Nội dung chính
  • 1. HbA1C
  • 2. Đo đường huyết ngẫu nhiên
  • 3. Đường huyết lúc đói
  • 4. Đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h
Nội dung chính
  • 1. HbA1C
  • 2. Đo đường huyết ngẫu nhiên
  • 3. Đường huyết lúc đói
  • 4. Đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chỉ số đường huyết ở người bình thường là bao nhiêu?

Bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường trong hai căn bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam. Bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa, phần lớn là do thói quen và lối sống sinh hoạt không lành mạnh gây ra. Theo dõi sát sao chỉ số đường trong máu là cách tối ưu để phòng và điều trị bệnh tiểu đường.
Nội dung chính
  • 1. HbA1C
  • 2. Đo đường huyết ngẫu nhiên
  • 3. Đường huyết lúc đói
  • 4. Đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h

Chỉ số đường huyết là gì?

Ở người bình thường, hàm lượng đường trong máu luôn duy trì ở mức ổn định, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các tế bào hoạt động mà không gây ra bất kì rối loạn nào.

Chỉ số đường huyết (hàm lượng đường glucose có trong máu) dù tăng cao hay giảm đều gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm như bệnh đái tháo đường hay hạ đường huyết.

Người bị bệnh tiểu đường hay hạ đường huyết có thể tự kiểm tra đường máu tại nhà bằng các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng. Bạn cần tìm hiểu về chỉ số đường huyết và các yếu tố liên quan để không gây ra bất kỳ sự sai khác nào.

Số người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng và không có dấu hiệu sẽ dừng lại trong thời gian tới. Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng để phòng và điều trị bệnh tiểu đường.

Số người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng.

Số người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng.

Các chỉ số xét nghiệm đường huyết bạn cần biết

Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại, xác định nồng độ glucose trong máu của người bệnh tại thời điểm lấy máu xét nghiệm sẽ biết được người đó đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.

1. HbA1C

Chỉ số đường huyết HbA1c ở người bình thường là chưa đến 5.7%. Giới hạn từ 5.7- 6.5% vẫn được xem là bình thường trong một số trường hợp khác. Tuy nhiên đối với người đã mắc bệnh đái tháo đường và điều trị thì giá trị HbA1c <7% được xem là kiểm soát đường máu tốt.

 Đây là chỉ số được dùng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết bạn tăng lên 30mg/dL hay 1.7mmol/l.

HbA1c còn được dùng để theo dõi mức độ kiểm soát đường máu trong vòng 3 tháng qua, có ý nghĩa trong theo dõi quá trình diễn tiến của bệnh.

2. Đo đường huyết ngẫu nhiên

Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên có thể được đo vào bất kì khoảng thời gian nào trong ngày bằng cách lấy máu ở đầu ngón tay. Chỉ số này ở người bình thường sẽ nhỏ hơn 140 mg/dL (tương đương 7,8 mmol/l).  

Đối với những người bị tiểu đường và đang điều trị theo thuốc thì giá trị an toàn của chỉ số đường huyết phải nhỏ hơn 180 mg/dL (10 mmol/l). Thông qua đó, người bệnh biết mình có kiểm soát được đường huyết tốt hay không.

Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên có thể được đo vào bất kì khoảng thời gian nào trong ngày

Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên có thể được đo vào bất kì khoảng thời gian nào trong ngày.

Lượng đường trong máu đo ngẫu nhiên dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Hạ đường huyết đột ngột có thể dẫn đến hôn mê, tổn thương não không hồi phục và tử vong nếu không được phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời.

3. Đường huyết lúc đói

Đường huyết lúc đói ở người khỏe mạnh không có bệnh lý về rối loạn glucose máu là nhỏ hơn 100 mg/dL ( < 5,6 mmol/l). Chỉ số đường huyết lúc đói từ 80-130 mg/dL ( nhỏ hơn 7 mmol/dL) được xem là tốt ở người mắc bệnh tiểu đường.  

Giống với tên gọi, chỉ số đường huyết này được định lượng và buổi sáng trước khi ăn (cách bữa ăn ít nhất 8 tiếng).

4. Đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h

Chỉ số đường huyết gọi tắt là GI khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày, có sự thay đổi giữa trước và sau ăn. 1 đến 2h sau bữa ăn chính là thời điểm tốt nhất để đo GI lúc no.

Người khỏe mạnh nên duy trì chỉ số đường huyết sau ăn nhỏ hơn 140 mg/dL

(7,8 mmol/l). Người có bệnh tiểu đường thì GI sau ăn bé hơn 180 mg/dL (10 mmol/dL) là một dấu hiệu tốt.

Chỉ số đường huyết gọi tắt là GI khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày.

Chỉ số đường huyết gọi tắt là GI khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày.

Đường máu dù cao hay thấp cũng đều đe dọa đến sức khỏe của chúng ta. Khi cơ thể biểu hiện ra những triệu chứng, lúc này đường máu đã tăng hoặc giảm đáng kể, bệnh tình trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Chính vì vậy, thăm khám và làm các xét nghiệm định kỳ giúp tầm soát bệnh tiền đái tháo đường hiệu quả. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các chỉ số xét nghiệm đường máu, xin liên hệ với chúng tôi qua web IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn hỗ trợ. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/03/2022 - Cập nhật 28/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chỉ số đường huyết ở người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết ở người bình thường là bao nhiêu?

Bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường trong hai căn bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam. Bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa, phần lớn là do thói quen và...

28/03/2022

11835 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG