Nội dung chính
  • 1. Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là bệnh gì?
  • 2. 5 Cách xử lý trẻ em bị nổi mụn nước khắp người
  • 3. Cách chăm sóc trẻ em bị nổi mụn nước khắp người
Nội dung chính
  • 1. Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là bệnh gì?
  • 2. 5 Cách xử lý trẻ em bị nổi mụn nước khắp người
  • 3. Cách chăm sóc trẻ em bị nổi mụn nước khắp người
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

5+ Cách xử lý trẻ em bị nổi mụn nước khắp người nhanh chóng

Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý da liễu với những nguyên nhân khác nhau. Một phần cũng do da của trẻ còn non nớt và khá nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Vì thế nếu gặp tình trạng trên, các phụ huynh hãy xem bài viết sau để biết cách xử lý cho trẻ nhé.
Nội dung chính
  • 1. Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là bệnh gì?
  • 2. 5 Cách xử lý trẻ em bị nổi mụn nước khắp người
  • 3. Cách chăm sóc trẻ em bị nổi mụn nước khắp người

Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là vì sao?

Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là vì sao?

1. Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là bệnh gì?

Nếu trẻ gặp tình trạng nổi mụn nước khắp người thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý bên ngoài da phổ biến như:

Bệnh rôm sảy

Bệnh rôm sảy thường xảy ra vào thời tiết nắng nóng, khi đó nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ cao hơn so với cơ thể của người lớn nên dễ gặp phải tình trạng này. Thêm vào đó, trẻ thường có xu hướng hoạt động nên cũng dễ bị rôm sảy. 

Biểu hiện của tình trạng này là những hạt nhỏ màu hồng, cứng, thỉnh thoảng có chứa nước tại ngực, lưng, bắp tay và bắp chân. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ tuyến mồ hôi của trẻ bị đè ép, bịt kín nên không thể thoát ra được. Rôm sảy tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.

Để làm dịu tình trạng rôm sảy mẹ nên dùng khăn lạnh làm mát cơ thể cho trẻ, nên để trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát với chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Hàng ngày, trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ và tăng cường bổ sung các thực phẩm mát. Hạn chế để trẻ bị nhiễm trùng, trầy xước. Các mẹ cũng nên cắt móng tay sạch sẽ cho trẻ.

Bệnh rôm sảy ở trẻ

Bệnh rôm sảy ở trẻ

Bệnh chốc lở

Triệu chứng của bệnh này là xuất hiện những nốt mụn đỏ chứa nước. Khi mụn vỡ ra sẽ làm chảy dịch và đóng vảy tại vị trí đó. Bệnh chốc lở thường xuất hiện tại vùng tai mũi, da mặt, miệng và rất dễ lây lan sang các khu vực khác.

Khi nhận thấy trẻ con có hiện tượng mắc bệnh này, các phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị để được dùng thuốc cũng như chăm sóc đúng cách. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tắm rửa sạch cho trẻ bằng các loại xà phòng nhẹ và dùng băng gạc để băng vùng da nhiễm bệnh. Khuyến khích trẻ cắt móng tay thường xuyên để tránh cào gãi khiến da bị nhiễm trùng.

Bệnh chốc lở gây nổi mụn nước ở miệng

Bệnh chốc lở gây nổi mụn nước ở miệng

Tham khảo: Trẻ bị nốt đỏ trong miệng có sao không? Cách xử lý

Bệnh tay chân miệng gây mụn nước

Bệnh tay chân miệng là một bệnh cấp tính do virus thuộc nhóm Entero gây ra. Bệnh này có thể lan truyền qua đường hô hấp, sử dụng hoặc tiếp xúc chung đồ đạc với người bệnh. Không chỉ nổi mụn nước trên da mà bệnh còn khiến trẻ bị đau họng, sốt nhẹ và mệt mỏi. Thời gian đầu, mụn sẽ thường xuất hiện tại lớp niêm mạc miệng rồi dễ bị vỡ ra. Sau đó, mụn sẽ xuất hiện tại bàn tay, bàn chân, mông rồi tự xẹp.

Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ để tránh trường hợp bị nhiễm trùng da, viêm da. Những đồ chơi của trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên để tiêu diệt mầm mống dịch bệnh.

Bệnh chàm sữa

Trẻ nhỏ 6 tháng tuổi sẽ dễ gặp phải những tình trạng tràm sữa trên mặt, má thậm chí là trên toàn thân. Ban đầu chỉ có những nốt mẩn đỏ, càng về sau chàm sẽ phát triển thành mụn nước li ti, khi bị vỡ sẽ làm rịn nước rồi đóng vảy lại.

Mẹ tìm hiểu: Sau khi hết sốt nổi mẩn đỏ ở trẻ em có sao không? Cách xử lý

2. 5 Cách xử lý trẻ em bị nổi mụn nước khắp người

Khi trẻ bị nổi mụn nước khắp người cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể từ đó mới có thể đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp để tình trạng bé nhanh chóng được phục hồi. Một số lưu ý quan trọng như:

  • Nếu trẻ bị nổi mụn nước kèm theo các triệu chứng như có thể mệt mỏi, sốt cao, thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các loại vi khuẩn, virus gây ra. Khi đó, các mẹ nên đưa trẻ đến khám tại những cơ sở uy tín để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Không tự ý nặn các nốt mụn nước bởi có thể khiến cho vùng da xung quanh bị lây bệnh.
  • Cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc bôi cho trẻ khi không có sự tư vấn của các bác sĩ. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra.

Ba mẹ cần cho trẻ mặc quần áo thoải mái

Ba mẹ cần cho trẻ mặc quần áo thoải mái

Việc đi khám bác sĩ cần được kịp thời và khám tại các cơ sở y tế uy tín để tránh được những biến chứng không mong muốn. Bạn có thể truy cập vào ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để có thể đặt lịch thăm khám với các bác sĩ tại những cơ sở hàng đầu như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện E, bệnh viện Thu Cúc,... 

Khách hàng có thể truy cập vào website ivie.vn để tìm hiểu thêm về ứng dụng này. Ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi là một ứng dụng y tế hoàn hảo, giúp các gia đình có thể chăm sóc sức khoẻ chủ động, với các tính năng vượt trội như:

  • Khám nhi online tại nhà trước với bác sĩ để được tư vấn, giải đáp thắc mắc hoặc chuẩn bị trước khi đến viện, phòng khám,...
  • Đặt lịch khám với các bệnh bệnh uy tín qua tổng đài 1900 3367

1900 3367

  • Hỏi đáp các thắc mắc cùng với hàng trăm bác sĩ online, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc 24/24 của bạn
  • Mua thuốc online và giao hàng tận nhà nhanh chóng
  • Hồ sơ sức khoẻ được lưu trữ trên ứng dụng để thuận tiện khi thăm khám và xem kết quả xét nghiệm mọi lúc mọi nơi.

Đặt lịch khám trẻ em bị nổi mụn nước khắp người tại bệnh viện uy tín

 

3. Cách chăm sóc trẻ em bị nổi mụn nước khắp người

Những cách chăm sóc da cho trẻ khi trẻ bị nổi mụn nước khắp người đó là:

  • Tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, hạn chế nguy cơ mụn nước lây nhiễm, lan rộng ra các vị trí khác. 
  • Khi trẻ tắm xong, mẹ nên dùng khăn mềm để lau khô cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các mụn nước.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mềm mại với độ thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế cho trẻ mặc quần áo dài tay gây nóng nực và kích ứng da.
  • Nên thoa thuốc cho trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các tác nhận gây kích ứng và ngứa ngáy như lông chó mèo, phấn hoa, hoá chất…

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị mụn nước

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị mụn nước

Trên đây là những biện pháp giúp các mẹ xử lý khi gặp tình trạng trẻ em bị nổi mụn nước khắp người một cách nhanh chóng. Nếu muốn đặt lịch khám tại phòng khám nhi uy tín, hoặc khám, tư vấn bệnh nhi với bác sĩ tạ nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 03/07/2024 - Cập nhật 03/07/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
63 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
93 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
103 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
156 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG