Nội dung chính
  • Dấu hiệu nhận biết nấm móng tay ở trẻ em
  • Bệnh nấm móng tay ở trẻ em là do đâu?
  • Nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Cách chữa trị nấm móng tay cho trẻ nhanh chóng, an toàn
  • Chế độ ăn uống cho trẻ bị nấm móng tay
Nội dung chính
  • Dấu hiệu nhận biết nấm móng tay ở trẻ em
  • Bệnh nấm móng tay ở trẻ em là do đâu?
  • Nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Cách chữa trị nấm móng tay cho trẻ nhanh chóng, an toàn
  • Chế độ ăn uống cho trẻ bị nấm móng tay
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nấm móng tay ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị

Nấm móng nay là một bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh này có nguy cơ tái phát rất cao, đặc biệt là ở những trẻ có nhiều mồ hôi tay. Nấm móng tay ở trẻ em nếu không nhận biết và can thiệp sớm nó có thể gây thay đổi hình dạng móng. Vậy cha mẹ đã hiểu rõ về tình trạng này chưa? Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu ở bài viết dưới đây ngay nhé.
Nội dung chính
  • Dấu hiệu nhận biết nấm móng tay ở trẻ em
  • Bệnh nấm móng tay ở trẻ em là do đâu?
  • Nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Cách chữa trị nấm móng tay cho trẻ nhanh chóng, an toàn
  • Chế độ ăn uống cho trẻ bị nấm móng tay

Dấu hiệu nhận biết nấm móng tay ở trẻ em

Nấm móng tay ở trẻ em là tình trạng móng tay bị tổn thương do sự xâm nhập của vi nấm gây bệnh. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao hoặc dùng chung đồ với người bị nấm móng sẽ có khả năng nhiễm bệnh hơn.

Hình ảnh trẻ em bị nấm móng tay

Hình ảnh trẻ em bị nấm móng tay

Dấu hiệu nhận biết nấm móng tay ở trẻ em cũng được biểu hiện ra bên ngoài khá rõ ràng nếu cha mẹ chú ý, bao gồm:

  • Bề mặt móng xuất hiện nhiều đốm có màu trắng hoặc vàng. Móng sần sùi kém mịn màng, mất đi độ bóng và khỏe mạnh thông thường.
  • Móng tay của trẻ có tình trạng chuyển đổi màu sắc thành nâu, vàng, xanh… một cách bất thường.
  • Quanh móng tay, vùng da có thể bị sưng tấy, đau, ngứa, rát hoặc đỏ ửng tùy vào tình trạng.
  • Tình trạng nấm móng chuyển nặng, ăn mòn vào dưới móng có thể làm móng tay sần sùi, biến dạng và dày sừng.

Bệnh nấm móng tay ở trẻ em là do đâu?

Khi biết con mình bị nấm móng, điều mà không ít cha mẹ thắc mắc là nguyên nhân do đâu. Bởi vì khi biết được nguyên nhân thì mới có thể phòng tránh hiệu quả được. Theo  các nghiên cứu cho thấy, 2 loại vi nấm gây nấm móng tay ở trẻ em phổ biến nhất là nấm men candida và nấm sợi dermatophytes.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân chủ quan khác gây nấm móng tay, cụ thể như:

  • Điều kiện vệ sinh tay kém

Hầu hết, trẻ em chưa có ý thức nhiều về việc vệ sinh tay chân nói chúng và móng tay nói riêng. Điều này là cơ hội để bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong kẽ móng tay, lâu ngày phát sinh thành nấm móng tay.

  • Hoạt động vui chơi hằng ngày

Trẻ em còn nhỏ thường có tính tò mò và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Vì vậy, việc vui chơi hằng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây nấm móng. Bởi lẽ, những hoạt động tắm hồ bơi, nghịch nước, đào xới cát,… đều là những hoạt động ẩn chứa nguy cơ nhiễm nấm cao.

  • Cắt quá sát móng tay

Nhiều phụ huynh vẫn suy nghĩ rằng, cắt móng tay sát cho con vừa giúp móng lâu mọc lại, vùa giúp tay con sạch sẽ. Tuy nhiên, điều này đã vô tình khiến phần da dưới móng tay bị lộ ra ngoài, dễ trầy xước, tạo cơ hội cho vi nấm xâm nhập.

Cắt móng tay quá sát cũng là nguyên nhân gây nấm móng

Cắt móng tay quá sát cũng là nguyên nhân gây nấm móng

  • Bị lây từ người khác

Ngoài những nguyên nhân đã kể ở trên, thì nấm móng tay ở trẻ em cũng có thể do bị lây từ người khác. Có thể trong quá trình chơi cùng bạn, người thân trong gia đình,…

Nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không?

Ở mức độ nhẹ, nấm móng tay hầu như không gây biến chứng nguy hiểm nào đến cơ thể trẻ. Vì vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nấm móng tay ở trẻ em mức độ nặng. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, thì nó còn gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau đớn khiến trẻ quấy khóc.

Đối với những trẻ đã lớn, bệnh nấm móng tay gây ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, vui chơi và học tập hằng ngày. Điều này, cũng gây tác động không nhỏ đến tâm lý, ngoại hình của trẻ. Cha mẹ cần quan tâm, chia sẻ với con nhiều hơn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nấm móng tay gây ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hằng ngày của trẻ

Nấm móng tay gây ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hằng ngày của trẻ

Tóm lại, nấm móng tay không quá nguy hiểm nhưng mất khá nhiều thời gian để điều trị khỏi. Thông thường cần 3 – 6 tháng mới có thể khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, rất dễ tái phát lại nếu sau điều trị không có chế độ chăm sóc thích hợp.

Cách chữa trị nấm móng tay cho trẻ nhanh chóng, an toàn

Cách chữa nấm móng tay ở trẻ em có rất nhiều phương pháp đa dạng. Có thể dùng các phương pháp dân gian tự nhiên tại nhà, cũng có thể điều trị bằng thuốc tại các cơ sở y tế. Dưới đây, IVIE – Bác sĩ ơi đã tổng hợp một số phương pháp điều trị hay được áp dụng nhất.

Chữa nấm móng tay bằng phương pháp tự nhiên tại nhà

  • Chữa nấm móng bằng tỏi

Trong tỏi chứa thành phần là kháng sinh tự nhiên. Nó giúp loại bỏ nấm trong móng tay rất hiệu quả. Cách điều trị nấm móng tay ở trẻ em bằng tỏi được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 10 tép tỏi tươi đã bóc sạch, 1 cốc nước sạch được pha ấm.
  • Cách làm: Tỏi đã được bóc vỏ, đem đi giã nhuyễn. Đun sôi nước rồi cho tỏi vào, đun thêm khoảng 5 – 10 phút, sau đó tắt bếp và để nguội. Dùng phần nước này để ngâm móng bị nấm trong 15 phút sau đó lau sạch. Cứ duy như vậy 3 – 4 lần/tuần sẽ thấy rõ hiệu quả.
  • Dùng lá trầu không

Lá trầu không có đặc tính sát khuẩn rất cao. Nên thường được sử dụng làm cách chữa nấm tay ở trẻ em. Nó vừa giúp tiêu diệt vi nấm, lại vừa giảm mùi hôi khó chịu do bệnh gây ra. Điều trị nấm móng tay bằng lá trầu không như sau:

  • Chuẩn bị: Lá trầu không tươi.
  • Cách làm: Đem lá đi rửa với nước sạch, sau đó đem giã nhuyễn. Đun cùng với nước sôi và một ít muối trắng trong khoảng 10 – 15 phút. Nước nguội dần và còn âm ấm thì ngâm vùng móng bị nấm vào. Lấy phần bã chà nhẹ lên. Cứ làm như vậy với tần suất 4 – 5 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ nhất.
  • Dùng giấm táo

Trong dân gian ta từ xưa đến nay đã hay sử dụng giấm táo để chữa bệnh về nấm móng. Vì trong giấm chứa nhiều thành phần như chất chống oxy hóa, protein và các loại vitamin. CÁc thành phần này rất hiệu quả trong việc kháng khuẩn, tiêu diệt vi nấm.

  • Chuẩn bị: Giấm táo, muối và nước.
  • Cách làm: Pha một ít hỗn hợp muối và giấm táo vào nước. Đem đi đun sôi 2 – 3 phút. Sau đó, đợi nước ấm thì ngâm phần móng bị nấm vào khoảng 10 – 15 phút. Duy trì đều đặn như vậy mỗi ngày một lần để có hiệu quả như mong muốn.

Sử dụng giấm táo để chữa nấm móng tay ở trẻ em rất hiệu quả

Sử dụng giấm táo để chữa nấm móng tay ở trẻ em rất hiệu quả

  • Dùng baking soda

Baking soda là một chất có tác dụng hút ẩm và làm giảm nguy cơ gây ra nấm móng. Cha mẹ có thể sử dụng một chút bột baking soda để rắc vào bên trong giày, tất cho con.

Ngoài ra, có thể trộn bột baking soda với nước thành một hỗn hợp dẻo. Đem bôi trực tiếp lên móng bị nấm trong khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch với nước. Lặp lại phương pháp này nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng nấm móng giảm nhẹ hoặc biến mất.

  • Dùng nước súc miệng

Một trong những phương pháp hay được sử dụng để điều trị tình trạng nấm móng tay ở trẻ em là dùng nước súc miệng. Cũng giống với giấm, nó có tác dụng dụng diệt khuẩn, tiêu diệt vi nấm. Mẹ chỉ cần dùng bông thấm nước súc miệng và bôi lên móng bị nấm. Lặp đi lặp lại hằng ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Điều trị bằng thuốc

Ngoài những cách điều trị nấm móng tay ở trẻ em tại nhà đã kể trên. Thì cũng có thể điều trị bằng thuốc tây y. Có hai loại chủ yếu là thuốc bôi và thuốc uống:

  • Thuốc bôi: Sau khi đã rửa vào cạo sạch vùng tổn thương. Dùng thuốc bôi trực tiếp lên phần móng bị nấm, sử dụng 2 – 3 lần/ngày.
  • Thuốc uống: Những loại này  cần sự chỉ định của bác sĩ sau khi đã khám và có kết quả xét nghiệm chẩn đoán.

Cha mẹ lưu ý, ở phương pháp này dù là thuốc uống hay thuốc bôi cũng đều cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng cho con tại nhà. Cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ khi phát hiện bị nấm móng.

Đặt lịch khám tại nhà qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Đặt lịch khám tại nhà qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

IVIE – Bác sĩ ơi là ứng dụng với tính năng đặt lịch khám tại các cơ sở y tế lớn nhỏ trên cả nước. Cha mẹ khi phải chăm con nhỏ thường rất bận rộn. Nên việc đặt lịch khám trước tại nhà sẽ giúp cho cha mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Hơn nữa, cũng có thể tham khảo được giá dịch vụ ở nhiều cơ sở khác nhau trên toàn quốc.

Đặt lịch khám Nấm móng tay ở trẻ em tại bệnh viện uy tín

 

Chế độ ăn uống cho trẻ bị nấm móng tay

Những thực phẩm mà bé ăn uống hằng ngày cũng tác động không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của con. Do vậy, phụ huynh hãy chú ý đến phương diện này. Cần lựa chọn kỹ lượng thức ăn cho trẻ. Một số món nên cho trẻ bị nấm móng tay ăn bao gồm:

  • Những món ăn giàu vitamin D: Ngũ cốc, sữa, nước cam, phô mai, lòng đỏ trứng.
  • Những món ăn chứa nhiều axit béo: Hạt óc chó, cá hồi, hàu, cá ngừ.
  • Món ăn chứa nhiều lợi khuẩn: Sữa chua.
  • Món ăn giàu sắt: Đậu hũ, thịt bò, gan, bông cải.
  • Món ăn chứa nhiều protein: Thịt, cá.

Vậy là, IVIE – Bác sĩ ơi đã cùng các bạn tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến nấm móng tay ở trẻ em. Mong rằng, qua đây sẽ giúp cha mẹ trả lời được những thắc mắc. Nếu còn điều gì cần được giải đáp vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 31/07/2024 - Cập nhật 31/07/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
137 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
406 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
219 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
602 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG