Nội dung chính
  • 1. Bệnh tả là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh
Nội dung chính
  • 1. Bệnh tả là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đe dọa sự bùng phát trở lại của dịch bệnh tả

Dịch tả- là bệnh lý do vi khuẩn tả gây nên, bệnh thường gây tiêu chảy ở mức độ nặng và gây mất nước trong cơ thể. Từ quá trình mất nước mà trong một số trường hợp nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bị tử vong.  Vậy hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu bệnh lý qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Bệnh tả là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh

1. Bệnh tả là bệnh lý?

Bệnh hình thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới.

Bệnh gây tình trạng buồn nôn, nôn liên tục, dữ dội.

Bệnh tả là một nhiễm độc, nhiễm trùng đường ruột cấp tính ở người gây nhiều vụ dịch lớn trên thế giới. Bệnh do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây nên. Trước đây phẩy khuẩn tả đã gây những đại dịch lớn, gây tử vong hàng triệu người. Hiện nay, bệnh đã được khống chế, nhưng dịch vẫn còn xảy ra ở các nước châu Phi và một số nước châu Á. Ở Việt Nam bệnh tả vẫn còn xảy ra những trường hợp tản phát, thường vào mùa hè ở các tỉnh ven biển.

Đặc điểm lâm sàng của bệnh ở thể điển hình là ỉa chảy dữ dội và nôn liên tục không tự kiềm chế được, gây mất nước ngoài tế bào, có thể dẫn đến tử vong nếu không xử trí kịp thời. Bệnh lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua phần người bệnh.

2. Tác nhân gây bệnh

Bệnh tả là một nhiễm độc, nhiễm trùng đường ruột cấp tính.

Bệnh tả là một nhiễm độc, nhiễm trùng đường ruột cấp tính.

Dòng Vibrio là một trong những loại vi khuẩn thường gặp trên mặt nước. Vi khuẩn tả có kích thước ngắn, hình hơi cong như dấu phẩy, bắt mầu Gram âm, di động nhanh nhờ lông ở một cực, không sinh nha bào, thuộc nhóm Enterobacter. Tiêu chuẩn phân loại các Vibrio vẫn còn đang thay đổi, giống như những tác nhân khác gây bệnh đường ruột ở người. Vibrio cholerae có hai loại kháng nguyên là H (kháng nguyên không dễ bị huỷ bởi nhiệt) và kháng nguyên 0 (lipopolysacharid). Phân biệt huyết thanh học được dựa trên sự khác biệt của kháng nguyên lipopolysacharid O đặc hiệu.

Typ huyết thanh của Vibrio cholerae gây dịch tả cho người có 3 "quyết định kháng nguyên" thân 0 là A, B, C. 

Tại các vùng dịch lưu hành, có sự chuyển đổi giữa các typ huyết thanh Ogawa và Inaba trong một thời gian chừng vài năm. Nhiều sự thay đổi về typ sinh học (biotype) đã xảy ra trong quá khứ. Năm 1961, typ sinh học Eltor với tính chất dung huyết đã gây dịch trầm trọng cho con người. Dòng Eltor gây nhiều trường hợp người lành mang trùng và tồn tại ở ngoại cảnh lâu hơn dòng cổ điển.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Vibrio cholerae sản xuất độc tố đường ruột gây bệnh, còn được gọi là choleragen, là một loại protein dễ bị huỷ bởi nhiệt, có trọng lượng phân tử 84.000 dalton và gồm có hai thành phần:

- Thành phần A có trọng lượng phân tử 28.000 (A1: 21.000 và A2: 7.000) nối với nhau bởi cầu nối dissulfit. Đây là thành phần gây độc. 

- Thành phần B có trọng lượng phân tử 58.000 gồm 5 đơn vị có trọng lượng 11.500 gắn kết lại, sắp xếp thành 1 vòng tròn. Phần B có tác dụng gắn với GM1 - gangliosid, một loại glycolipid đặc biệt có trong thụ thể (receptor) của màng tế bào ruột. Sau khi phần B gắn với GM1 thì phần A mới vào được tế bào ruột non, gây ra một chuỗi rối loạn quan trọng.

Gen di truyền của độc tố đường ruột Vibrio cholerae nằm trên nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Những dòng Vibrio khác không cho phản ứng ngưng kết với huyết thanh, typ cổ điển Ogawa và Inaba cũng sản xuất độc tố đường ruột như Vibrio cholerae.

Vibrio cholerae chỉ sống một khoảng thời gian ngắn 4-7 ngày hoặc ngắn hơn nếu có sự hiện diện của vi khuẩn khác. Vi khuẩn không chịu được môi trường khô ráo và acid yếu. Thời gian gần đây người ta chú ý đến khả năng Vibrio cholerae có thể biến đổi thành những thể cực nhỏ không phát hiện được bằng các phương pháp cấy vi khuẩn thông thường, nhờ đó vi khuẩn tồn tại tiềm ẩn giữa các vụ dịch.

3. Đặc điểm của bệnh

Vi khuẩn tả thải qua phân người bị bệnh và lây qua đường ăn uống.

Bệnh tả gặp ở nhiều nơi trên thế giới, từ năm 1817 đến nay đã có 7 vụ đại dịch, với nhiều trường hợp tử vong, đặc biệt ở các nước châu Á, châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ. Miền Nam Ấn Độ là cái nôi của bệnh tả.

Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đã ghi nhận có bệnh tả. Từ năm 1964 vị khuẩn gây dịch thường là Vibrio cholerea gây nên. Bệnh hay vào mùa xuân hè. Hiện nay ở Việt Nam vẫn có các ca bệnh tả tiên phát.

Vi khuẩn tả thải qua phân người bị bệnh và lây qua đường ăn uống.

Vi khuẩn tả thải qua phân người bị bệnh và lây qua đường ăn uống.

Điều lưu ý quan trọng trong khi điều trị bệnh tả là người bệnh cần khẩn trương, cấp tốc bù lại lượng nước và chất điện giải đã mất, diệt khuẩn bằng kháng sinh cũng như đưa người bệnh đến điều trị tại bệnh viện gần nhà càng sớm càng tốt. 

Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên được lưu ý có chế độ ăn đầy đủ chấ dinh dưỡng, đối với trẻ bú mẹ thì vẫn cho trẻ bú đều. Thức ăn có thể được chế biến loãng hơn sau đó trở lại chế độ ăn bình thường. Người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ,nếu nghiêm trọng cần chuyển lên bệnh viện tuyến trên để được chữa trị kịp thời.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4451 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1288 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

946 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1215 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG