Nội dung chính
  • 1. Vai trò của thuốc nhỏ tai trong điều trị viêm tai giữa
  • 2. Tác dụng phụ của thuốc nhỏ tai
  • 3. Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai
  • 4. Theo dõi sau khi dùng thuốc         
Nội dung chính
  • 1. Vai trò của thuốc nhỏ tai trong điều trị viêm tai giữa
  • 2. Tác dụng phụ của thuốc nhỏ tai
  • 3. Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai
  • 4. Theo dõi sau khi dùng thuốc         
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ tai khi bị viêm tai giữa

Thuốc nhỏ tai là một loại thuốc đầu tay được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng dùng để điều trị bệnh viêm tai giữa. Thuốc điều trị hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn. Nhiều lợi ích là thế nhưng thuốc cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người bệnh không sử dụng đúng theo lời dặn của bác sĩ. Do đó, chúng ta cần cẩn trọng dùng thuốc nhỏ tai khi bị viêm tai giữa.
Nội dung chính
  • 1. Vai trò của thuốc nhỏ tai trong điều trị viêm tai giữa
  • 2. Tác dụng phụ của thuốc nhỏ tai
  • 3. Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai
  • 4. Theo dõi sau khi dùng thuốc         

1. Vai trò của thuốc nhỏ tai trong điều trị viêm tai giữa

Vai trò của thuốc nhỏ tai trong điều trị viêm tai giữa

Tai gồm có 3 phần đúng theo thứ tự từ ngoài vào trong là: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Bên trong tai có một lớp màng ngăn cách tai ngoài với tai trong gọi là màng nhĩ.

Thuốc nhỏ tai được dùng phổ biến hiện nay được bào chế dưới dạng dung dịch để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm vùng tai. Thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa rất tiện lợi, không những tiết kiệm thời gian điều trị mà còn đem lại hiệu quả lớn lao. Thuốc nhỏ tai được chia làm 2 loại dựa vào trạng thái của màng nhĩ:

- Thuốc nhỏ tai dùng khi màng nhĩ không bị thủng

Đây là nhóm thuốc chủ yếu dùng để điều trị bệnh viêm tai ngoài với các thành phần kháng sinh kết hợp kháng viêm có tác dụng điều trị tại chỗ. Một loại thuốc điển hình của nhóm này là Otipax, có tác dụng chống viêm, giảm đau và thường được chỉ định trong trường hợp bị viêm tai giữa cấp giai đoạn sung huyết, viêm tai bọng nước…

- Thuốc nhỏ tai dùng khi màng nhĩ bị thủng

Đây là nhóm thuốc nhỏ tai chính dùng để điều trị bệnh viêm tai giữa. Nhóm thuốc này được bào chế bằng những loại kháng sinh có tính an toàn cao, ít gây độc tính trên tai. Thuốc diệt trừ được cả vi khuẩn Gram âm, Gram dương gây bệnh viêm tai giữa. 

Một số thuốc được sử dụng rộng rãi hiện nay có thành phần chính là rifamycin sodium, gồm: Otofa, Metaxa,…

Tổng đài đặt khám 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2. Tác dụng phụ của thuốc nhỏ tai

Vì sao chúng ta cần cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ tai?

Thứ nhất, do thói quen dùng thuốc mà không được bác sĩ kê đơn. Rất nhiều trường hợp, rất nhiều người bệnh tự ý cho mình là bác sĩ, tự chẩn đoán bệnh và dùng thuốc vô tội vạ. Nếu không may, tình trạng của bệnh có thể nặng nề hơn dẫn đến mất thính lực không thể phục hồi. Và chi phí điều trị lúc bấy giờ là vô cùng tốn kém.

Thứ hai, bản thân thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa cũng tạo ra nhiều tác dụng không mong muốn trên cơ thể người bệnh. Chính vì lý do đó, chúng ta cần cung cấp cho bác sĩ chuyên khoa đầy đủ thông tin cần thiết về tiền sử dị ứng thuốc để chọn được loại thuốc thích hợp nhất. Ngay cả khi đã loại trừ thuốc có thể gây nên bệnh cảnh dị ứng, thuốc nhỏ tai vẫn còn các tác dụng phụ sau:

- Đau rát trong tai

- Nổi mẩn, ngứa tai hoặc phát ban toàn thân

- Chóng mặt

- Đau nhức đầu

- Khó thở

- Sưng mặt

Cảm giác đau rát trong tai

Chống chỉ định dùng thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa

Những chống chỉ định tương đối hay tuyệt đối là không giống nhau ở những đối tượng khác nhau và tùy thuộc vào từng loại thuốc nhỏ tai. Thuốc nhỏ tai bị giới hạn sử dụng ở nhóm đối tượng:

- Bị thủng màng nhĩ.

- Phụ nữ có thai và cho con bú.

- Trong trường hợp bị viêm tai do nhiễm virus herpes, viêm tai có nấm hoặc mủ dày.

- Giai đoạn nhiễm trùng tai nặng

- Trẻ em, trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa.

3. Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai

a. Điều nên làm

- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi nhỏ tai, giúp hạn chế sự lây nhiễm vi khuẩn từ tay bẩn vào tai.

- Tư thế nhỏ thuốc: Đứng hoặc ngồi nghiêng đầu sang một bên là tư thế thuận tiện nhất dành cho người lớn tự mình  nhỏ thuốc. Nghiêng đầu sao cho một bên tai cần nhỏ hướng lên trên, kéo nhẹ vành tai hướng ra sau và lên trên. Ở trẻ dưới 3 tuổi, ba mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng về một bên, bộc lộ vùng tai bị viêm bằng cách kéo nhẹ vành tai ra sau và xuống dưới.

- Nhỏ đủ số giọt quy định và cần sử dụng một cách đều đặn.

- Nhẹ dàng kéo dái tai lên và xuống, lặp lại động tác vài lần để thuốc phân tán đều vào trong tai. Giữ đầu nghiêng khoảng 2-3 phút để thuốc ngấm đều.

- Nên kết hợp dùng thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa và vệ sinh tai hàng ngày bằng nước muối sinh lí.

- Khi có những bất thường về tình trạng không dung nạp thuốc, cần thay đổi biện pháp điều trị ngay.

Tư thế nhỏ thuốc đúng

b. Những điều nên tránh

- Không nên dùng chung thuốc nhỏ tai với người khác.

- Cần quan sát ống nhỏ giọt trước khi sử dụng (nếu có) để xem có bị sứt mẻ, bị bẩn hay không.

- Không để đầu ống nhỏ chạm vào tai hay bất kì đồ vật nào.

- Không được làm ấm thuốc bằng nước nóng quá 250.

- Thời gian điều trị bằng thuốc nhỏ tai không nên kéo dài quá 10 ngày.

4. Theo dõi sau khi dùng thuốc         

Người bệnh nên theo dõi các phản ứng của cơ thể sau khi nhỏ thuốc để kịp thời có hướng xử trí, đặc biệt là ở trẻ em. Ở đối tượng lần đầu sử dụng, khi có các dấu hiệu sau cần phải loại bỏ thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

- Cảm giác nóng hoặc ngứa râm ran kéo dài trên 15 phút: Các triệu chứng trên sẽ không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn sau nhỏ, ít hơn 15 phút.

- Sưng ở trong tai: Tai bị sưng có thể do cơ thể không dung nạp với loại thuốc đang dùng.

Tai bị ù sau khi nhỏ thuốc là một triệu chứng thường gặp. Lúc này, hãy chúc tai xuống dưới đồng thời đặt một miếng bông sạch bên ngoài ống tai để hút hết lượng nước thừa.

Bên cạnh vai trò điều trị bệnh viêm tai giữa đắc lực thì thuốc nhỏ tai cũng mang lại nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Chính vì vậy, chúng ta cần phải “cẩn tắc vô ưu” – cẩn thận trong việc sử dụng thuốc và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để không phải lo lắng về những hậu họa xảy ra.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều luồng thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn. IVIE - Bác sĩ ơi tự hào là nơi để các bạn bè gần xa gửi gắm niềm tin yêu thông qua dịch vụ kết nối bệnh nhân – bác sĩ tại các bệnh viện uy tín trên toàn quốc.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/06/2021 - Cập nhật 18/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm tai giữa có những loại nào?

Viêm tai giữa có những loại nào?

Tai là cơ quan thính giác, chịu trách nhiệm thu nhận âm thanh và truyền tín hiệu về não bộ. Các bệnh lý ở tai rất phổ biến, đặc biệt là viêm tai giữa. Một...

30/06/2021

12329 Lượt xem

5 Phút đọc

Tổng hợp 7+ thuốc nhỏ viêm tai giữa được bác sĩ khuyên dùng

Tổng hợp 7+ thuốc nhỏ viêm tai giữa được bác sĩ khuyên dùng

Viêm tai giữa là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở một bộ phận bên trong tai. Thuốc nhỏ tai được biết đến như là loại thuốc đặc trị dùng để điều trị viêm tai giữa ...

17/06/2021

78792 Lượt xem

7 Phút đọc

Cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ tai khi bị viêm tai giữa

Cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ tai khi bị viêm tai giữa

Thuốc nhỏ tai là một loại thuốc đầu tay được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng dùng để điều trị bệnh viêm tai giữa. Thuốc điều trị hiệu quả cho cả trẻ em và...

17/06/2021

11944 Lượt xem

5 Phút đọc

Điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh nào?

Điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh nào?

Kháng sinh là loại thuốc được chỉ định vô cùng phổ biến trong điều trị viêm tai giữa. Điều này khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng vì chính con của họ, trẻ em,...

11/06/2021

25775 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG