Nội dung chính
  • 1. Viêm màng não mủ là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh viêm màng não mủ
  • 3. Triệu chứng của bệnh
  • 4. Cận lâm sàng
Nội dung chính
  • 1. Viêm màng não mủ là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh viêm màng não mủ
  • 3. Triệu chứng của bệnh
  • 4. Cận lâm sàng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cảnh báo nguy hiểm bệnh viêm màng não mủ khi vào mùa!

Bệnh viêm màng não mủ bị gán mác làm nhiều người lầm tưởng rằng đây chỉ là bệnh xuất hiện ở lứa tuổi trẻ em. Nhưng trên thực tế, báo cáo số ca bệnh mắc vẫn cho thấy, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt là vào mùa nóng, ghi nhận được số ca bệnh không nhỏ nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì các tác nhân gây viêm màng não mủ. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu tác nhân gây bệnh, triệu chứng và các xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhé!
Nội dung chính
  • 1. Viêm màng não mủ là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh viêm màng não mủ
  • 3. Triệu chứng của bệnh
  • 4. Cận lâm sàng

1. Viêm màng não mủ là bệnh lý?

Có nhiều loại vi khuẩn gây nên viêm màng não.

Có nhiều loại vi khuẩn gây nên viêm màng não.

Viêm màng não mủ là tình trạng bệnh lý gây nên bởi các vi khuẩn có khả năng sinh mủ, xâm nhập vào màng não. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là hội chứng nhiễm khuẩn cấp và hội chứng màng não. Việc chẩn đoán xác định bệnh cần dựa vào kết quả soi, nuôi cấy tìm được vi khuẩn gây bệnh, hoặc tìm được kháng nguyên vi khuẩn đặc hiệu trong dịch não tủy.

2. Tác nhân gây bệnh viêm màng não mủ

Có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây nên viêm màng não. Thường xuyên được ghi nhận là Streptococcus pneumonia, Heamophillus influenza, Neisseria meningitidis, cả 3 loại này chiếm 80% các trường hợp. Ngoài ra còn do Escherichia coli và các loại gram âm khác: Listeria monocytogenes, Group B Streptococcus, Staphyloccus aureus, Salmonella spp. Tần suất mắc từng loại vi khuẩn tùy thuộc vào lứa tuổi bệnh nhân, cũng như một số yếu tố liên quan tới sức đề kháng của cơ thể.

a. Lứa tuổi

Ở lứa tuổi sơ sinh, vi khuẩn gây viêm màng não thường có liên quan với các loại vi khuẩn hay gặp trong âm đạo người mẹ và cũng tùy thuộc môi trường của trẻ sinh sống, thường là Group B Streptococcus và Escherichia coli: Ngoài ra, các trực khuẩn gram âm khác Klebsiella, Enterobacter, Serratia...) và Listeria monocytogenes cũng rất hay gặp. Bệnh cảnh viêm màng não mủ thường hay kèm theo nhiễm khuẩn huyết.

Ở trẻ nhũ nhi, từ trên 3 tháng tuổi đến 2 tuổi, có tỷ lệ mắc viêm màng não mủ cao nhất. Trong các căn nguyên, đứng hàng đầu là vi khuẩn Heamophilus influenza typ B. Ở lứa tuổi đến trường và thiếu niên (lớn hơn 5 tuổi, từ 12 - 15 tuổi) hoặc thanh niên, các loại vi khuẩn Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumonia chiếm tỷ lệ cao hơn. Đặc biệt ở người già trên 50 tuổi, nguyên nhân chủ yếu gây viêm màng não mủ là Streptococcus pneumonia.

b. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng bị viêm màng não mủ

- Môi trường sinh sống

Các trẻ em ở các môi trường tập thể (nhà dưỡng nhi, nhà trẻ, mẫu giáo, dễ có nguy cơ mắc hơn các trẻ được chăm tại nhà. Thường ghi nhận là các vi khuẩn Neisseria meningitidis hoặc Heamophillus influenza typ B.

- Các yếu tố miễn dịch của chủ thể

Một số khuyết tật bẩm sinh hay mắc phải đã được ghi nhận có liên quan với cơ chế đề kháng của cơ thể (suy giảm miễn dịch hoặc có bất thường về đáp ứng miễn dịch) và có khuynh hướng dễ mắc loại vi khuẩn này hoặc vi khuẩn khác. Ngoài ra, những người nghiện rượu cũng mắc bệnh với tỷ lệ 10 - 20%, thường nhất là do Streptococcus pneumonia.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Tần suất mắc từng loại vi khuẩn tùy thuộc vào lứa tuổi bệnh nhân, cũng như một số yếu tố liên quan tới sức đề kháng của cơ thể.

Tần suất mắc từng loại vi khuẩn tùy thuộc vào lứa tuổi bệnh nhân, cũng như một số yếu tố liên quan tới sức đề kháng của cơ thể.

3. Triệu chứng của bệnh

a. Giai đoạn khởi phát

Bệnh có khởi đầu nhiều ngày trước bằng các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và trong những bệnh cảnh diễn biến từ từ rất khó xác định thời điểm thật sự bị viêm màng não. Hoặc khởi phát cấp tính với các triệu chứng nặng của một nhiễm khuẩn huyết và diễn biến nhanh chóng đến viêm màng não trong vài giờ. 

Ở trẻ em càng nhỏ, dấu hiệu kích thích màng não càng ít, làm cho chẩn đoán càng khó khăn. Những thay đổi về tính tình, sự linh hoạt của bệnh nhân là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của viêm màng não.

b. Giai đoạn toàn phát

- Hội chứng nhiễm khuẩn cấp tính

Bệnh nhân sốt cao có thể đến 39 - 40°C, có tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc như li bì, mệt mỏi, môi khô, da xanh tái, lưỡi bẩn... và đôi khi có biểu hiện như tình trạng sốc nhiễm khuẩn hay nhiễm khuẩn huyết.

- Hội chứng màng não 

Triệu chứng cơ năng

  • Nhức đầu: thường liên tục, cả hai bên, nhất là vùng thái dương châm, kèm theo bệnh nhân có biểu hiện sợ ánh sáng, nằm co theo tư thế cò súng, mặt quay vào góc tối.
  • Nôn: nôn tự nhiên, nôn vọt dễ dàng, nhiều lần và không liên quan đến bữa ăn.
  • Táo bón là biểu hiện thường thấy, tuy nhiên ở trẻ em đôi khi gặp ỉa lỏng. 

Táo bón là biểu hiện thường thấy, tuy nhiên ở trẻ em đôi khi gặp ỉa lỏng.

Các triệu chứng thần kinh

  • Co giật: thường là co giật toàn thân, nhưng cũng có thể gặp co giật cục bộ (nửa người, tay chân, hoặc các cơ vùng đầu mặt, đặc biệt các cơ quan vận nhãn).
  • Rối loạn tri giác: bệnh nhân li bì, hoặc có biểu hiện vật vã. Nặng hơn có thể hôn mê, liệt khu trú.

Các triệu chứng khác

  • Một số triệu chứng thường gặp có liên quan với căn nguyên gây bệnh như có ban xuất huyết hoại tử hình sao, đau khớp hay gặp trong viêm màng não do não mô cầu.
  • Viêm phổi, viêm xoang, mụn phỏng trong viêm màng não do phế cầu.
  • Các mụn mủ ở vùng đầu mặt hay gặp trong viêm màng não do tụ cầu vàng. Viêm màng não do Heamophillus influenza thường diễn biến rất đột ngột ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra có thể gặp tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn do ức chế trung tâm và rối loạn thần kinh thực vật, mất nước và rối loạn điện giải. 

4. Cận lâm sàng

Cận lâm sàng xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Cận lâm sàng xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

 - Xét nghiệm dịch não tủy: Cần chỉ định chọc dò tủy sống khi chẩn đoán hoặc nghi ngờ viêm màng não mủ với mục đích đánh giá tình trạng viêm nhiễm màng não. Cần đánh giá và chỉ định các xét nghiệm sau:

  • Đánh giá màu sắc: 
  • Dịch não tủy thường đục với các mức độ khác nhau như nước dừa non, nước vo gạo, hay đục như mủ.
  • Có thể thấy dịch ánh vàng trong trường hợp sau khi có xuất huyết màng não, tăng bilirubin máu, hay nồng độ protein quá cao.
  • Dịch màu hồng trong trường hợp có xuất huyết màng não: có thể gặp trong viêm màng não do não mô cầu.
  • Dịch não tủy có thể trong ở những giờ đầu sau khi mắc bệnh, hoặc trong trường hợp đang được điều trị bằng kháng sinh thích hợp áp lực của dịch não tủy: thường tăng

- Xét nghiệm đếm và phân tích thành phần tế bào dịch não tủy: Có thể tăng tới hàng nghìn, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Có thể thấy bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa (tế bào mủ).

- Xét nghiệm sinh hóa: Protein, đường, muối, pandy.

Ngoài ra xét nghiệm LDH (lacticodehydrogenase), acid lactic và CRP (C reactive protein) trong dịch não tủy tăng.

- Xét nghiệm soi, cấy dịch não tủy tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Nên làm ngay xét nghiệm nhuộm soi nhằm sơ bộ xác định vi khuẩn Gram âm hay Gram dương để chọn kháng sinh thích hợp. Kết quả cấy và kháng sinh đồ rất có ích để chọn kháng sinh điều trị đặc hiệu.

Chú ý: 3 trường hợp sau nên cân nhắc trước khi chọc dò dịch não tủy 

  • Tình trạng bệnh nhân quá nặng như suy tim, suy hô hấp nặng 
  • Có dấu hiệu tăng áp lực sọ não 
  • Đang có nhiễm khuẩn da vùng chọc dò

- Các xét nghiệm khác

  • Công thức máu
  • Cấy máu, cấy vi khuẩn từ các ổ nhiễm khuẩn như mủ tại, nhọt ngoài da, nước tiểu.
  • Chụp phổi, chụp cắt lớp điện toán hay cộng hưởng từ. 
  • Điện giải đồ có thể thay đổi do rối loạn bài tiết ADH gây ra.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/01/2022 - Cập nhật 16/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4471 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1314 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

967 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1235 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG