Nội dung chính
  • 1. Cơ chế của xét nghiệm
  • 2. Mục đích và chỉ định xét nghiệm
  • 3. Cách lấy bệnh phẩm
  • 4. Giá trị bình thường và bất thường của xét nghiệm Coombs
  • 5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm?
  • 6. Test Coombs trực tiếp mang lại những lợi ích nào?
  • 7. Khi nào cần làm xét nghiệm Coombs trực tiếp?
  • 8. Xét nghiệm Coombs trực tiếp có nguy hiểm không? Nên thực hiện ở đâu?
Nội dung chính
  • 1. Cơ chế của xét nghiệm
  • 2. Mục đích và chỉ định xét nghiệm
  • 3. Cách lấy bệnh phẩm
  • 4. Giá trị bình thường và bất thường của xét nghiệm Coombs
  • 5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm?
  • 6. Test Coombs trực tiếp mang lại những lợi ích nào?
  • 7. Khi nào cần làm xét nghiệm Coombs trực tiếp?
  • 8. Xét nghiệm Coombs trực tiếp có nguy hiểm không? Nên thực hiện ở đâu?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của xét nghiệm Coombs trực tiếp

Trong một số loại bệnh như tan máu tự miễn, lupus ban đỏ hệ thống, tăng bạch cầu đơn nhân hoặc tình trạng mẫn cảm, các tế bào hồng cầu người sẽ bị các kháng thể bao phủ. Xét nghiệm Coombs trực tiếp được sử dụng để sàng lọc và phát hiện các kháng thể cố định trên bề mặt của hồng cầu.
Nội dung chính
  • 1. Cơ chế của xét nghiệm
  • 2. Mục đích và chỉ định xét nghiệm
  • 3. Cách lấy bệnh phẩm
  • 4. Giá trị bình thường và bất thường của xét nghiệm Coombs
  • 5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm?
  • 6. Test Coombs trực tiếp mang lại những lợi ích nào?
  • 7. Khi nào cần làm xét nghiệm Coombs trực tiếp?
  • 8. Xét nghiệm Coombs trực tiếp có nguy hiểm không? Nên thực hiện ở đâu?

1. Cơ chế của xét nghiệm

Trong xét nghiệm Coombs trực tiếp, các hồng cầu của bệnh nhân sẽ được trộn với huyết thanh kháng globulin của Coombs. Huyết thanh Coombs thực chất là một huyết thanh thỏ có chứa các kháng thể kháng gamma globulin người. Nếu trên bề mặt hồng cầu của bệnh nhân có các kháng thể thì sẽ gây ra tình trạng ngưng kết hồng cầu khi máu của người bệnh được trộn với huyết thanh thỏ. 

2. Mục đích và chỉ định xét nghiệm

Xét nghiệm Coombs trực tiếp giúp phát hiện sự có mặt của các kháng thể trên bề mặt của hồng cầu. Thường gặp nhất là tình trạng tự kháng thể trong thiếu máu do tan máu tự nhiên. Xét nghiệm này được chỉ định trong nhiều trường hợp:

  • Để sàng lọc máu khi cần xác định nhóm máu và làm phản ứng phát máu.
  • Giúp phát hiện tình trạng hồng cầu tăng mẫn cảm đối với thuốc hay truyền máu. 
  • Sử dụng khi nghi ngờ tăng nguyên hồng cầu bào thai hoặc phát hiện các kháng thể đối với các tế bào hồng cầu của trẻ sơ sinh.

Xét nghiệm Coombs trực tiếp giúp phát hiện sự có mặt của các kháng thể trên bề mặt của hồng cầu.

Xét nghiệm Coombs trực tiếp giúp phát hiện sự có mặt của các kháng thể trên bề mặt của hồng cầu.

3. Cách lấy bệnh phẩm

Sau đây là cách lấy bệnh phẩm trong xét nghiệm Coombs trực tiếp:

  • Xét nghiệm được tiến hành trên huyết tương. Bệnh phẩm được lấy vào ống nghiệm chứa chất chống đông EDTA. Bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi lấy máu. 
  • Đối với trẻ sơ sinh, chỉ cần lấy 5ml máu từ động mạch rốn là đủ để thực hiện xét nghiệm.

4. Giá trị bình thường và bất thường của xét nghiệm Coombs

Nếu kết quả dương tính, có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Tăng nguyên hồng cầu bào thai.
  • Thiếu máu tan máu tự miễn hoặc do thuốc gây nên.
  • Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
  • Bệnh lý u tân sinh.
  • Bệnh lý u lympho.
  • Bệnh lý tại thận.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Phản ứng truyền máu.
  • Ở người già cũng có thể gặp hiện tượng dương tính khi làm test Coombs trực tiếp.

Bệnh lý tại thận.

Bệnh lý tại thận.

Test Coombs trực tiếp cho kết quả âm tính cũng không loại trừ tình trạng thiếu máu tan máu loại không có tính chất tự miễn và không do thuốc. Ở người bình thường, xét nghiệm này là âm tính. 

5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm?

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến kết quả của xét nghiệm Coombs trực tiếp bị sai lệch. Sau đây là một số yếu tố thường gặp:

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu.
  • Một số thuốc có thể làm test Coombs trực tiếp (+) như: Ampicilin, Captopril, Chlorpromazine, Cephalosporin,…

6. Test Coombs trực tiếp mang lại những lợi ích nào?

Một test Coombs trực tiếp dương tính là đặc trưng cho các thiếu máu tan máu tự miễn. Test Coombs type IgM đi kèm với tăng nồng độ ngưng kết tố lạnh có thể gặp trong thiếu máu tan máu cấp tính thứ phát sau nhiễm virus. Test Coombs dương tính type bổ thể được gặp trong tình trạng bệnh lý không có bằng chứng có tình trạng tan máu, rất hay gặp ở bệnh nhân xơ gan.

7. Khi nào cần làm xét nghiệm Coombs trực tiếp?

  • Khi có bất thường về máu trong cơ thể: Có thể gặp hiện tượng tan máu, đông máu hoặc cơ thể bị thiếu máu. Trong các trường hợp này, người bệnh sẽ được chỉ định làm xét nghiệm Coombs trực tiếp để kiểm tra các kháng thể trên bề mặt hồng cầu. 
  • Xét nghiệm khi nghi ngờ hoặc người bệnh đã mắc các bệnh về máu hoặc miễn dịch như: Lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm vi khuẩn Mycoplasma, u bạch huyết, thiếu máu tan máu tự miễn,...
  • Khi thực hiện phản ứng truyền máu.
  • Khi kiểm tra nhóm máu của em bé có Rh+ và mẹ bé có Rh-: Trong trường hợp mẹ bé có Rh- nhưng em bé sinh ra có Rh+, bác sĩ sẽ chỉ định làm test Coombs trực tiếp để biết trong quá trình mang thai, mẹ có truyền kháng thể cho con hay không. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của em bé và bà mẹ. 

Khi kiểm tra nhóm máu của em bé có Rh+ và mẹ bé có Rh-

Khi kiểm tra nhóm máu của em bé có Rh+ và mẹ bé có Rh-

8. Xét nghiệm Coombs trực tiếp có nguy hiểm không? Nên thực hiện ở đâu?

Mặc dù là một xét nghiệm y học khá phổ thông nhưng vì có liên quan đến máu nên một số người vẫn có tâm lý dè chừng, lo sợ khi nhìn thấy máu. Tuy nhiên, đây là một xét nghiệm khá đơn giản, được lấy máu giống như các kĩ thuật lấy máu thông thường, đảm bảo vô trùng và không nguy hiểm đến tính mạng. 

Xét nghiệm có thể được thực hiện ở nhiều phòng khám, bệnh viện. Để tìm được một địa chỉ uy tín, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và đặt lịch. Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện và phòng khám chất lượng trên cả nước đã liên kết với chúng tôi. Dịch vụ chuyên nghiệp tại IVIE - Bác sĩ ơi chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 15/05/2022 - Cập nhật 15/05/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của xét nghiệm Coombs trực tiếp

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của xét nghiệm Coombs trực tiếp

Trong một số loại bệnh như tan máu tự miễn, lupus ban đỏ hệ thống, tăng bạch cầu đơn nhân hoặc tình trạng mẫn cảm, các tế bào hồng cầu người sẽ bị các kháng...

15/05/2022

2429 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG