Nội dung chính
  • 1. Tìm hiểu về chỉ số PSA 
  • 2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm PSA? 
  • 3. Cách tiến hành xét nghiệm PSA 
  • 4. Ý nghĩa chỉ số PSA
Nội dung chính
  • 1. Tìm hiểu về chỉ số PSA 
  • 2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm PSA? 
  • 3. Cách tiến hành xét nghiệm PSA 
  • 4. Ý nghĩa chỉ số PSA
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chỉ số PSA và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ung thư hàng đầu ở nam giới. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó để phát hiện. Do đó, xét nghiệm chỉ số PSA là phương pháp giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ngay từ giai đoạn đầu. Vậy chỉ số PSA là gì? Xét nghiệm này có ý nghĩa trong điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 
Nội dung chính
  • 1. Tìm hiểu về chỉ số PSA 
  • 2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm PSA? 
  • 3. Cách tiến hành xét nghiệm PSA 
  • 4. Ý nghĩa chỉ số PSA

1. Tìm hiểu về chỉ số PSA 

Có thể nói, ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao ở nam giới. Nếu chữa trị bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu thì cơ hội sống của người bệnh sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, do triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nên người bệnh thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu. 

ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao ở nam giới.

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao ở nam giới.

Thông qua xét nghiệm PSA, bác sĩ có thể chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt dễ dàng và chính xác hơn, từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ sống của bệnh nhân. 

PSA là một kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, được tiết ra từ tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt. Phần lớn PSA trong máu đều gắn với các protein huyết tương, chỉ có khoảng 30% PSA tự do không gắn với protein huyết tương. Các PSA tự do không có khả năng phân huỷ protein. Chính vì vậy, chỉ số PSA được coi là dấu ấn của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. 

Thông thường nồng độ PSA của người khỏe mạnh sẽ rất thấp. Nếu mắc ung thư tuyến tiền liệt thì gần như 100% bệnh nhân có nồng độ PSA trong máu tăng cao. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chỉ số PSA tăng cao do tuyến tiền liệt đang gặp các rối loạn bất thường lành tính khác như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt… Do đó, Xét nghiệm PSA là một trong những căn cứ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị.

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm PSA? 

Không phải ai cũng cần thực hiện xét nghiệm chỉ số PSA. Phương pháp này nên áp dụng trong các trường hợp như: 

Người sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt: Nam giới từ 50 tuổi trở lên nên thực hiện sàng lọc hàng năm để phát hiện nguy cơ bệnh lý sớm. 

Người có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh có nguy cơ bệnh lý cao hơn. Do đó, nên tiến hành sàng lọc từ năm 40 tuổi trở đi. 

Theo dõi điều trị: Xét nghiệm PSA được dùng để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị ung thư tiền liệt tuyến, cũng như nguy cơ tái phát bệnh. Tùy theo từng mức độ của bệnh, chỉ số PSA cần được theo dõi sau điều trị từ 6 – 36 tháng. 

Nam giới từ 50 tuổi trở lên nên thực hiện sàng lọc hàng năm để phát hiện nguy cơ bệnh lý sớm. 

Nam giới từ 50 tuổi trở lên nên thực hiện sàng lọc hàng năm để phát hiện nguy cơ bệnh lý sớm. 

3. Cách tiến hành xét nghiệm PSA 

Trước khi xét nghiệm chỉ số PSA, nhân viên y tế (kỹ thuật viên) sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch và đem đi định lượng nồng độ PSA. 

Ngoài ra, để có căn cứ nghi ngờ bệnh ung thư tuyến tiền liệt, các bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố khác như: tiền sử gia đình, độ tuổi, loại thuốc đang dùng, kích thước tuyến tiền liệt, sự thay đổi của PSA trong máu… 

Để chẩn đoán xác định, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt. Những phương pháp này giúp bác sĩ nắm rõ các dấu hiệu bất thường của cơ thể. 

4. Ý nghĩa chỉ số PSA

Đối với người bình thường, chỉ số PSA toàn phần trong máu sẽ rất thấp, thường dưới 4 ng/mL. Tuy nhiên, càng lớn tuổi kích thước tuyến tiền liệt sẽ càng tăng cao. Chỉ số PSA là dấu ấn quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt, cụ thể: 

  • Giá trị giới hạn để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt là chỉ số PSA toàn phần trong huyết tương ≥ 4ng/ml, độ đặc hiệu khoảng 91% và độ nhạy khoảng 21%.
  • Khi mắc ung thư tuyến tiền liệt, tốc độ tăng PSA toàn phần cũng nhanh hơn bình thường. Nếu tốc độ tăng PSA toàn phần từ 0.75 ng/mL/năm trở lên sẽ có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn. 
  • Những người có tốc độ tăng PSA < 0.75 ng/mL/năm có nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt lành tính.

Tuy nhiên, không phải cứ có chỉ số PSA cao là đồng nghĩa với mắc ung thư tiền liệt tuyến. Bởi có một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tăng nồng độ này như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, bí đái phải đặt sonde niệu đạo… 

Tuy nhiên, không phải cứ có chỉ số PSA cao là đồng nghĩa với mắc ung thư tiền liệt tuyến.

Tuy nhiên, không phải cứ có chỉ số PSA cao là đồng nghĩa với mắc ung thư tiền liệt tuyến.

Để chẩn đoán chính xác hơn, người bệnh cần định lượng chỉ số PSA tự do và tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần. 

  • Nếu nồng độ PSA toàn phần huyết tương tăng từ 4 lên 10 ng/mL, tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần ≤ 0,15 sẽ giúp chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến với độ đặc hiệu khoảng 56,5% và độ nhạy 85%.  
  • Đặc biệt, có khoảng 23% bệnh nhân mắc ung thư tiền liệt tuyến có tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần dao động từ 0,15-0,19. Khoảng 9% bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến có tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần ≥ 0,20.

Trên đây là những thông tin về xét nghiệm chỉ số PSA. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ nhanh nhất và tốt nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/04/2022 - Cập nhật 16/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chỉ số PSA và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

Chỉ số PSA và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ung thư hàng đầu ở nam giới. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó để phát hiện. Do đó, xét...

16/04/2022

918 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG