẫn sử dụng tính năng chat riêng với bác sĩ tại IVIE - Bác sĩ ơi
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại => Truy cập vào tính năng chat riêng => Người dùng lựa chọn bác sĩ muốn chat riêng ( bằng hình thức trả phí hoặc miễn phí) => Tiến hành chat trực tiếp với bác sĩ
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Khi trẻ bị nấm móng chân, cha mẹ chăm sóc trẻ tại nhà kết hợp sử dụng những phương pháp điều trị. Tuy nhiên tình trạng nấm móng của không đạt hiệu quả, không đỡ. Thậm chí là nặng hơn, màu sắc móng ban đầu bị biến đổi, hình dạng móng thay đổi. Lúc này cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện, phòng khám để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.
Chữa nấm móng chân ở trẻ ra sao cho đúng, nhanh khỏi
Nấm móng chân ở trẻ em cần được điều trị sớm, kịp thời để tránh tình trạng nghiêm trọng gây khó chịu cho bé. Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị nấm móng chân cho trẻ, một số phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay như:
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Trong dân gian, truyền miệng có nhiều cách điều trị dứt điểm nấm móng chân cho trẻ, tương đối đơn giản và đem lại hiệu quả cao.
-
Điều trị bằng tỏi: Trong tỏi chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp loại bỏ nấm móng chân hiệu quả. Chất allicin có khả năng kháng viêm, ngăn sự hoạt động phát triển của vi khuẩn.
-
Điều trị bằng lá trầu: Lá trầu có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi nấm và giảm mùi hôi của bệnh gây ra hiệu quả.
-
Điều trị bằng giấm táo: Trong giấm táo chứa nhiều protein, chất chống oxy và vitamin rất tốt trong việc kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị dứt điểm nấm móng chân ở trẻ bằng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống.
-
Thuốc bôi: Ketoconazole, Terbinafin, Exoderil…
-
Thuốc uống: Chủ yếu được dùng là itraconazole, được bác sĩ chỉ định, kê đơn sau khi có kết quả xét nghiệm đánh giá chức năng gan.

Thuốc bôi ngoài da, điều trị nấm móng chân
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về nấm móng chân ở trẻ em cũng như những gợi ý phương pháp điều trị, hướng dẫn nhận tư vấn online của bác sĩ tại IVIE – Bác sĩ ơi. Nếu còn có những thắc mắc gì về trẻ bị nấm móng chân cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được giải đáp.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.