Nội dung chính
  • Tắm bằng lá khế
  • Tắm bằng lá cây đơn đỏ
  • Tắm bằng lá kinh giới
  • Tắm bằng nước rau sam
  • Tắm nước lá chè xanh
  • Tắm nước lá ổi
  • Tắm nước lá trầu không
  • Tắm lá sài đất
  • Lưu ý khi tắm lá để trị mề đay cho trẻ
Nội dung chính
  • Tắm bằng lá khế
  • Tắm bằng lá cây đơn đỏ
  • Tắm bằng lá kinh giới
  • Tắm bằng nước rau sam
  • Tắm nước lá chè xanh
  • Tắm nước lá ổi
  • Tắm nước lá trầu không
  • Tắm lá sài đất
  • Lưu ý khi tắm lá để trị mề đay cho trẻ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì cho nhanh hết ngứa, mẩn đỏ

Nổi mề đay là một bệnh lý ngoài da khá phổ biến, gây ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Dân gian truyền tai nhau rằng tắm lá có thể trị mề đay khá hiệu quả. Vậy trẻ bị nổi mề đay tắm là gì cho nhanh khỏi? Cùng IVIE - Bác sĩ tham khảo ngay.
Nội dung chính
  • Tắm bằng lá khế
  • Tắm bằng lá cây đơn đỏ
  • Tắm bằng lá kinh giới
  • Tắm bằng nước rau sam
  • Tắm nước lá chè xanh
  • Tắm nước lá ổi
  • Tắm nước lá trầu không
  • Tắm lá sài đất
  • Lưu ý khi tắm lá để trị mề đay cho trẻ

Tắm bằng lá khế

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Nếu bạn phân vân không biết nên tắm lá gì cho bé khi bị nổi mề đay, hãy thử lá khế tươi. Theo y học cổ truyền, lá khế có tính kháng viêm và giảm ngứa, giúp đẩy lùi triệu chứng mề đay. Ngoài ra, lá khế chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp da khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và ngăn chặn vi khuẩn gây mề đay, viêm da cơ địa, và lupus ban đỏ. 

Lá khế có công dụng chống oxy hóa, ngăn vi khuẩn gây mề đay ở trẻ nhỏ

Lá khế có công dụng chống oxy hóa, ngăn vi khuẩn gây mề đay ở trẻ nhỏ

Theo Đông y, lá khế có tính kháng viêm và giảm ngứa, có thể nấu nước tắm để giảm ngứa ngáy và sưng tấy trên da.

Cách thực hiện: 

  • Dùng 2 nắm lá khế tươi, rửa sạch và đun sôi với 4 lít nước.
  • Sau khi nước sôi lên, bạn tắt bếp, đậy nắp và ủ trong 15 phút để lá khế ra hết tinh chất.
  • Đổ nước ra chậu cho nguội bớt, dùng khăn thấm nước để vệ sinh cơ thể.
  • Không dùng xác lá khế chà xát lên vùng da nổi mề đay để tránh xây xước và nhiễm trùng da.
  • Áp dụng phương pháp này 3 - 4 lần/tuần để đẩy lùi mề đay.

Tắm bằng lá cây đơn đỏ

Đơn đỏ, được trồng ở nhiều vùng tại Việt Nam, thường được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da. Lá đơn đỏ chứa nhiều saponin, flavonoid, và tanin, giúp giảm ngứa và mẩn đỏ do mề đay gây ra.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch một nắm lá đơn đỏ, thái nhỏ và đun sôi với nước khoảng 15 phút.
  • Đổ nước đơn đỏ ra chậu, có thể pha thêm nước lạnh cho nước mau nguội hơn.
  • Dùng nước này tắm, ngâm rửa nhẹ nhàng vùng da bị mề đay khoảng 15 phút.
  • Tắm lại với nước sạch, dùng khăn mềm lau khô và mặc quần áo.

Xem thêm: 5+ Cách xử lý trẻ em bị nổi mụn nước khắp người nhanh chóng

Tắm bằng lá kinh giới

Kinh giới là loại rau thơm quen thuộc trong gian bếp Việt, đồng thời là phương thuốc hiệu quả chữa nổi mề đay toàn thân và viêm da cơ địa. Theo y học cổ truyền và hiện đại, kinh giới có tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, thích hợp hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da. 

Tắm nước lá kinh giới giúp giảm ngứa, khám viêm hiệu quả

Tắm nước lá kinh giới giúp giảm ngứa, khám viêm hiệu quả

Nếu mẹ đang lăn tăn về vấn đề trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì thì nên tắm lá kinh giới. Tắm cho bé bằng nước lá kinh giới còn giúp bé thư giãn tinh thần, giảm triệu chứng và phòng tránh cảm lạnh.

Cách thực hiện:

  • Nhặt lá kinh giới tươi, không sử dụng lá già đã bị héo úa, sau đó đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn.
  • Sử dụng 3 lít nước và 2 nắm lá kinh giới đã vò nhẹ, đun sôi khoảng 15 phút.
  • Đổ nước ra chậu để nguội bớt và thêm khoảng 2 thìa cà phê muối.
  • Dùng khăn thấm nước lá vệ sinh lên phần da bị nổi mề đay.
  • Thực hiện 2 - 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả nhanh chóng. 

Tắm bằng nước rau sam

Rau sam thường được dùng làm thực phẩm và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Các hoạt chất như flavonoid, acid citric, và phytoestrogen trong rau sam có tính sát khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa, giúp điều trị một số bệnh lý ngoài da, đặc biệt là mề đay mẩn ngứa. 

Cách thực hiện:

  • Lấy rau sam, đem đi ngâm nước muối sau đó rửa thật sạch với nước lạnh.
  • Cho rau vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 15 phút.
  • Đổ nước ra chậu sạch, pha thêm nước lạnh để bớt nóng rồi dùng nước này tắm.

Tham khảo: Trẻ em bị nổi mụn nước ở chân là bệnh gì? Cách chữa trị

Tắm nước lá chè xanh

Chè xanh không chỉ được dùng để uống mà còn được dân gian sử dụng để nấu nước tắm rửa để giảm mẩn ngứa, mề đay và viêm da. Trẻ bị nổi mề đay tắm là gì để mau khỏi thì nên tắm là chè xanh.

Lá chè xanh có công dụng kháng khuẩn, điều trị mề đay hiệu quả trên da bé

Lá chè xanh có công dụng kháng khuẩn, điều trị mề đay hiệu quả trên da bé

Theo y học hiện đại, các hợp chất trong trà xanh như tanin, flavonoid giúp giảm ngứa ngáy và sưng đỏ trên da. Đặc biệt, hàm lượng EGCG có khả năng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và hỗ trợ phục hồi tổn thương da.

Cách thực hiện:

  • Hát một nắm lá chè tươi, đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
  • Đun lá chè xanh cùng với 3 lít nước, sôi trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
  • Có thể giữ lại một phần nước để uống, phần còn lại đổ ra chậu, hòa thêm một ít muối hạt và nước lạnh để nguội bớt, sau đó dùng để tắm rửa.
  • Cách này có thể áp dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả trong điều trị mẩn ngứa, mề đay, và viêm da.

Tắm nước lá ổi

Lá ổi được sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh lý về da. Nếu bạn còn phân vân về vấn đề trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì cho mau lành, giảm ngứa hiệu quả thì nên tắm nước lá ổi. Lá ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa, tinh dầu, polyphenol, tanin, có khả năng đẩy lùi viêm và kháng khuẩn. Chúng còn có tác dụng chống nhiễm trùng và làm lành vết thương tốt. Tắm nước lá ổi là giải pháp hiệu quả cho chứng nổi mề đay gây ngứa ngáy trên da.

Khi bé bị nổi mề đay, mẹ nên cho bé tắm với nước lá ổi để da bé bớt ngứa và mau khỏi bệnh

Khi bé bị nổi mề đay, mẹ nên cho bé tắm với nước lá ổi để da bé bớt ngứa và mau khỏi bệnh

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 nắm lá ổi non hoặc ngọn ổi, rửa sạch.
  • Đun sôi với 4 lít nước và 1 thìa cà phê muối trắng trong khoảng 10 phút.
  • Tắt bếp và đậy nắp nồi để lá ổi ra hết tinh chất.
  • Đổ nước ra chậu để nguội, sau đó mẹ dùng khăn thấm vào nước và vệ sinh thân thể cho bé.
  • Phần xác lá ổi có thể giã hoặc xay để đắp lên vùng da bị nổi mề đay, nhưng không chà xát trực tiếp để tránh tổn thương da.
  • Áp dụng phương pháp đều đặn 3 - 4 lần/tuần.

Tắm nước lá trầu không

Trầu không được xem là loại lá khắc tinh với các bệnh ngoài da như mề đay. Các hoạt chất như tanin, flavonoid, tinh dầu trong lá này giúp ức chế vi khuẩn, chống oxy hóa và hỗ trợ phục hồi tổn thương da.

Người bị nổi mề đay mẩn ngứa có thể dùng trầu không để nấu nước tắm mỗi ngày. Các hoạt chất trong lá sẽ tan vào nước và được hấp thụ qua da, giúp giảm ngứa ngáy và sưng đỏ trên da.

Cách thực hiện:

  • Hái, nhặt một nắm lá trầu không còn nguyên, không bị rách hoặc bị hư, không sâu bệnh hay bị vàng úa.
  • Rửa sạch rồi để ráo.
  • Đun sôi lá trầu không với 2 lít nước trong 10 phút.
  • Đổ nước ra chậu sạch, đợi nguội bớt rồi dùng để tắm rửa vùng da bị nổi mề đay.

Tắm lá sài đất

Sài đất (còn gọi là cúc nháp, húng trám) theo y học cổ truyền có vị ngọt, tính mát, chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu nhọt, và kháng viêm. Do đó, lá này thường được sử dụng để điều trị ngứa ngáy ngoài da, mẩn đỏ, và mụn nước.

Cách sử dụng lá sài đất để tắm như sau:

  • Sử dụng 70g sài đất, 15g kim ngân hoa, 10g bồ công anh.
  • Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho vào nồi cùng 2 lít nước đun sôi.
  • Đun sôi khoảng 5 phút, sau đó tắt bếp và lọc bỏ phần lá.
  • Dùng nước đã đun để pha thêm nước sạch để tắm.
  • Tắm hàng ngày để diệt khuẩn và dưỡng ẩm cho da.

Lưu ý khi tắm lá để trị mề đay cho trẻ

Thông tin trên cũng đã cho bạn biết rằng trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì sẽ mau lành da và hết ngứa. Tắm nước lá trị mề đay chỉ giúp làm dịu các triệu chứng bệnh mà không thể chữa khỏi hoàn toàn mề đay mẩn ngứa. Các triệu chứng có thể tái phát khi ngừng áp dụng phương pháp này. Do đó, khi sử dụng phương pháp này cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý:

  • Kết hợp đồng thời với phương pháp điều trị hợp lý phù hợp với nguyên nhân gây bệnh.
  • Chọn loại lá tắm phù hợp với cơ địa bản thân, trước khi tắm nên thử trên một khu vực nhỏ của da.
  • Sử dụng lá tươi, ngâm qua nước muối pha loãng trước khi nấu nước để tắm.
  • Không nên tắm nước lá trong trường hợp có vết thương hở, lở loét hay mụn nước dễ vỡ trên da.
  • Thận trọng khi áp dụng nước lá cho trẻ em.

Những lưu ý cần biết khi cho bé tắm nước lá để trị mề đay

Những lưu ý cần biết khi cho bé tắm nước lá để trị mề đay

Thông tin trên bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi cũng đã giải đáp thông tin trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì sẽ mau khỏi. Hy vọng các thông tin trên bài viết mang lại nhiều giá trị hữu ích đối với bạn đọc.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/07/2024 - Cập nhật 08/07/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
62 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
84 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
97 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
146 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG