Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm khá phổ biến hiện nay, do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn chỉnh đường thở nhỏ. Nhiều bố mẹ lo lắng khi bé gặp phải tình trạng này không biết làm cách nào để khắc phục, nhưng vì bé còn quá nhỏ nên phụ huynh không muốn dùng thuốc điều trị. Vậy để tìm ra phương pháp khắc phục tình trạng này phù hợp hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu ngày thôi.
Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè là do đâu?
Bố mẹ cần hiểu rõ tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm do nguyên nhân nào, từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp đem lại hiệu quả nhanh. Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm biểu hiện bệnh lý hoặc do nguyên nhân khác
-
Do trẻ bị viêm tiểu phế quản: Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, gây ra tình trạng ho, thở khò khè ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ.
-
Do trẻ bị dị ứng: Khi trẻ sơ sinh dị ứng phấn hoa, nấm mốc, viêm mũi dị ứng… Sẽ dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm kèm theo ho, hắt hơi, sổ mũi…
-
Do trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản làm cho bé thở khò khè, vặn mình khi ngủ.
-
Do hen suyễn: Khi trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường gặp tình trạng thở khò khè và ho nặng vào ban đêm, sau khi vận động mạnh.
Trẻ thở khò khè do bị hen suyễn
-
Do viêm phổi: Trẻ ho đột ngột, sốt cao, thở khò khè… Đây là những dấu hiệu cho thấy có thể trẻ đã bị viêm phổi.
-
Nguyên nhân khác: Trẻ hóc dị vật, bị bệnh croup, ho gà, khói thuốc lá…
Xem thêm: Trẻ thở khò khè vào ban đêm có bị sao không?
Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm có nguy hiểm tới tính mạng bé không?
Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm xuất hiện khi tiếng thở bất thường do bị tắc nghẽn đường hô hấp, nhất là những bé 2 – 3 tuổi. Do ở độ tuổi này phế quản kích thước nhỏ dễ bị co thắt, phù, tiết dịch gây tắc nghẽn khi bị viêm.
-
Thở khò khè như âm thanh tiếng huýt sáo: Tắc nghẽn ở mũi trẻ bị thở khò khè giống âm thanh của tiếng huýt sáo. Lỗ thông khí ở mũi trẻ nhỏ do vậy chỉ cần một ít dịch, sữa cũng có thể khiến lỗ thông khí hẹp lại, gây tình trạng phát ra những âm thanh lạ như tiếng huýt sáo.
-
Thở khò khè như có tiếng khàn khàn: Tắc nghẽn ở thanh quản do nước nhầy khiến trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm và phát ra âm thanh tiếng khàn khàn. Đây thường là biểu hiện của viêm thanh khí phế quản gây phù thanh quản, khí quản đường dẫn khí bị hẹp lại và hơi thở nặng hơn.
Trẻ thở khò khè phát ra nhiều âm thanh bất thường
-
Thở khò khè: Dấu hiệu tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới, bệnh viêm phế quản, viêm phổi…
-
Thở dốc: Khi bé bị viêm phổi có thể thở nhanh và thở dốc bất thường, do virus hay vi khuẩn gây ra, tích tụ các chất lỏng ở các phế nang. Tình trạng thở dốc ở trẻ bị viêm phổi có thể kèm theo chứng xanh tím, ho dai dẳng.
Tìm hiểu thêm: Trẻ thở có tiếng rít khi ngủ là bị gì?
Khi nào trẻ thở khò khè cần đi khám
Trẻ thở khò khè như có đờm có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cũng có thể do khi ăn bị hóc thức ăn gây nên. Nhưng để xác định được rằng tình trạng này do nguyên nhân nào cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ khi thở có kèm theo dấu hiệu khác không, hay tiếng thở của trẻ.
Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
Tải app
Bên cạnh đó bố mẹ có thể nhận tư vấn trực tuyến từ các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại IVIE – Bác sĩ ơi, hỗ trợ quý phụ huynh mọi lúc mọi nơi, khi nào bố mẹ cần là có bác sĩ xuất hiện. Bố mẹ có thể hỏi bất cứ thắc gì qua tính năng chat riêng với bác sĩ mà không cần tới bệnh viện.
Cách xử lý trẻ thở khò khè như có đờm
Ngày nay có nhiều mẹo dân gian chữa thở khò khè như có đờm cho trẻ, nhưng cha mẹ cần lưu ý để lựa chọn ra phương pháp phù hợp với độ tuổi cũng như tình trạng sức khoẻ của bé.
Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý: Biện pháp vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý cực hữu ích khi bé có đờm. Nước muối sinh lý có tác dụng giữ ẩm đường thở, làm loãng chất nhầy gây tắc nghẽn và giúp sát khuẩn vùng mũi miệng của trẻ.
Hút mũi cho trẻ giúp thông thoáng đường thở và tạo độ ẩm
Bù nước bằng cách tăng cường cho trẻ bú: Mẹo dân gian chữa tình trạng này hiệu quả cho trẻ 1 – 2 tháng tuổi chính là tăng cường cho bé bú. Việc này giúp bé bù nước, cung cấp chất lỏng làm loãng lượng dịch nhầy giúp đường thở thông thoáng. Khi trẻ được bú đúng cách, thường xuyên giúp tăng cường đề kháng.
Tạo độ ẩm không khí: Không khí khô có thể kích ứng niêm mạc hô hấp khiến trẻ thở khò khè như có đờm, thời điểm này bố mẹ cần làm ẩm không khí cho trẻ. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong môi trường sinh hoạt của trẻ, cách này không chỉ dễ thực hiện mà còn giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn cũng như giảm bớt cảm giác khó chịu ở đường hô hấp.
Giữ ấm cho trẻ: Môi trường sạch và đường hô hấp của trẻ luôn ẩm là điều kiện để bé có hệ hô hấp khỏe mạnh. Thường xuyên dọn dẹp phòng, đồ chơi là cách để hạn chế nguy cơ bé tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh.
Giữ ấm cho trẻ
Hạn chế hoá chất kích ứng: Thuốc xịt côn trùng, nước hoa, mùi thuốc tẩy… Đây có thể là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm.
Sử dụng thuốc: Trong trường hợp trẻ thở khò khè do bệnh lý, có thể sử dụng thuốc cho bé. Tuy nhiên cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, quý phụ huynh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
Chữa khò khè cho bé bằng phương pháp dân gian: Những mẹo dân gian bố mẹ có thể tham khảo như
-
Sử dụng gừng: Gừng như là vị thuốc hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có cả thở khò khè. Mẹ trộn gừng với nước lựu, mật ong với tỷ lệ bằng nhau cho bé uống 2 – 3 lần một ngày sẽ giảm tình trạng thở khò khè.
-
Sử dụng mật ong: Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, hỗ trợ sát khuẩn cũng như làm dịu đường thở. Mẹ pha mật ong cùng nước ấm cho trẻ uống 3 lần một ngày.
Dùng mật ong giúp hỗ trợ chữa trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh
Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bố mẹ bỏ túi được những thông tin mà IVIE – Bác sĩ ơi giải đáp về trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm cũng như các cách khắc phục tình trạng thở khò khè này. Nếu còn có những thắc mắc gì về tình trạng này cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.
1900 3367