Nội dung chính
  • 1. Đau bụng kinh là gì ?
  • 2. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là gì ?
  •   3. Các cách đơn giản để làm giảm triệu chứng đau bụng kinh bạn nên tham khảo
  • 4. Khi nào đau bụng kinh bạn cần đi khám bác sĩ ?
Nội dung chính
  • 1. Đau bụng kinh là gì ?
  • 2. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là gì ?
  •   3. Các cách đơn giản để làm giảm triệu chứng đau bụng kinh bạn nên tham khảo
  • 4. Khi nào đau bụng kinh bạn cần đi khám bác sĩ ?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đau bụng kinh nguyên nhân do đâu và cách giảm đau hiệu quả ?

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Mai Linh
Chuyên khoa Phụ sản
Đau bụng kinh là triệu chứng thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Tình trạng này gây không ít phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của nữ giới. Vì vậy, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ mang đến cho bạn một số thông tin bổ ích về nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh và một số phương pháp làm giảm triệu chứng đau này.
Nội dung chính
  • 1. Đau bụng kinh là gì ?
  • 2. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là gì ?
  •   3. Các cách đơn giản để làm giảm triệu chứng đau bụng kinh bạn nên tham khảo
  • 4. Khi nào đau bụng kinh bạn cần đi khám bác sĩ ?

1. Đau bụng kinh là gì ?

Đau bụng kinh hay thống kinh là triệu chứng đau bụng khi hành kinh, đau xuyên qua cột sống, thường lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ vùng bụng. Ngoài ra:

  • Đau bụng kinh còn có thể kèm theo đau đầu, cương tức vú, buồn nôn, thần kinh bất ổn định.
  • Đau bụng kinh có thể xảy ra trong một phần hoặc toàn bộ thời gian hành kinh và có thể xảy ra trước chu kỳ kinh nguyệt từ 1 đến 3 ngày..
  • Đôi khi còn kèm theo các cục máu đông hoặc màng trong tử cung bị đẩy ra.
  • Đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh, sức lao động.

Đau bụng kinh hay thống kinh là triệu chứng đau bụng khi hành kinh

Đau bụng kinh hay thống kinh là triệu chứng đau bụng khi hành kinh

Khi có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe bản thân hoặc khi sức khỏe của mẹ và bé khi đang mang bầu, bạn cần thực hiện thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để được tư vấn và thăm khám tốt nhất.

2. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là gì ?

Dựa vào nguyên nhân đau bụng kinh được chia làm hai loại : 

- Nguyên phát (phổ biến hơn) hay còn gọi là thống kinh vô căn: là triệu chứng đau bụng kinh nhưng không có nguyên nhân bệnh lý ở vùng chậu. Có khoảng 50 -60% phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt có đau bụng kinh nguyên phát. Vậy nguyên nhân chính gây ra đau bụng kinh nguyên phát là do tăng trương lực, tăng co bóp cơ tử cung dẫn đến thiếu máu ,kích thích đầu thần kinh gây ra đau. Mức độ đau nhẹ hay nặng còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, ngoài ra còn có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa. Đau bụng kinh nguyên phát thường sẽ đỡ hơn khi phụ nữ đã có con và lớn tuổi.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Nguyên nhân đau bụng kinh

- Thứ phát (ít phổ biến hơn): 

Đau bụng kinh thứ phát thường ít gặp hơn, thường kèm theo bệnh lý vùng chậu. Triệu chứng này thường xảy ra trước chu kỳ kinh và kéo dài hơn so với đau bụng kinh bình thường và ít kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa đi kèm. Đau bụng kinh thứ phát hay gặp ở độ tuổi 35-40 tuổi. Những bệnh lý vùng chậu có khả năng gây ra đau bụng kinh thứ phát bao gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung: niêm mạc tử cung phát triển ra các vị trí ở ngoài buồng tử cung như: ống dẫn trứng, buồng trứng,.....
  • U xơ tử cung: những khối u lành tính ở cơ tử cung có thể gây ra rong kinh, rong huyết, nhiễm khuẩn,...
  • Viêm nhiễm vùng chậu: dẫn đến viêm nhiễm các cơ quan trong vùng chậu hông như tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
  • Lạc tuyến nội mạc tử cung : các mô tuyến trong nội mạc tử cung lạc chỗ và phát triển trong lớp cơ tử cung, thường xuất hiện ở phụ nữ 40-50 tuổi và đã từng sinh đẻ.
  • Dụng cụ tránh thai: vòng tránh thai (hình chữ T) được đặt vào bên trong buồng tử cung để tránh khả năng thụ thai. Tuy nhiên, biện pháp này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ngoài ý muốn, đặc biệt là với những chu kỳ kinh nguyệt sau khi đặt dụng cụ tránh thai.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời! 

1900 3367

  3. Các cách đơn giản để làm giảm triệu chứng đau bụng kinh bạn nên tham khảo

  • Chườm nóng lên bụng bằng túi chườm ấm hoặc chai nước nóng đặt lên vùng bụng dưới. Ngoài ra, bạn có thể tắm bằng nước ấm giúp làm thư giãn các cơ vùng bụng , chân và tay.

Chườm nóng lên bụng bằng túi chườm ấm

Chườm nóng lên bụng bằng túi chườm ấm

  • Tập luyện thể dục ,thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, nên tập luyện trên 30 phút mỗi ngày.
  • Thư giãn thoải mái tinh thần, hạn chế căng thẳng kéo dài. 
  • Uống trà nóng : các loại trà thảo mộc giúp làm ấm cơ thể rất có hiệu quả trong giảm đau bụng kinh.

Uống trà nóng

Uống trà nóng

  • Tránh uống rượu , bia , hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích vì có thể làm triệu chứng đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.
  • Bổ sung một số thực phẩm chức năng : sắt , vitamin, acid béo omega-3, magie..
  • Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh : thuốc chống viêm không Steroid , thuốc nội tiết tố sinh dục nữ , thuốc chống co thắt hướng cơ… Tuy nhiên, bạn nên tham khảo sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các vấn đề về chuyên khoa sản phụ khoa khác.

4. Khi nào đau bụng kinh bạn cần đi khám bác sĩ ?

Đau bụng kinh nguyên phát được xem là triệu chứng bình thường của cơ thể để đáp ứng lại sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi phụ nữ thấy đau bụng kinh dữ dội ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc khi triệu chứng đau bụng kinh ngày càng trở nên nghiêm trọng kèm theo biểu hiện rong kinh , kinh nguyệt không đều thì mình nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản - phụ khoa để thăm khám.

Thực hiện thăm khám với bác sĩ khi triệu chứng ảnh hưởng đến cơ thể

Thực hiện thăm khám với bác sĩ khi triệu chứng ảnh hưởng đến cơ thể 

Hy vọng bài viết trên IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích, để đặt lịch khám sản phụ khoa ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/09/2022 - Cập nhật 27/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đau bụng kinh nguyên nhân do đâu và cách giảm đau hiệu quả ?

Đau bụng kinh nguyên nhân do đâu và cách giảm đau hiệu quả ?

Đau bụng kinh là triệu chứng thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Tình trạng này gây không ít phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến chất...

20/09/2022

416 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG