Nội dung chính
  • 1. Những triệu chứng bệnh lý gan thường gặp
  • 2. Cần làm những xét nghiệm gì để sàng lọc bệnh lý gan mật
  • 3. Lối sống dinh dưỡng trong bệnh lý gan
Nội dung chính
  • 1. Những triệu chứng bệnh lý gan thường gặp
  • 2. Cần làm những xét nghiệm gì để sàng lọc bệnh lý gan mật
  • 3. Lối sống dinh dưỡng trong bệnh lý gan
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tổn thương gan

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
Gan là cơ quan chuyển hóa, dự trữ, tạo mật cho cơ thể. Khi tổn thương gan sẽ dẫn đến rất nhiều triệu chứng có thể rõ ràng, có thể mơ hồ. Hiểu hơn về bệnh lý này sẽ giúp bạn không quá hoang mang lo lắng đồng thời cũng không chủ quan để bỏ sót những dấu hiệu nhẹ nhất để kịp thời phát hiện bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Những triệu chứng bệnh lý gan thường gặp
  • 2. Cần làm những xét nghiệm gì để sàng lọc bệnh lý gan mật
  • 3. Lối sống dinh dưỡng trong bệnh lý gan

1. Những triệu chứng bệnh lý gan thường gặp

Các dấu hiệu bệnh lý gan ban đầu thường nằm trong hội chứng suy tế bào gan là tập hợp của rất nhiều triệu chứng như: 

  • Vàng da là triệu chứng ứ mật xuất hiện có thể rất kín đáo ở củng mạc mắt (lòng trắng) hoặc nhìn rất rõ ở vùng da tay, chân, thân mình. Tuy vậy vàng da có thể gặp trong những trường hợp khác như quá liều vitamin A, tan máu.
  • Sao mạch trên da là mao mạch giãn trên da, có một sẩn đỏ nhỏ ở trung tâm từ đó có các nhánh mạch nhỏ tỏa ra xung quanh có thể gặp ở cổ, mặt, ngực, lưng và chi trên
  • Lòng bàn tay son bàn tay ấm và có màu đỏ tươi (như hình)

Lòng bàn tay son

Lòng bàn tay son

  • Có thể có những đợt chảy máu mũi hay các đám bầm tím dưới da do suy giảm chức năng tổng hợp các yếu tố đông máu của gan.
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Một số triệu chứng nhưng cũng thường hay gặp trong rất nhiều bệnh khác như thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, đau hạ sườn phải (vùng gan), suy giảm tình dục, da sạm.
  • Một số triệu chứng nặng hơn của gan đặc biệt khi đã gây xơ gan đến giai đoạn mất bù như bụng chướng dịch, phù 2 chân, thậm chí là nôn máu, lơ mơ, hôn mê.
  • Tiền sử gia đình và bản thân có viêm gan virus như viêm gan B,C, bệnh lý ung thư gan, nghiện rượu, bệnh gan tự miễn, tiền sử sỏi mật, dùng thuốc quá liều, hoặc thuốc gây độc với gan… cần được chú ý để được sàng lọc về bệnh lý của gan

Khi gặp một triệu chứng quá nổi trội như vàng da hoặc có rất nhiều triệu chứng nghi ngờ, cùng với nguy cơ mắc bệnh lý gan mật nên đến cơ sở y tế để được sàng lọc bệnh lý về gan

Vàng da

Vàng da

2. Cần làm những xét nghiệm gì để sàng lọc bệnh lý gan mật

Tùy thuộc vào triệu chứng và mong muốn của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những cận lâm sàng thích hợp:

  • Men gan AST, ALT, GGT thường tăng khi tế bào gan bị hủy hoại, đặt biệt khi có viêm gan, là xét nghiệm được làm thường quy nhất.
  • Xét nghiệm Bilirubin trực tiếp, toàn phần trong trường hợp nghi ngờ có ứ mật, vàng da
  • Xét nghiệm đông máu như thời gian prothrombin (PT) kéo dài trong trường hợp gan giảm chức năng tổng hợp yếu tố đông máu
  • Albumin, protein toàn phần cũng giảm khi chức năng gan suy giảm
  • Ngoài ra còn làm xét nghiệm viêm gan virus như HbsAg, HCV Ab…
  • AFP cũng là xét nghiệm cần thiết khi theo dõi một khối u gan
  • Siêu âm ổ bụng gan mật tụy giúp quan sát những bất thường vùng gan
  • Nội soi thực quản dạ dày có thể quan sát giãn tĩnh mạch thực quản, phình vị trong bệnh lý xơ gan
  • Ngoài ra có thể cần một số phương pháp chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ khi có những tổn thương nghi ngờ bệnh lý tại vùng gan

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Lối sống dinh dưỡng trong bệnh lý gan

Một đơn vị cồn

Một đơn vị cồn

  • Uống rượu bia theo khuyến cáo với nam, ≤2 ly tiêu chuẩn/ngày, nữ  ≤1 ly tiêu chuẩn/ngày, với người > 65 tuổi thì  ≤1 ly tiêu chuẩn/ngày. 1 ly tiêu chuẩn tương đương với 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); 2/3 chai hoặc lon bia (330 ml).
  • Bệnh nhân viêm gan do rượu cần bổ sung thêm vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B, folate và kẽm
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều lipid: Ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến chức năng gan suy giảm nhanh chóng, tăng lượng độc tố trong máu, từ đó khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Tăng cường thực phẩm giàu glucid, giàu protein như thịt nạc, cá, các loại đậu…
  • Ăn bổ sung chất xơ, hoa quả và rau xanh
  • Khi mắc bệnh lý gan tiến triển cần ăn chế độ ăn đặc biệt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/09/2022 - Cập nhật 28/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tổn thương gan

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tổn thương gan

Gan là cơ quan chuyển hóa, dự trữ, tạo mật cho cơ thể. Khi tổn thương gan sẽ dẫn đến rất nhiều triệu chứng có thể rõ ràng, có thể mơ hồ. Hiểu hơn về bệnh lý...

27/09/2022

560 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG