Bệnh do Adenovirus có khả năng bùng phát thành dịch cao do dễ lây lan bệnh bằng cách trực tiếp và gián tiếp. Khi phát hiện bản thân hoặc người xung quanh nhiễm bệnh, cần có những biện pháp dự phòng hiệu quả, hợp lý, ngăn ngừa sự bùng phát thành dịch. Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu thông tin về bệnh Adenovirus qua bài viết dưới đây.
1. Nhiễm adenovirus là gì?
Adenovirus có ít nhất 90 loại virus riêng biệt và tất cả các đối tượng ở mọi nhóm tuổi đều có thể nhiễm loại virus này. Thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm adenovirus cho đến khi triệu chứng đầu tiên biểu hiện ra ngoài cơ thể trung bình là từ 5- 7 ngày.
Cơ thể được coi là nhiễm adenovirus khi phơi nhiễm với người có virus hoặc chạm vào bề mặt hoặc vật dụng có sẵn adenovirus.
Ngoài ra, phương thức lây nhiễm virus khác:
- Hít phát virus trong bọt nước ở không khí do người bị nhiễm adenovirus ho hoặc hắt hơi không che tay.
- Tiếp xúc phải tay của người đã chạm vào mắt đã bị nhiễm trùng hoặc mũi hoặc đờm.
- Adenovirus có thể phát tán qua phân của người bị tiêu chảy.
Trong điều kiện môi trường bình thường, thời gian sống của adenovirus trên các bề mặt lên đến 30 ngày. Một số báo cáo cho thấy virus này cũng đã được tìm thấy trong nước không khử clo và gây viêm kết mạc (mắt đỏ) do bơi trong nước này.

Tất cả các đối tượng ở mọi nhóm tuổi đều có thể nhiễm loại virus này
Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi làm ảnh hưởng đến cơ thể, bạn nên nhanh chóng thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa nhi, chuyên khoa hô hấp có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
2. Khi nhiễm adenovirus gây ra những hội chứng lâm sàng nào?
Hội chứng lâm sàng khi nhiễm adenovirus rất đa dạng. Triệu chứng khi nhiễm virus có thể không đặc biệt hoặc có thể tự khỏi. Đối tượng nhiễm adenovirus hay gặp nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc người sống trong trại lính, đặc biệt những người bệnh ghép gan, ghép thận, ghép tủy xương cũng có thể nhiễm loại virus này. Sau khoảng thời gian ủ bệnh, một số hội chứng lâm sàng mà người bệnh có thể biểu hiện chồng chéo nhau, gồm:
- Viêm mũi họng
- Viêm họng xuất tiết
- Sốt viêm họng - kết mạc
- Viêm kết - giác mạc
- Viêm bàng quang xuất huyết cấp
- Loét tiết niệu sinh dục
- Viêm dạ dày ruột cấp tính

Hội chứng lâm sàng khi nhiễm adenovirus rất đa dạng
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám Hô hấp và khám Nhi ưu tiên tại các bệnh viện, phòng khám hoặc đặt lịch khám, xét nghiệm tại nhà.
1900 638 367
3. Triệu chứng khi nhiễm Adenovirus
Triệu chứng khi nhiễm adenovirus xảy ra theo quá trình tuần tự, không xuất hiện đồng thời.
- Đầu tiên, dấu hiệu thường thấy vào ngày thứ 2-3 là sốt, nhiệt độ 38- 39°C (có thể lên tới 40°C), kèm theo đau họng, ho. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như: chán ăn, có thể đau đầu và hiếm gặp các cơn đau cơ và khớp.
- Nhiễm adenovirus có thể xảy ra ở dạng ruột, kèm theo sốt, đau bụng kịch phát, buồn nôn và nôn và tiêu chảy.
- Khi sốt kết mạc họng, có các triệu chứng như: viêm họng, viêm mũi, viêm kết mạc, hội chứng nhiễm độc nói chung (nhức đầu, suy nhược, nhức mỏi, ớn lạnh).
- Triệu chứng viêm kết mạc mắt: mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt, cảm giác cộm ở mi mắt, phù mi...

Triệu chứng khi nhiễm adenovirus
Triệu chứng nhiễm adenovirus ở trẻ thường có các biểu hiện như: Sốt cao, ho, khò khè, có thể kèm theo viêm kết mạc mắt và rối loạn tiêu hoá. Với trẻ có biểu hiện nặng thì xuất hiện tình trạng khó thở.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về một số bệnh điển hình trong nhi khoa và chuyên khoa hô hấp để sớm có những phương pháp dự phòng bệnh, tránh được các biến chứng đe dọa tới sức khỏe của bản thân.
4. Nhiễm adenovirus có nguy hiểm không?
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho những người bị nhiễm adenovirus. Đối với các trường hợp nhẹ, chưa cần can thiệp chăm sóc y tế thì sẽ thực hiện điều trị triệu chứng. Nhưng khi quá trình điều trị không được tiến hành kịp thời, có thể dẫn dến các biến chứng đối với người bệnh như: nhiễm khuẩn huyết, suy hô hấp, suy đa tạng... và những triệu chứng kéo dài nguy hiểm: xơ phổi, giãn phế quản hoặc viêm tiểu phế quản bít tắc.
Ngoài ra, triệu chứng bệnh adenovirus có thể dễ gây nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh hô hấp khác, làm người bệnh chủ quan trong vấn đề thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Phát hiện kịp thời, điều trị đúng phác đồ là yếu tố tiên quyết giúp ngăn ngừa sự phát triển và biến chứng của bệnh
5. Phòng ngừa lây nhiễm adenovirus
Phòng ngừa lây nhiễm adenovirus cần thực hiện một số lưu ý:
- Rửa tay thường xuyên, vệ sinh thân thể, cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lý
- Thực hiện đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với người bị ốm, bệnh
- Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, đủ các thành phần dinh dưỡng
- Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, không có khói, bụi, khói thuốc lá.
- Thường xuyên làm sạch bề mặt các vật dụng hay dùng tới bằng các sản phẩm tẩy rửa.
- Trong thời điểm mùa dịch diễn ra, người bị nhiễm virus cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị và cách ly hoặc nếu triệu chứng nhẹ thì nên ở nhà, không đến chỗ đông người, tránh lây lan virus ra cộng đồng.

Rửa tay thường xuyên
Trong việc thăm khám và chẩn đoán tình trạng nhiễm adenovirus ở người lớn và trẻ nhỏ, IVIE - Bác sĩ ơi liên kết với các bệnh viện, phòng khám và trung tâm xét nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng với sự hỗ trợ đắc lực từ các thiết bị y khoa hiện đại bậc nhất đảm bảo mang đến kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng.
IVIE - Bác sĩ ơi là nền tảng đặt lịch khám thông minh, giúp kết nối người bệnh với các cơ sở y tế uy tín nhanh chóng, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám ưu tiên tại nhiều bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín, phù hợp với người bệnh.
1900 638 367