Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị nốt đỏ trong miệng là bị làm sao?
  • 2. Trẻ bị nốt đỏ trong miệng có sao không? 
  • 3. Cách xử lý trẻ bị nốt đỏ trong miệng
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị nốt đỏ trong miệng là bị làm sao?
  • 2. Trẻ bị nốt đỏ trong miệng có sao không? 
  • 3. Cách xử lý trẻ bị nốt đỏ trong miệng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị nốt đỏ trong miệng có sao không? Cách xử lý

Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị mắc nhiều bệnh, khiến cha mẹ lo lắng. Một số trường hợp trẻ xuất hiện các nốt đỏ sưng hoặc loét trong miệng, có thể kèm với các triệu chứng khác như sốt, bỏ ăn, mệt mỏi. Trẻ bị nốt đỏ trong miệng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy trẻ gặp tình trạng như vậy là bị bệnh gì, nguyên nhân đến từ đâu và cách xử trí như thế nào, các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay của IVIE- Bác sĩ ơi nhé!
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị nốt đỏ trong miệng là bị làm sao?
  • 2. Trẻ bị nốt đỏ trong miệng có sao không? 
  • 3. Cách xử lý trẻ bị nốt đỏ trong miệng

1. Trẻ bị nốt đỏ trong miệng là bị làm sao?

Trẻ có thể xuất hiện các nốt tròn trong miệng, màu đỏ hoặc màu trắng, vàng với quầng đỏ bên ngoài. Các nốt này có thể mọc riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám ở các vị trí khác nhau trong miệng như: má, môi, lưỡi, nướu….Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị nốt đỏ trong miệng cũng có thể đến từ nhiều bệnh khác nhau:

Do nhiệt miệng

Nhiệt miệng đặc trưng bằng những vết lở, loét ở nhiều vị trí khác nhau trong miệng. Các vết này có thể có màu đỏ hoặc màu vàng nhạt, viền đỏ xung quanh với đường kính từ 1-7mm.Trẻ bị nhiệt miệng thường đi kèm với tình trạng khó chịu, bỏ ăn, từ đó khiến trẻ quấy khóc, sụt cân. 

Trẻ bị nhiệt miệng gây vết loét đỏ

Trẻ bị nhiệt miệng gây vết loét đỏ

Bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi. Thông thường, bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh khoảng 3-7 ngày, sau đó biểu hiện đầu tiên bằng việc sốt và đau họng. Sau đó 1-2 ngày, các nốt đỏ sẽ xuất hiện không chỉ ở miệng, lưỡi mà trên cả chân, tay của trẻ. Ở trẻ em, các nốt đỏ do tay chân miệng thường không ngứa và tự khỏi sau 1 tuần. 

Trẻ tay chân miệng gây các nốt đỏ ở miệng

Trẻ tay chân miệng gây các nốt đỏ ở miệng

Bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella gây ra, biểu hiện bằng những mụn rộp nổi trong lưỡi, miệng và cả khắp nơi trên cơ thể. Các nốt thủy đậu thường có hình tròn với đường kính 1-3mm, có dạng như phỏng nước. Khác với chân tay miệng, trẻ bị nốt đỏ trong miệng do thủy đậu thường ngứa, rát và khó chịu. Kèm theo các nốt này, trẻ thường sốt, mệt mỏi, đau cơ và viêm họng. 

Bạch sản niêm mạc

Bạch sản niêm mạc miệng thường là lành tính, nhưng cũng có thể là dấu hiệu sớm của tiền ung thư miệng. Bạch sản có nhiều hình dạng khác nhau, có thể có màu trắng hoặc đỏ, bề mặt có thể phẳng hoặc sần sùi và đôi khi xuất hiện vết loét. 

Bạch sản niêm mạc miệng dễ bị nhầm với nấm miệng

Bạch sản niêm mạc miệng dễ bị nhầm với nấm miệng

Nấm miệng

Nấm miệng thường tạo thành những mảng trắng hoặc màu ngà ở niêm mạc miệng. Đôi khi nấm miệng có màu đỏ nhẹ, có sưng và gây cảm giác nóng rát, khó chịu trong miệng. Những mảng nấm này nếu tróc ra còn có thể gây đau, chảy máu.

Bệnh lở miệng

Bệnh lở miệng thường ít khi gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, tuy nhiên nếu mắc phải sẽ khiến trẻ rất khó chịu và khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Bệnh lở miệng còn được biết đến với tên gọi khác là loét canker. Các vết lở này thường hình tròn, màu vàng hoặc trắng ngà, được bao quanh bởi một viền đỏ, các vết này có thể xuất hiện ở lưỡi, nướu, môi, má…Bệnh có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, chấn thương, chế độ ăn thiếu vitamin, sắt hay tinh thần căng thẳng. Khi gặp tình trạng này trẻ có thể quấy khóc hay bỏ ăn, sốt nhẹ nên cha mẹ cần lưu ý chế độ chăm sóc trẻ.

Bệnh lở miệng ở trẻ

Bệnh lở miệng ở trẻ

2. Trẻ bị nốt đỏ trong miệng có sao không? 

Thông thường, trẻ bị nốt đỏ trong miệng mà không kèm thêm các triệu chứng khác thì có thể trẻ chỉ bị nhiệt miệng. Các nốt nhiệt có thể tự khỏi sau 2 đến 3 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn thì bố mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ để được điều trị phù hợp, giúp trẻ nhanh lành hơn.

Trong một số trường hợp, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay nếu có các triệu chứng như sau: 

- Vết đỏ ngày càng lan rộng sang khắp vùng miệng, lan ra cả ngoài da

- Trẻ có dấu hiệu sốt, viêm họng

- Trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn

Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ thăm khám, xét nghiệm sâu hơn để có thể chẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất, giúp trẻ mau lành bệnh.

3. Cách xử lý trẻ bị nốt đỏ trong miệng

Trong trường hợp trẻ bị nốt đỏ trong miệng do nhiệt miệng, các nốt này lành tính và không gây hiệu quả nghiêm trọng, tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý chế độ chăm sóc hợp lý, giúp trẻ giảm sự khó chịu và tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ:

  • Cha mẹ nên cho trẻ ăn từ từ từng chút một, tránh ép trẻ ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
  • Cho trẻ ăn đồ nguội, hạn chế gia vị, đặc biệt là các loại gia vị mặn, cay, chua.
  • Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung thêm các loại rau củ, trái cây mát và chứa hàm lượng vitamin A,C cao như: cà chua, bưởi, cam, cà rốt…

Trẻ nên được bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A,C

Trẻ nên được bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A,C

  • Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ để tránh mệt mỏi
  • Bổ sung thêm cho trẻ các loại vitamin
  • Bố mẹ giúp trẻ vệ sinh răng miệng thật tốt, chải răng nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương lên vết nhiệt, đồng thời pha muối với nước ấm cho trẻ súc miệng sau mỗi bữa ăn để sát trùng miệng, họng.
  • Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dân gian đơn giản giúp chữa nhiệt miệng như: bôi mật ong, uống nước ép cà chua, uống nước sắn dây…
  • Đối với mật ong, cha mẹ có thể dùng bông tăm bôi trực tiếp vào vết loét, trong mật ong có thành phần ức chế, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại cho miệng nên sẽ giúp vết nhiệt nhanh lành hơn.

Mật ong có thể giúp nhiệt miệng lành nhanh hơn

Mật ong có thể giúp nhiệt miệng lành nhanh hơn

  • Nước ép cà chua chứa nhiều vitamin A, uống 1-2 ly nước ép cà chua mỗi ngày giúp trẻ giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng.
  • Uống nước sắn dây: Sắn dây luôn được biết đến là loại thực phẩm có tính mát, giúp giải nhiệt trong những ngày hè oi nóng. Khi trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ có thể pha sắn dây cho trẻ 1-2 ly mỗi ngày, có tác dụng vừa dịu vết loét, giảm sự khó chịu cho trẻ, vừa nhanh lành vết loét.
  • Uống nước củ cải: Củ cải cũng là loại thực phẩm tốt chứa nhiều vitamin A,C, đồng thời có tính mát. Đối với củ cải, cha mẹ có thể ép lấy nước và pha loãng, cho trẻ uống hoặc súc miệng 2-3 lần mỗi ngày.

Thông thường vết nhiệt sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên trong trường hợp nặng hơn, khiến trẻ sốt hay có các triệu chứng khác như viêm họng, lan rộng thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Các cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, hoặc đặt lịch khám trên ứng dụng. IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng giúp bạn đặt lịch khám tại nhiều cơ sở y tế lớn trên toàn quốc như: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai, Thu Cúc….. Hiểu được tâm lý của bệnh nhân, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ, IVIE- Bác sĩ ơi đã cho ra tính năng đặt lịch khám qua ứng dụng, giúp các bạn có thể đặt bệnh viện, giờ khám, bác sĩ khám một cách đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Đặt lịch sớm giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian, tránh việc chờ đợi khiến con quấy khóc, mệt mỏi…

Qua bài viết này, IVIE- Bác sĩ ơi hy vọng đã cung cấp các thông tin bổ ích về tình trạng trẻ bị nốt đỏ trong miệng, giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về tình trạng này và giảm bớt một phần lo lắng. IVIE- Bác sĩ ơi luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình với các câu hỏi, thắc mắc liên quan đến sức khỏe và hỗ trợ bạn các tiện ích trong đặt lịch khám, khám online.

Đặt lịch khám trẻ bị nốt đỏ trong miệng tại bệnh viện uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/06/2024 - Cập nhật 30/06/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
63 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
95 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
103 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
158 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG