Nội dung chính
  • 1. Bệnh cúm là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của các loại cúm
Nội dung chính
  • 1. Bệnh cúm là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của các loại cúm
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đặc điểm của các loại bệnh cúm, bạn đã biết?

Thời điểm giao mùa chính là lúc bệnh cúm có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn. Đây là bệnh nhiễm virus cấp tính qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho ( thường diễn biến bệnh nặng và kéo dài). Có thể kèm theo đó là các triệu chứng đường tiêu hóa ( buồn nôn, nôn, tiêu chảy).
Nội dung chính
  • 1. Bệnh cúm là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của các loại cúm

1. Bệnh cúm là bệnh lý?

Cúm gồm 3 typ A, B và C.

Cúm gồm 3 typ A, B và C.

Cúm là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do virus influenza gồm 3 tuýp A, B và C gây ra. Virus cúm thường gây thành dịch, với biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi, trong đó cúm týp A có thể gây thành đại dịch trên toàn cầu. Thông thường bệnh tự khỏi, tuy nhiên cúm có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ bú mẹ, người già và những người có bệnh tiềm tàng, chủ yếu do biến chứng viêm phổi.

Đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay, ngoài đặc điểm dịch cúm lây lan nhanh và dễ bùng phát thành đại dịch là sự xuất hiện của chủng virus cúm mới (H5N1, A(H1N1)) và đây sẽ là nguy cơ xảy ra đại dịch mới trên toàn cầu.

Trên lâm sàng bệnh cúm khó chẩn đoán phân biệt với một số bệnh nhiễm virus đường hô hấp khác như bệnh viêm hầu- họng, viêm thanh- phế quản, viêm phế quản do virus.

2. Tác nhân gây bệnh

Virus cúm A được Smith và công sự phân lập vào năm 1933. Sau đó, Francis phát hiện cúm B vào năm 1939 và Taylor phát hiện influenza C vào năm 1950.

Virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae. Trong khi týp B và C chỉ gây bệnh người thì týp A không chỉ gây bệnh ở người mà còn gây bệnh ở động vật (ngựa, lợn, đặc biệt là loài chim).

Về hình thái học, virus có hình khối cầu, kích thước từ 80 120 nm. Ba týp cúm giống nhau về mặt hình thái, cũng như một số tính chất sinh học căn bản, nhưng khác nhau về các kháng nguyên chính, và không gây miễn dịch chéo. Nhân chứa 8 đoạn ARN có chức năng sao chép, tổng hợp các thành phần của virus. Vì gen của virus gồm 8 đoạn, nên khả năng tái hợp lại rất cao, sự tái hợp gen có liên quan đến sự chuyển đổi cấu trúc kháng nguyên H và N của virus.

Về kháng nguyên, virus cúm có 4 loại kháng nguyên chính.

Người ta đặt tên cho từng chủng virus cúm A dựa theo nguồn gốc, địa phương, số thứ tự phân lập và năm được phân lập. Ví dụ: A/JOHANNESBURG/33/94 hoặc A/SICHUAN/2/87 (đều có tên gọi theo tháng nguyên là H3N2).

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Đặc điểm của các loại cúm

Bệnh cúm mang tính chất cấp tính.

Bệnh cúm mang tính chất cấp tính.

Bệnh lây qua đường hô hấp, khi virus bắn ra trong cơn ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Dịch thường xảy ra khi thời tiết lạnh, ở vùng nhiệt đới dịch xảy ra vào mùa mưa. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao. Tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em và người già. Tiên lượng xấu ở người có bệnh tim, phổi mạn tính, đái đường, viêm thận mạn.

Sự phân biệt ba týp virus cúm A, B, C có liên hệ với mức độ nặng nhẹ của các vụ dịch. Virus B và C chỉ gây bệnh lẻ tẻ ở người trẻ tuổi và trẻ em, hoặc những vụ dịch nhỏ trong các khu tập thể (trường học, trại lính), với chu kỳ gây dịch là 4 đến 6 năm. Đa số người lớn có kháng thể đối với loại virus này.

a. Cúm A

Dịch được ghi nhận hằng năm, nhưng sự lan tràn và mức độ nặng khác nhau. Dịch khu vực xuất hiện 1- 3 năm, dịch toàn cầu (đại dịch) xuất hiện 10 . 15 năm kể từ 1918-1919, Nhiều đại dịch do các phân týp của cúm A đã xảy ra vào các năm 1874, 1889, 1890, 1918, 1933, 1946, 1957, 1968, 1977. Chỉ tính riêng đại dịch 1918 đã có hơn 20 triệu người tử vong trên toàn cầu. . Các đại dịch xảy ra cũng thể hiện sự chuyển đổi kháng nguyên của virus cúm týp A. Ví dụ, từ 1918 1956 phân týp H1N1 gây dịch (bảng 3.1), vì vậy những cá thể sinh ở giai đoạn này đã có miễn dịch với H1N1. Những năm 1957 xuất hiện phân týp H2N2 và gây thành đại dịch. Sự chuyển đổi kháng nguyên cũng xảy ra vào năm 1968 với H3N2 và năm 1977 với H1N1. Từ năm 1977 đến nay các báo cáo cho thấy các phân týp H1N1 và H3N2 cùng gây dịch.

Mức độ nặng và lan rộng của dịch cũng phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của cộng đồng. Nếu cộng đồng có đáp ứng miễn dịch thấp, dịch lan tỏa nhanh. Nếu không có đáp ứng miễn dịch, dịch lan tràn toàn cầu cho đến khi miễn dịch của cộng đồng đạt đến mức độ cao. Tình trạng này lại ổn định cho đến khi xuất hiện phân typ kháng nguyên khác. Sau đại dịch của một phân týp, dịch tiếp tục 2 - 3 năm/lần do có sự biến đổi kháng nguyên. Týp B và C cũng có hiện tượng biến đổi kháng nguyên nhưng gây dịch 4-7 năm/lần.

Bệnh cúm có thể bùng phát thành đại dịch.

Bệnh cúm có thể bùng phát thành đại dịch.

Dịch cúm týp A thường bùng phát và tăng vọt trong 2 3 tuần, kéo dài trong 2 3 tháng và chấm dứt nhanh như khi xuất hiện. Các chỉ điểm dịch cúm trong cộng đồng là: số trẻ em sốt và viêm đường hô hấp tăng nhanh, tiếp theo là có nhiều người biểu hiện giống cúm, số người nhập viện do viêm phổi tăng, có bệnh cảnh xấu của suy tim ứ huyết và viêm phổi mạn tính nặng. Cùng thời điểm số học sinh và người đến công sở giảm nhanh. Muộn hơn là số người tử vong do viêm phổi tăng. Thường khoảng 10-20% dân số trong cộng đồng nhiễm bệnh.

Cúm gia cầm: người ta cho rằng dòng virus gây đại dịch có thể hình thành từ sự sắp xếp lại gen giữa những dòng virus cúm A có khả năng gây bệnh cho nhiều loại vật chủ khác nhau, gồm cả con người và động vật. Hiện tượng này đã xảy ra vào năm 1977 ở Hong Kong với cúm A/H5N1 được phát hiện trên người, trong cùng thời gian dịch cúm A/H5N1 cũng lan tràn ở các đàn gia cầm. Như vậy cúm gia cầm gây bệnh trực tiếp trên con người.

Cho đến nay, các virus gây bệnh cúm ở gia cầm có 3 phân týp H5, H7 và H9 đã gây bệnh ở loài người. Năm 1977 virus H5N1 gây bệnh tại Hong Kong làm 18 người phải nhập viện, 6 bệnh nhân tử vong những dịch không lan ra cộng đồng. Tại Hà Lan, vào tháng 4 năm 2003, virus H7N7 đa gây bệnh trên 87 công nhân ở các trại chăn nuôi và người cùng gia đình với triệu chứng của viêm kết mạc mắt, một vài bệnh nhân có "bệnh lý giống cúm" và 1 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi nặng. Virus H9N2 lưu hành ở gà vịt và lợn cũng liên quan với những trường hợp gây bệnh giới hạn trên người. Từ đầu năm 2004 tại Việt Nam và nhiều các quốc gia khác đã xảy ra dịch do cúm gia cầm H5N1.

b. Cúm B và C

Virus cúm B chỉ gây bệnh giới hạn, do không có hiện tượng biến đổi hoặc chuyển đổi kháng nguyên. Dịch cúm B thường thấy tại các trường học, doanh trại quân sự, cơ sở nuôi dưỡng người cao tuổi. Biến chứng trầm trọng nhất của cúm B là hội chứng Reye.

Virus cúm C ít gây dịch hơn. Bệnh cúm C có thể xảy ra dưới hình thức các triệu chứng cảm lạnh hoặc viêm nhiễm đường hô hấp dưới.

Trong vụ dịch, trên lâm sàng không thể phân biệt được bệnh cúm do virus A, B và C.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh Cúm A bùng phát tại Hà Nội, các triệu chứng cần lưu ý

Bệnh Cúm A là gì?, Dịch cúm A trái mùa tại Hà Nội cần lưu ý gì?, Triệu chứng của bệnh cúm A, Chẩn đoán và cách điều trị cúm A...Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu ...

Icon thời gian
19/07/2022
979 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

Icon thời gian
19/01/2022
4715 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

Icon thời gian
19/01/2022
1520 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

Icon thời gian
19/01/2022
1108 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG