Nội dung chính
  • 1. Chửa trứng bán phần là gì?
  • 2. Chẩn đoán thai trứng bán phần như thế nào?
  • 3. Chửa trứng bán phần có nguy hiểm cho thai phụ không?
  • 4. Điều trị và phòng tránh chửa trứng bán phần như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Chửa trứng bán phần là gì?
  • 2. Chẩn đoán thai trứng bán phần như thế nào?
  • 3. Chửa trứng bán phần có nguy hiểm cho thai phụ không?
  • 4. Điều trị và phòng tránh chửa trứng bán phần như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chửa trứng bán phần và những điều cần lưu ý

Chửa trứng gây ra những biến chứng không lường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới nếu như không được phát hiện và điều trị đúng. Chửa trứng được chia thành 2 loại là chửa trứng hoàn toàn và chửa trứng bán phần. Trong bài viết hôm nay, IVIE sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về chửa trứng bán phần để giúp cho chị em có thể phát hiện sớm và tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 
Nội dung chính
  • 1. Chửa trứng bán phần là gì?
  • 2. Chẩn đoán thai trứng bán phần như thế nào?
  • 3. Chửa trứng bán phần có nguy hiểm cho thai phụ không?
  • 4. Điều trị và phòng tránh chửa trứng bán phần như thế nào?

Chửa trứng bán phần là gì? Chẩn đoán, điều trị và phòng tránh như thế nào?

Chửa trứng bán phần là gì? Chẩn đoán, điều trị và phòng tránh như thế nào?

1. Chửa trứng bán phần là gì?

Rau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi trong thời kỳ thai nghén. Khi rau thai sinh sản quá mức, phát triển thành khối, không kiểm soát được tạo ra các nang giống như chùm nho hoặc các quả trứng nên gọi là chửa trứng.

Chửa trứng được chia làm 2 loại là chửa trứng toàn phần và chửa trứng bán phần. Trong đó, chửa trứng không hoàn toàn (hay chửa trứng bán phần) có tổ chức thai hoặc một phần thai, phôi thai bất thường, màng ối, thai có thể còn sống hoặc đã chết, và các gai rau phù nề.

Chửa trứng bán phần do sự thụ tinh giữa 1 trứng và 2 tinh trùng. Trong trường hợp này, mặc dù thông tin di truyền là đầy đủ nhưng hợp tử bất thường dẫn đến tình trạng chửa trứng có phôi thai bất thường.

Thông thường, thai trứng bán phần rất dễ xảy ra, có nguy cơ thấp nên sau khi điều trị có tiên lượng khá tốt.

Chửa trứng bán phần do sự thụ tinh giữa 1 trứng và 2 tinh trùng

Chửa trứng bán phần do sự thụ tinh giữa 1 trứng và 2 tinh trùng

2. Chẩn đoán thai trứng bán phần như thế nào?

Khi phụ nữ bị chửa trứng nói chung hay chửa trứng bán phần nói riêng thì ban đầu cũng có những biểu hiện giống như mang thai bình thường. Tuy nhiên, những người chửa trứng thường có các biểu hiện ốm nghén rất nặng, nôn nhiều, và cơ thể thường gầy gò, xanh xao. Một số trường hợp còn bị phù kèm theo có tăng huyết áp.

Ngoài ra, thai phụ còn bị ra máu âm đạo, màu thường sẽ có màu đen hoặc đỏ sẫm, kéo dài dai dẳng từ tuần thai thứ 6 đến tuần thứ 16 của thai kỳ. Một trong những triệu chứng điển hình nữa của chửa trứng bán phần chính là tử cung của thai phụ có kích thước lớn hơn so với tuổi thai.

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên thì các thai phụ nên đến khám bác sĩ sản phụ khoa ngay để được thăm khám, chẩn đoán và có phương án điều trị bệnh phù hợp. Lúc này, các thai phụ sẽ được siêu âm và xét nghiệm nồng độ HCG để phục vụ cho chẩn đoán chửa trứng bán phần với độ chính xác khoảng 90% (vì chưa thể loại trừ khả năng dọa sảy thai hoặc thai lưu). Do HCG được sinh ra ngay sau khi trứng đã được thụ tinh và bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung và nồng độ này sẽ tăng nhanh đến khi đạt được nồng độ tối đa tại thời điểm tuần thứ 10 của thai kỳ sau đó sẽ ổn định, kéo dài cho đến lúc sinh. 

Vì vậy, để chẩn đoán thai phụ có bị chửa trứng bán phần hay không thì phải dựa vào giải phẫu bệnh lý (tức là phải nạo hút lấy mô trong lòng tử cung để đi làm xét nghiệm). Nồng độ HCG là một trong các giá trị  dùng để để xếp các thai phụ thuộc nhóm nguy cơ thấp hay cao của thai trứng. Khi thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ cao nghĩa là thai trứng có thể tiến triển thành bệnh ung thư nguyên bào nuôi cần được điều trị và theo dõi sát trong một thời gian dài.

Các triệu chứng thường gặp trong chửa trứng bán phần

Các triệu chứng thường gặp trong chửa trứng bán phần

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời!

1900 3367

3. Chửa trứng bán phần có nguy hiểm cho thai phụ không?

Chửa trứng bán phần nói riêng và chửa trứng nói chung nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm cho thai phụ chẳng hạn như suy dinh dưỡng mất nhiều máu, băng huyết trong thai kỳ hoặc khi các gai rau xâm lấn sâu vào tử cung gây ra chảy máu ngập trong ổ bụng.

Khoảng 80% các thai phụ bị chửa trứng sau khi nạo hút sẽ có tiến triển rất tốt. Tuy nhiên khoảng 20% các thai còn lại thì chửa trứng lại chuyển biến thành ung thư ác tính và di căn khắp các cơ quan trong cơ thể dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao.  

Khoảng 80% các thai phụ bị chửa trứng sau khi nạo hút sẽ có tiến triển rất tốt

Khoảng 80% các thai phụ bị chửa trứng sau khi nạo hút sẽ có tiến triển rất tốt

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các vấn đề về chuyên khoa sản phụ khoa khác.

4. Điều trị và phòng tránh chửa trứng bán phần như thế nào?

Khi bị chửa trứng bán phần, thông thường sẽ được điều trị là nong cổ tử cung để nạo và hút sạch thai trứng ra khỏi tử cung. Việc này cần được thực hiện sớm để tránh thai trứng bán phần bị sảy hoặc phát triển theo hướng xấu. Sau khi nạo hút thai, thai phụ vẫn được tiếp tục theo dõi và xét nghiệm HCG mỗi tuần cho đến khi âm tính ba lần liên tiếp, sau đó sẽ theo dõi mỗi tháng một lần trong 6 tháng tiếp theo.

Trong thời gian này không nên có thai lại. Nếu sau khi nạo hút thai trứng bán phần, nồng độ HCG giảm tốt thì sau 6 tháng ổn định, thai phụ có thể để mang thai lại. Nếu có thai quá sớm thì sẽ làm tăng nguy cơ tái phát thai trứng dẫn đến biến chứng nguy hiểm thành ung thư nguyên bào nuôi, sảy thai hay thai lưu.

Chửa trứng bán phần là một trong những bệnh lý sản khoa rất nguy hiểm,có thể xảy ra nhiều biến chứng nặng nề. Do đó, mỗi phụ nữ cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về nó để phòng tránh . 

Bên cạnh đó, các chị em nên thực hiện kế hoạch hoá gia đình, không nên sinh quá nhiều con, khoảng cách quá gần nhau và không nên sinh con khi đã trên 35 tuổi. Ngoài ra, khi có dự định mang thai thì chị em nên đến thăm khám bác sĩ sản phụ khoa để được kiểm tra các nguy cơ cũng như tiên lượng xem mình có thể mang chửa trứng hay không để có biện pháp phòng tránh sớm.

Hy vọng bài viết trên, IVIE - Bác sĩ ơi: khám online IVIE, đăng ký khám bệnh online IVIE đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, áp dụng thành công để có một thai kỳ khỏe mạnh.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/11/2022 - Cập nhật 06/12/2022
5/5 - (5 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Khám âm đạo là biện pháp để chị em phụ nữ biết được tình trạng sức khỏe của mình. Vậy nên khám âm đạo ở đâu để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tốt cho bệnh...

20/03/2024

45 Lượt xem

12 Phút đọc

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Biện pháp cấy que tránh thai là việc dùng những ống nhỏ làm bằng chất dẻo bên trong có thuốc tránh thai, thông thường được cấy dưới da tay không thuận của...

12/03/2024

57 Lượt xem

7 Phút đọc

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Cấy que tránh thai là biện pháp khá hiệu quả dành cho chị em phụ nữ đang có ý định chưa sinh con, tỉ lệ này lên đến 99% và có hiệu quả trong vòng 3 năm. Với...

12/03/2024

48 Lượt xem

9 Phút đọc

Phẫu thuật triệt sản nữ có làm giảm ham muốn? Có an toàn...

Phẫu thuật triệt sản nữ có làm giảm ham muốn? Có an toàn...

Triệt sản nữ, một phương pháp ngừa thai hiệu quả, đã thu hút sự chú ý của nhiều phụ nữ đang tìm kiếm giải pháp kiểm soát sinh sản. Tuy nhiên, phương pháp này...

07/03/2024

51 Lượt xem

12 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG