Nội dung chính
  • Trẻ thở khò khè vào ban đêm do đâu?
  • Trẻ thở khò khè vào ban đêm có bị sao không?
  • Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ
  • Cách xử lý khi trẻ thở khò khè vào ban đêm
Nội dung chính
  • Trẻ thở khò khè vào ban đêm do đâu?
  • Trẻ thở khò khè vào ban đêm có bị sao không?
  • Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ
  • Cách xử lý khi trẻ thở khò khè vào ban đêm
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ thở khò khè vào ban đêm có bị sao không? Cách xử lý

Việc trẻ thở khò khè vào ban đêm khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như: viêm phế quản, dị ứng hoặc hen suyễn… Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra cách xử lý kịp thời là điều vô cùng quan trọng giúp bé có giấc ngủ ngon và tránh được những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.
Nội dung chính
  • Trẻ thở khò khè vào ban đêm do đâu?
  • Trẻ thở khò khè vào ban đêm có bị sao không?
  • Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ
  • Cách xử lý khi trẻ thở khò khè vào ban đêm

Trẻ thở khò khè vào ban đêm do đâu?

Vậy nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè về đêm là do đâu? Theo các bác sĩ chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này ở trẻ. Trong đó, một số dấu hiệu thường xuyên gặp đó là:

Nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè vào ban đêm là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè vào ban đêm là gì?

  • Mềm sụn thanh khoản: Đây là một bệnh lý bẩm sinh gây tổn thương cho cấu trúc thượng thanh mô mềm. Điều đó khiến thanh khoản bị xẹp vào trong, tạo ra tiếng khò khè khi thở. Theo đó, tỷ lệ bé trai mắc phải mềm sụn thanh quản cao gấp đôi so với bé gái. Và có khoảng 70-100% ca bệnh đi kèm với tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. 

  • Viêm tiểu phế quản: Trẻ mắc bệnh này sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới và thường xảy ra vào các thời điểm giao mùa hoặc thời tiết chuyển lạnh. Sự tấn công của virus sẽ khiến cơ thể bé tiết ra nhiều đờm và dịch nhầy, gây tắc nghẽn đường hô hấp và khiến trẻ thở khò khè.

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Có thể bạn chưa biết, nếu trẻ hít phải một lượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản vào phổi sẽ làm sưng phù đường hô hấp. Do lượng axit gây kích ứng khiến trẻ thở khò khè vào ban đêm.

  • Trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Một số trường hợp cơ thể bị dị ứng đối với một số chất, khiến cơ thể phải tiết ra nhiều đờm và dịch nhầy hơn. Nếu là trẻ sơ sinh chưa thể tự làm sạch cổ họng, lâu ngày dịch nhầy sẽ tích tụ quá nhiều gây tắc nghẽn đường thở. Đặc biệt với trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá cũng có thể mắc phải tình trạng trên.

Bên cạnh những nguyên nhân được kể trên, trẻ thở khò khè còn được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác như: Viêm thanh phế quản cấp tính, bệnh tim mạch, có khối u ở cổ, hóc dị vật ở trong đường hô hấp…

Xem thêm: Trẻ thở có tiếng rít khi ngủ là bị gì? Cách chữa an toàn?

Trẻ thở khò khè vào ban đêm có bị sao không?

Nhìn chung, tình trạng trẻ thở khò khè vào ban đêm xảy ra rất thường xuyên. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây ngừng thở ở trẻ. Một số dấu hiệu cảnh báo mà bất kỳ bố mẹ nào cũng phải nắm rõ để bảo vệ sức khỏe con trẻ, gồm:

Trẻ thở khò khè về đêm có thực sự nguy hiểm hay không?

Trẻ thở khò khè về đêm có thực sự nguy hiểm hay không?

Trẻ thở tiếng khàn

Trong trường hợp bé thở ra tiếng bị khàn thì đây là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản. Lúc này trong đường hô hấp của bé đang có lượng dịch nhầy khó lớn, khiến thanh quản và khí quản bị phù nề. Chính vì vậy đã làm cho dây thanh âm bị thu hẹp, cản trở việc thở của bé và tạo ra tiếng khò khè.

Trẻ thở khò khè kèm theo thở rít

Thở rít chính là dấu hiệu của bệnh lý về bạch hầu thanh quản hoặc do mềm sụn thanh quản. Tiếng thở rít sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn khi trẻ đang trong trạng thái ngủ nằm ngửa. Đây cũng là cảnh báo khá nguy hiểm cần được đưa đi khám và chữa trị kịp thời.

Trẻ thở khò khè vào ban đêm như tiếng huýt sáo

Ở trẻ em, phần mũi sẽ có một lỗ thông khí nhỏ. Nếu bị nhiễm bệnh thì đường hô hấp sẽ tiết dịch nhầy gây hẹp và bít tắc lỗ thông này. Sự cản trở của các dịch nhầy hay bụi bẩn… sẽ khiến trẻ phải thở mạnh hơn và phát ra những âm thanh như tiếng huýt sáo.

Trẻ thở dốc bất thường

Đây là một triệu chứng đặc biệt nguy hiểm đi kèm với tình trạng: da bé bị xanh tím, ho dai dẳng… thường xảy ra ở các bé đang bị viêm phổi. Bệnh lý này gây ra bởi sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn… gây tích tụ chất lỏng ở phế nang. Nếu để lâu không được chữa trị sẽ để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Tìm hiểu thêm: 10+ cách trị trẻ bị ngạt mũi khó thở an toàn, hiệu quả

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Trường hợp nào cần đưa trẻ đi khám khi thở khò khè?

Trường hợp nào cần đưa trẻ đi khám khi thở khò khè?

Các cha mẹ không nên chủ quan khi phát hiện ra tình trạng trẻ thở khò khè vào ban đêm đi kèm với các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Thay vì theo dõi tại nhà, hãy đưa bé tới trạm y tế gần nhất để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp khi:

  • Tình trạng thở khò khè không thuyên giảm, kéo dài 3-4 tuần.

  • Đi kèm với biểu hiện trẻ sốt cao, buồn nôn, ói, da tím tái…

  • Trẻ bị khó thở, thường xuyên phải co rút lồng ngực để hít thở.

  • Nhịp thở không đều theo từng phút, bởi trẻ phải gắng sức để hít vào hoặc thở ra.

  • Đặc biệt là trường hợp trẻ ngưng thở đột ngột, trẻ thở dốc, trẻ bị hen suyễn… 

Nếu còn điều gì thắc mắc, cha mẹ có thể liên hệ hỗ trợ với đội ngũ của IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn miễn phí theo hotline: 1900 3367.

1900 3367

Cách xử lý khi trẻ thở khò khè vào ban đêm

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, phụ huynh có thể thực hiện thêm một số biện pháp thủ công tại nhà để giúp bé nhanh chóng bình phục như:

Các biện pháp giúp bé hết khò khè và ngủ ngon

Các biện pháp giúp bé hết khò khè và ngủ ngon

  • Dùng nước muối sinh lý để rửa sạch mũi cho bé từ 1-2 lần/ ngày. Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ nên hút sạch dịch nhầy trong mũi sau khi nhỏ nước muối bằng dụng cụ chuyên dụng giúp thông thoáng đường hô hấp.

  • Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất, cung cấp dinh dưỡng và kháng thể giúp bé chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời làm loãng dịch nhầy, giúp bé hết khò khè và dễ thở hơn.

  • Trong thời điểm giao mùa, nên ủ ấm cho bé bằng các loại chăn ấm, làm từ chất thấm hút mồ hôi tốt.

  • Sử dụng tinh dầu trong phòng ngủ hoặc thoa lên chăn, gối để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi hít thở.

  • Giảm tắc nghẽn đường thở cho bé bằng cách kê miếng lót khăn dưới gối để đầu bé nằm cao hơn so với đường hô hấp.

Trẻ thở khò khè vào ban đêm có thể là dấu hiệu của các vấn đề hô hấp, vì vậy phụ huynh cần theo dõi sát sao. Hơn hết, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bé nhanh chóng khỏe mạnh, có giấc ngủ yên bình và hạn chế tối đa các biến chứng ảnh hưởng tới sự phát triển của bé về sau.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/09/2024 - Cập nhật 09/09/2024
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG