Nội dung chính
  • 1. Khi sản phụ ở viện
  • 2. Khi sản phụ về nhà: một vài điều cần lưu ý
  • 3. Những trường hợp cần quay lại viện
Nội dung chính
  • 1. Khi sản phụ ở viện
  • 2. Khi sản phụ về nhà: một vài điều cần lưu ý
  • 3. Những trường hợp cần quay lại viện
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hậu sản không còn là nỗi lo: Cách chăm sóc sản phụ sau sinh

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Sản
Sản phụ sau sinh có rất nhiều sự thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Song song với việc chăm sóc em bé mới sinh thì theo dõi sản phụ sau sinh cũng vô cùng quan trọng. Bác sĩ hi vọng một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ cung cấp cho sản phụ và gia đình của mình kiến thức để thời kì hậu sản trở nên nhẹ nhàng và an toàn nhé.
Nội dung chính
  • 1. Khi sản phụ ở viện
  • 2. Khi sản phụ về nhà: một vài điều cần lưu ý
  • 3. Những trường hợp cần quay lại viện

1. Khi sản phụ ở viện

- Xoa bóp tử cung: Thường xuyên ngay trong 2 tiếng đầu sau sinh( ít nhất 15 phút/1 lần, mỗi lần 5 phút, có thể nhờ chồng, mẹ làm hộ).

- Cho con bú sớm khoảng 30 phút- 1h và thường xuyên là một trong các biện pháp giúp tử cung co hồi nhanh sau sinh và mau lên sữa. Mặt khác cung cấp sữa non là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ. Mẹ không nên cho trẻ bú bình ngay, đừng vì ngực căng tức hay thấy không có sữa, đau ngực, sợ con đói mà khuất phục trước sữa công thức nhé. Dạ dày trẻ mới sinh bé lắm, chỉ cần 2-3 ml sữa thôi là đã rất tốt rồi, hãy tập cho trẻ bú mẹ vừa để rèn luyện phản xạ bú mút cho trẻ, mẹ cũng sẽ quen với bé nhanh hơn. 

Khi sản phụ ở viện

- Theo dõi sản dịch: Nếu sau sinh, sản dịch ra quá nhiều, trong vòng 1h có thể làm ướt đẫm băng vệ sinh ban ngày và xuất hiện các cục máu đông lớn, đó có thể là dấu hiệu băng huyết sau sinh.  

- Vận động sớm khoảng 12 tiếng sau đẻ có thể ngồi dậy, cử động nhẹ nhàng, 1 ngày sau đẻ có thể tập đi. Tùy theo mẹ đẻ mổ hay đẻ thường, sau sinh nên cố gắng tập đi sớm, nếu đau có thể dùng thuốc giảm đau dạng đặt hậu môn hoặc sử dụng các gói giảm đau sau đẻ các mẹ nhé. 

- Bí tiểu sau sinh: Thường sau sinh 6 giờ, sản phụ sẽ đi tiểu. Sản phụ nên vận động sớm, chủ động vào nhà vệ sinh tập phản xạ đi tiểu, tập phản xạ rặn tiểu theo tư thế đi tiểu tự nhiên. Không nhịn tiểu. 

2. Khi sản phụ về nhà: một vài điều cần lưu ý

- Tránh stress sau sinh: Sản phụ vừa trải qua một cuộc sinh, có thể được coi là một sang chấn lớn cả về thể xác và tinh thần. Stress có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh, mất sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Việc mẹ phải làm quen với em bé, thích nghi với nếp sinh hoạt của con cũng là rất khó khăn, chia sẻ với người thân những khó khăn và san sẻ những khó khăn ấy với gia đình là điều vô cùng cần thiết, không nên chỉ ở nơi quá kín, hãy vận động, hãy đi ra ngoài để thay đổi không khí, hãy nói chuyện với mọi người.

Khi sản phụ về nhà: một vài điều cần lưu ý

- Theo dõi sản dịch: dựa vào số lượng băng vệ sinh mà sản phụ dùng hằng ngày. Sản dịch sẽ ra theo chiều hướng giảm dần, nếu sau sinh, thấy rất ít hoặc không thấy ra sản dịch thì rất có thể mẹ đã bị bế sản dịch( nguy cơ hay xảy ra với thai kì đa ối, con to, tử cung dị dạng, đa thai, chuyển dạ kéo dài, sót rau,…). Bế sản dịch sẽ khiến tử cung không co được, sản phụ có thể bị sốt, nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng huyết. 

- Chăm sóc cô bé sau sinh: Khi về nhà, lưu ý giữ sạch vùng kín, dùng betadin 1% để vệ sinh trong 1-2 ngày đầu, sau đó đổi sang nước đun sôi để nguội, nước muối để vệ sinh. Tương tự với vết mổ nhé. Không cho tay vào trong để thụt rửa, nếu sờ thấy đầu chỉ không tự ý dứt hoặc kéo đầu chỉ. Hiện tại hầu hết là dùng chỉ tự tiêu các mẹ không cần cắt chỉ, tuy nhiên nhiều trường hợp phản ứng tiêu chỉ dữ dội, vết thương khó lành, viêm, chảy dịch, máu, mủ thì hãy đến bác sĩ để chủ động cắt chỉ và dùng thuốc. 

Nên sử dụng một băng vệ sinh sạch áp vào chỗ vết khâu lúc đi đại tiện, tiểu tiện, tránh rặn quá mạnh. Thời gian đầu không nên ngồi nhiều để tránh lực ép lên các mũi khâu. Hãy luôn giữ vết khâu khô thoáng, mặc đồ rộng rãi.

Để hậu sản không còn là nỗi lo: Cách chăm sóc sản phụ sau sinh

- Quan hệ tình dục sau sinh: nên kiêng nhất là lúc vẫn còn ra máu, và để tốt nhất trong 6 tuần đầu chưa nên quan hệ tình dục. Cô bé chưa sãn sàng, các cấu trúc vùng tần sinh môn trong thời gian này chưa trở về bình thường và hơn hết là rất dễ bị nhiễm trùng. 

- Cho con bú thường xuyên: tránh tắc tia sữa, việc bú mút của trẻ sẽ kích thích sữa ra nhiều hơn. Giai đoạn này, nhiều mẹ stress lắm. Ngoài ra để giảm đau tức, các mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, massage nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của nhũ hoa.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

3. Những trường hợp cần quay lại viện

- Nếu sản dịch ra có mùi hôi, mẹ bị sốt cao, tử cung co hồi chậm, ấn vào tử cung đau, di dộng… khả năng mẹ đã bị nhiễm trùng sau sinh, bế sản dịch, cần quay lại viện khám .

- Ngực căng tức, không ra sữa, mẹ sốt cao, nặn đầu ti ra mủ, máu.

- Vết khâu chảy dịch hôi, mủ, chảy máu, không liền.

Những trường hợp cần quay lại viện

- Khoảng 4-6 tuần sau sinh, mẹ có thể quay lại khám để kiểm tra tổng thể.

Đôi ba dòng không thể bao quát hết tất cả nội dung mà bác sĩ muốn chia sẻ, bởi vậy các sản phụ có gì thắc mắc đừng ngại ngần mà liên hệ để tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ nhé. Một vài cách chăm sóc sản phụ sau sinh mà bác sĩ đưa ra hi vọng có thể mang lại cho các bạn chút kiến thức để thời kì sau sinh không còn là nỗi lo, mẹ khỏe, con khỏe, gia đình hạnh phúc. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 04/06/2021 - Cập nhật 24/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

14/08/2023

15181 Lượt xem

12 Phút đọc

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

18/07/2022

1988 Lượt xem

4 Phút đọc

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

14/07/2022

677 Lượt xem

4 Phút đọc

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng trong khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến. Phần lớn triệu chứng sẽ hết khi kết thúc thai kì, tuy nhiên trong khi mang thai triệu chứng ...

05/07/2022

649 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG