Nội dung chính
  • 1 Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa
  • 2 Sử dụng kháng sinh nào cho trẻ viêm tai giữa?
  • 3 Cần lưu ý gì khi sử dụng kháng sinh cho trẻ viêm tai giữa
  • 4 Dự phòng viêm tai giữa cho trẻ 
Nội dung chính
  • 1 Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa
  • 2 Sử dụng kháng sinh nào cho trẻ viêm tai giữa?
  • 3 Cần lưu ý gì khi sử dụng kháng sinh cho trẻ viêm tai giữa
  • 4 Dự phòng viêm tai giữa cho trẻ 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Có nên dùng kháng sinh cho trẻ viêm tai giữa? Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh

Viêm tai giữa thường xảy ra vào mùa đông và hay tái phát. Có nên dùng kháng sinh cho trẻ viêm tai giữa và khi sử dụng cần chú ý những gì là vấn đề nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Hãy cùng iSofHcare tìm hiểu về những lưu ý khi dùng kháng sinh qua bài viết dưới đây. 
Nội dung chính
  • 1 Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa
  • 2 Sử dụng kháng sinh nào cho trẻ viêm tai giữa?
  • 3 Cần lưu ý gì khi sử dụng kháng sinh cho trẻ viêm tai giữa
  • 4 Dự phòng viêm tai giữa cho trẻ 

 

Tai được chia làm 3 bộ phận bao gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Khi có hiện tượng nhiễm trùng ở tai giữa thì được gọi là viêm tai giữa. Viêm tai giữa rất phổ biến, một thống kê y học cho thấy, viêm tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi (nhiều nhất là trẻ từ 6 - 12 tháng), có khoảng 35% trẻ nhỏ trong độ tuổi 3-5 mắc viêm tai giữa ít nhất một lần, 50% trẻ dưới 1 tuổi và 90% trẻ dưới 6 tuổi đã mắc bệnh lý này.

1 Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa

1.1 Điều trị viêm tai giữa tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh

  • Đối với điều trị viêm tai giữa xung huyết (giai đoạn chưa có mủ) chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau.

  • Đối với viêm tai giữa ứ mủ, cần chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ ra ngoài và làm sạch mủ kết hợp dùng thuốc.

  • Đối với viêm tai giữa vỡ mủ, có thể chích rộng thêm để mủ nhanh thoát và dễ kiểm tra hơn, đồng thời lau mủ, nhỏ thuốc sát khuẩn.

Mục đích của điều trị viêm tai giữa là kiểm soát sự nhiễm trùng và loại bỏ bệnh tích ứ đọng trong tai giữa.

1.2 Điều trị viêm tai giữa tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ:

  • Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần sử dụng kháng sinh ngay.

  • Nếu trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: Khi trẻ bị viêm tai giữa cả 2 bên cũng cần sử dụng kháng sinh ngay. Nếu trẻ bị 1 bên kèm theo các triệu chứng nhẹ thì có thể theo dõi trong 48-72 giờ.

  • Đối với trẻ trên 2 tuổi: Khi có các dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc nặng kèm theo đau tai dai dẳng kéo dài trên 48 giờ, trẻ sốt trên 39 độ C, viêm cả 2 tai, chảy mủ tai cần sử dụng kháng sinh ngay. Trong trường hợp trẻ đau tai 1 bên, các triệu chứng khác không rõ rệt thì cũng có thể theo dõi trong vòng 48-72 giờ.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

2 Sử dụng kháng sinh nào cho trẻ viêm tai giữa?

Như đã nêu trên, sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ viêm tai giữa là cần thiết, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh phổ biến cho trẻ viêm tai giữa.

2.1 Thuốc nhỏ tai

Thuốc nhỏ tai được sử dụng để làm sạch và trả lại sự thông thoáng cho ống tai, giúp phục hồi niêm mạc tai giữa dễ dàng hơn. 

  • Ciplox: Thuốc kháng sinh Ciplox có chứa Ciprofloxacin 0.3%. Đây là kháng sinh thuộc nhóm quinolon đóng vai trò ngăn sự tăng trưởng vi khuẩn. Sử dụng trong trường hợp viêm tai giữa cấp tính hoặc mạn tính có mủ. 

  • Otofa: Đây cũng là một loại kháng sinh dạng dung dịch phổ biến trong điều trị viêm tai giữa với hoạt chất chính là Rifamycin. Đây là một kháng sinh phân lập từ Streptomyces mediterranei, tác động vào các chuỗi ARN ngắn của vi khuẩn đang bắt đầu tổng hợp nhờ các acid amin, có tác động lên vi khuẩn gram âm và gram dương trong bệnh viêm tai giữa.

2.2 Thuốc uống 

Bên cạnh thuốc nhỏ tai, một số trường hợp người bệnh cần sử dụng thuốc uống để tăng hiệu quả điều trị. Khi sử dụng thuốc kháng sinh đường uống điều trị viêm tai giữa có thể dùng kháng sinh nhóm beta-lactam (Ampicillin, Cephalosporin thế hệ II, III), hoặc nhóm macrolid, quinolon. Hạn chế sử dụng nhóm kháng sinh aminoglycosid nhất là với trẻ dưới 3 tuổi vì loại kháng sinh này có thể gây độc ốc tai, khiến trẻ bị câm điếc do thuốc. Các kháng sinh nhóm aminoglycosid: Gentamycin, neomycin, amikacin,...

3 Cần lưu ý gì khi sử dụng kháng sinh cho trẻ viêm tai giữa

Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng liều và thời gian quy định dễ dẫn tới lu mờ triệu chứng của bệnh, gây khó khăn trong chẩn đoán đồng thời tăng nguy cơ kháng thuốc. Bệnh có thể chuyển từ cấp tính sang mạn tính và có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, sử dụng thuốc không đúng cách còn có thể gây độc cho ốc tai dẫn tới điếc vĩnh viễn. 

 

Chính vì vậy, trong điều trị kháng sinh cho trẻ viêm tai giữa, các bậc phụ huynh không nên tự ý ra các hiệu thuốc mua thuốc về để nhỏ tai cho con hay cho con uống mà nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể.

Khi đã có chỉ định của bác sĩ, người nhà cần tuyệt đối tuân thủ lời dặn, dùng thuốc đúng loại, đúng liều, đúng giờ, tránh tác dụng không mong muốn. Sau khi bắt đầu sử dụng thuốc, bạn cũng cần theo dõi sức khỏe của trẻ để thông báo lại với bác sĩ điều trị khi trẻ có các dấu hiệu nặng hơn hoặc xuất hiện phát ban, nổi mày đay sau khi dùng thuốc. 

Thông thường, các triệu chứng có thể cải thiện trong 48-72 giờ. 

4 Dự phòng viêm tai giữa cho trẻ 

  • Nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng cách tiêm chủng đầy đủ, uống sữa mẹ nếu trẻ chưa cai sữa.

  • Nếu trẻ đã ăn được, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, nhất là các nhóm hoa quả, rau xanh, hải sản, ngũ cốc. Đây là các nhóm thực phẩm chứa nhiều vi chất quan trọng giúp cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ.

  • Vệ sinh tai cho trẻ đều đặn mỗi ngày, vệ sinh đúng cách: Sử dụng khăn bông mềm thấm nước ấm lau vành tai, tập trung những vị trí có nếp gấp, xoắn nhẹ góc khăn và lau vùng ống tai ngoài. Không nên cố gắng lấy ráy tai, không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai cho trẻ.

  • Khi trẻ bị viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, cần theo dõi trẻ có kêu đau tai hay dùng tay kéo vành tai, tai chảy mủ hay không. Đây là những triệu chứng ban đầu cảnh báo trẻ bị viêm tai giữa, giúp bạn phát hiện kịp thời và đưa trẻ tới gặp bác sĩ.

Điều trị kháng sinh cho trẻ bị viêm tai giữa là cần thiết. Có kiến thức đúng về bệnh và thuốc điều trị sẽ giúp các bậc phụ huynh yên tâm bảo vệ sức khỏe cho con mình. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/06/2021 - Cập nhật 13/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Có nên dùng kháng sinh cho trẻ viêm tai giữa? Những lưu ý...

Có nên dùng kháng sinh cho trẻ viêm tai giữa? Những lưu ý...

Viêm tai giữa thường xảy ra vào mùa đông và hay tái phát. Có nên dùng kháng sinh cho trẻ viêm tai giữa và khi sử dụng cần chú ý những gì là vấn đề nhiều bậc...

Icon thời gian
13/06/2021
3826 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG