Nội dung chính
  • 1. Đau bụng colic ở trẻ em là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh
  • 3. Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
  • 4. Mẹ nên làm gì khi trẻ quấy khóc 
Nội dung chính
  • 1. Đau bụng colic ở trẻ em là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh
  • 3. Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
  • 4. Mẹ nên làm gì khi trẻ quấy khóc 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai đoạn đau bụng colic ở trẻ sơ sinh có thể được xem là giai đoạn khó khăn nhất của những bậc phụ huynh có con nhỏ. Vậy làm sao để điều trị tình trạng này và đảm bảo sức khỏe cho bé? Tìm hiểu thông tin chi tiết về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Đau bụng colic ở trẻ em là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh
  • 3. Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
  • 4. Mẹ nên làm gì khi trẻ quấy khóc 

1. Đau bụng colic ở trẻ em là gì?

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh còn được gọi là đau bụng co thắt. Trẻ sơ sinh thường quấy khóc để bày tỏ sự khó chịu cũng như nhu cầu hoặc mong muốn. Và trẻ cũng có thể khóc vì mệt mỏi, đói bụng, ướt, quá khích, hoặc cần một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, khóc thét dữ dội khác với khóc thông thường ở chỗ trẻ khỏe mạnh khóc không có lý do rõ ràng và không thể xoa dịu được trong nhiều giờ liên tục. Đa số trẻ mắc hội chứng khóc colic thường sẽ quấy khóc vào buổi tối. 

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh là đau bụng co thắt, thường làm cho trẻ quấy khóc 

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh là đau bụng co thắt, thường làm cho trẻ quấy khóc 

Khoảng 1/5 số trẻ sơ sinh bị đau bụng, tình trạng này thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ hai đến tuần thứ tư của cuộc đời. Nó được định nghĩa là khóc hơn ba giờ một ngày, ba ngày một tuần, trong ba tuần. Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh thường có các dấu hiệu dễ nhận biết như sau: 

  • Thời gian khóc cố định: Trẻ thường khóc vào khoảng thời gian cố định trong ngày, thường là vào buổi tối hoặc chiều muộn. Khóc có thể kéo dài từ vài phút đến vài tiếng hoặc lâu hơn. Khi gần hết đau bụng, nhu động ruột hoạt động bình thường và có thải khí.
  • Cơn khóc dữ dội: Trẻ khóc to và gào thét dữ dội với âm lượng rất cao. Mặt trẻ có thể đỏ lên và bố mẹ rất khó khăn để dỗ bé.
  • Nguyên nhân khóc không rõ ràng: Dù trẻ đã ăn no hoặc được thay tã khi ướt, bé vẫn có thể khóc mà không biết được nguyên nhân tại sao.
  • Thay đổi trạng thái: Khi khóc, đôi chân của bé cong lại và cơ bụng căng lên.
  • Hết khóc khi rung hoặc đại tiện: Trẻ có thể ngừng khóc khi được rung nhẹ hoặc sau khi đại tiện.
  • Khóc khó dỗ: Trẻ khóc liên tục và rất khó để dỗ dành.

Mẹ xem thêm: Trẻ 10 tuổi bị đau bụng quanh rốn là do đâu? Cách điều trị

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Do tính tự phát và nguyên nhân không rõ ràng, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu xác định chính xác nguồn gốc của hội chứng colic. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng hiện tượng quấy khóc này có thể liên quan đến các nguyên nhân sau:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Đường ruột của bé đang trong quá trình hoàn thiện, nhạy cảm với các thành phần như protein và đường có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột: Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe trẻ. Mất cân bằng hệ vi sinh có thể gây ra sự thay đổi về thành phần và số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bé.
  • Phản ứng vỏ não lan tỏa: Tế bào não chưa biệt hóa và các sợi trục thần kinh chưa được myelin hóa, khiến phản ứng vỏ não dễ lan tỏa. Một kích thích nhỏ có thể gây ra sự kích động mạnh mẽ ở bé.
  • Chế độ bú không hợp lý: Mẹ cho bé bú quá nhiều gây chướng bụng, hoặc quá ít, hoặc bé không được ợ hơi thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân.

Nguyên nhân gây đau bụng colic ở trẻ sơ sinh khá đa dạng

Nguyên nhân gây đau bụng colic ở trẻ sơ sinh khá đa dạng

Tìm hiểu: Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì cho nhanh hết ngứa, mẩn đỏ

3. Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm, nhưng có thể gây khó chịu cho cả trẻ và cha mẹ. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cần chú ý để xác định khi nào đau bụng colic có thể là nguy hiểm:

  • Khóc liên tục trong nhiều giờ và không thể dỗ dành
  • Trẻ nôn trớ
  • Trẻ không chịu bú sữa
  • Tiêu chảy hoặc phân có máu
  • Bụng cứng và phình
  • Trẻ sốt trên 38 độ.

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm nhưng làm cho bé bị khó chịu

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm nhưng làm cho bé bị khó chịu

Hội chứng colic thường không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, nhưng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý của cha mẹ, dẫn đến:

  • Làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh ở nhiều mẹ bỉm.
  • Trẻ ngừng bú mẹ sớm.
  • Tâm lý cha mẹ căng thẳng kéo dài với cảm giác tội lỗi, kiệt sức, bất lực hoặc tức giận.

4. Mẹ nên làm gì khi trẻ quấy khóc 

Để điều trị tình trạng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh, các mẹ nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn rõ ràng hơn về hội chứng này, từ đó có phương pháp điều trị tốt nhất cho bé. 

Đối với trẻ

Đau bụng Colic ở trẻ sơ sinh thường sẽ tự hết sau 3 tháng. Điều trị colic cần phối hợp các biện pháp sau:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ và cho trẻ sử dụng núm vú giả.
  • Tắm nước ấm cho trẻ.
  • Ôm ấp trẻ trong lòng mẹ.
  • Hát ru hoặc bật nhạc với giai điệu êm đềm.
  • Sử dụng thuốc làm giảm sinh hơi trong lòng ruột.
  • Sử dụng thuốc probiotic giúp duy trì sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn "tốt" trong đường tiêu hóa.

Hội chứng colic sẽ tự hết khi bé lớn lên

Hội chứng colic sẽ tự hết khi bé lớn lên

Đối mẹ, người chăm sóc trẻ

Mẹ là người chăm sóc cho bé khi bé mắc hội chứng colic, các việc mà mẹ bỉm cần làm như sau: 

  • Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ để trẻ không bị đói hoặc mệt.
  • Cho con bú đúng cách.
  • Học cách ứng phó với các cơn khóc của trẻ.
  • Tránh bực bội khi trẻ quấy khóc để không ảnh hưởng tới trẻ.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi từ 5-10 phút để tránh căng thẳng.

Chat riêng với bác sĩ miễn phí trên app IVIE - Bác sĩ ơi

Chat riêng với bác sĩ miễn phí trên app IVIE - Bác sĩ ơi

Tải app

Mặc dù tình trạng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh có thể tự hết khi bé lớn lên, nhưng mẹ cần có những biện pháp chăm sóc bé đúng cách để bé cảm thấy dễ chịu và ít quấy khóc hơn. Nếu mẹ nhận thấy sự bất thường ở trẻ, thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, theo dĩ và điều trị kịp thời. Để tư vấn nhi khoa online, hoặc đặt lịch khám nhi khoa với bác sĩ giỏi, bạn liên hệ tổng đài IVIE - Bác sĩ ơi: 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất.

1900 3367

Đặt lịch khám đau bụng colic ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/08/2024 - Cập nhật 12/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
62 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
84 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
97 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
146 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG