Ung thư phổi là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu hiện nay. Bệnh nảy sinh từ những dấu hiệu tiền ung thư – một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, phế nang hoặc các tuyến phế nang. Chủ động xét nghiệm máu tầm soát ung thư càng sớm càng tốt là điều cần thiết để dự phòng, phát hiện và điều trị bệnh sớm. Vậy xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi có gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tại sao cần xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi?
Tầm soát ung thư phổi được thực hiện gồm 3 bước cơ bản:
- Thăm khám lâm sàng: bác sĩ tiến hành hỏi tiền sử, bệnh sử và thăm khám tổng quát.
- Xét nghiệm: Bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cần thiết nhằm sàng lọc và định hướng nguyên nhân.
- Chẩn đoán hình ảnh: Các xét nghiệm chuyên sâu hơn giúp bác sĩ quan sát vị trí, kích thước và sự di căn nếu có của bệnh.

Bác sĩ tiến hành hỏi tiền sử, bệnh sử và thăm khám tổng quát.
Trong đó, xét nghiệm là bước quan trọng không thể thiếu để bác sĩ sàng lọc xem bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư phổi hay không. Xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi bao gồm:
- Xét nghiệm cơ bản: mục đích đánh giá sức khỏe tổng quát (tình trạng thiếu máu, các chức năng gan thận, mỡ máu, đường máu…)
- Xét nghiệm chỉ điểm khối u: Các xét nghiệm chất chỉ điểm khối u nhằm mục đích đánh giá nguy cơ bệnh ung thư.
Tuy nhiên, xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi không giúp bác sĩ chẩn đoán 100%. Bác sĩ chỉ có thể lấy kết quả làm căn cứ nghi ngờ và chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác. Xét nghiệm máu là một trong những thông tin cung cấp định hướng, tăng mức độ xác định của chẩn đoán.
2. Các xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi điển hình
Có các dấu ấn ung thư phổi điển hình được sử dụng trong sàng lọc ung thư phổi. Bao gồm:
a. Chỉ số Cyfra 21-1
Đây là một cytokeratin nhỏ nhất trong các cytokeratin và là các yếu tố cấu trúc cơ bản của bộ khung tế bào biểu mô, bao gồm cả các tế bào biểu mô phế quản.
Giá trình bình thường của cyfra 21-1 trong huyết thanh là < 3.3 ng/mL. Chỉ số cyfra 21-1 thường tăng cao trong ung thư phổi.
Đây được xem là một dấu ấn ung thư nhạy nhất trong ung thư phổi với nồng độ đạt cao nhất trong ung thư phổi dạng biểu bì. Với ung thư phổi không tế bào nhỏ, độ nhạy của xét nghiệm máu ung thư phổi cyfra 21-1 chỉ từ 30 – 75%. Với ung thư phổi tế bào nhỏ, độ nhạy từ 20 – 60%.
Chính vì vậy, xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi bằng chỉ số cyfra 21-1 được nhiều bác sĩ chỉ định. Chỉ số còn rất có giá trị trong việc tiên lượng, chẩn đoán sớm và điều trị ung thư giai đoạn đầu.
b. Chỉ số NSE
NSE cũng là một dấu ấn ung thư trong bệnh lý ung thư phổi. NSE có bản chất enzyme, đặc hiệu cho ung thư phổi tế bào nhỏ và u nguyên bào thần kinh. Chỉ số hiện diện trong tiểu cầu, hồng cầu, có tác dụng ngăn ngừa chảy máu.
Giá trị bình thường của NSE là < 13g/l. Nếu nồng độ tăng mạnh thì không thể không loại bỏ khả năng ung thư phổi tế bào nhỏ. Độ nhạy của xét nghiệm NSE trong ung thư phổi tế bào nhỏ từ 50 – 80%.
Có thể thấy, NSE có giá trị như một yếu tố tiên lượng độc lập trong cả ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.
c. Chỉ số ProGRP
Nếu nghi ngờ ung thư phổi tế bào nhỏ, hoặc cần phân biệt bệnh ung thư này với các loại ung thư phổi khác, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm xét nghiệm ProGRP. So với xét nghiệm NSE, xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi ProGRP là xét nghiệm dấu ấn có độ nhạy cao hơn, giúp phân biệt các khối u khác của phổi.
Đặc biệt, xét nghiệm rất hữu dụng trong những trường hợp không thể sinh thiết khối u phổi.
d. Chỉ số CEA
Có khoảng 29% bệnh nhân ung thư phổi thực hiện xét nghiệm cho thấy chỉ số CEA cao hơn 10 ng/mL. Giá trị bình thường của chỉ số CEA trong máu là từ 0 – 2.5 ng/mL.
e. Chỉ số CA 19.9
Đây là kháng nguyên có ở tế bào tuyến của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có phổi. Xét nghiệm chỉ số CA 19.9 ít có giá trị trong phát hiện sớm bệnh lý. Nguyên nhân vì khoảng 50% trường hợp bị ung thư phổi không cho kết quả gia tăng chỉ số CA 19.9.
3. Những ai nên tầm soát ung thư phổi?
Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm, tiến triển âm thầm và có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi cần chủ động tầm soát, sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt. Những người có yếu tố nguy cơ cao như:
- Hút thuốc lâu năm, từ 20 năm trở lên.
- Người thường xuyên có các biểu hiện: ho, tức ngực… các mức độ tăng dần theo thời gian.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Người có tiền sử về bệnh phổi hoặc tiền sử gia đình có người thân (bố mẹ, anh chị em ruột) mắc bệnh ung thư phổi.
- Người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với khói bụi, tia phóng xạ hoặc các tác nhân khác gây ung thư phổi.
- Những người từ 50 tuổi trở lên nên tầm soát định kỳ hàng năm.

Hút thuốc lâu năm, từ 20 năm trở lên.
4. Những lưu ý trước khi làm xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi
Với những người lần đầu tiên xét nghiệm tầm soát bệnh, cần lưu ý một số điều sau:
- Nên nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng trước khi lấy máu để có kết quả chính xác nhất.
- Nên giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng.
- Mặc trang phục thoải mái, rộng rãi.
- Không sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích trước ngày lấy máu xét nghiệm.
- Nên chọn lựa các cơ sở xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, hệ thống trang thiết bị hiện đại.
- Kết quả xét nghiệm sẽ có trong một thời gian ngắn. Bạn có thể thực hiện thêm các bước khám chuyên sâu trong khám tầm soát ung thư phổi như chụp X Quang, chụp CT,… trong khi chờ đợi kết quả.

Nên chọn lựa các cơ sở xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi uy tín.
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư phổi không? Mặc dù không phát hiện chính xác 100%, xét nghiệm máu vẫn có tác dụng trong xác định các chất chỉ điểm ung thư, định hướng nguy cơ bệnh lý và theo dõi điều trị bệnh.
Thăm khám sức khỏe định kỳ cũng như tầm soát ung thư là cách tốt nhất để người bệnh sớm phát hiện ung thư phổi. Từ đó có hướng điều trị kịp thời, bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mọi chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.